Thế Nào Là Thánh Cầu
–––––––––––––––––––––––––––––
Chừng nào bạn hãy còn sống, hãy nỗ lực hết sức mình cho đến hơi thở cuối cùng để tìm cầu cách thoát khỏi cuộc sống, tìm cầu cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ ‘siêu xuất thế gian’.
Tất nhiên, cách thoát khỏi cuộc sống không phải là tìm đến cái chết hay tìm đến thiên giới cực lạc, vì như vậy, sau đó, vẫn lại phải tái sinh trong kiếp sống mới, kiếp sống thường trú chủ yếu trong bốn đọa xứ địa ngục, súc sinh, ngạ quỉ, atula chứ hiếm khi làm người hoặc chư thiên.
Muốn thoát khỏi mọi kiếp sống vui ít khổ nhiều, thì phải tầm cầu lối thoát đến được nơi không già, không bệnh, không phiền não, không chết.
Để được vậy cần phải tầm cầu lối thoát trong cái ‘không sinh’, chỉ khi không sinh thì sẽ không già, sẽ không bệnh, sẽ không đau khổ phiền não, sẽ không chết, đạt tới vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết–bàn.
Và ở đây, lối thoát duy nhất là Bát Thánh Đạo.
Bát Thánh Đạo (bao gồm ① Chánh tri kiến, ② Chánh tư duy, ③ Chánh ngữ, ④ Chánh nghiệp, ⑤ Chánh mạng, ⑥ Chánh tinh tấn, ⑦ Chánh niệm, ⑧ Chánh định) là con đường duy nhất, chỉ có trong Pháp và Luật do chính Đức Thế Tôn, bậc Toàn Trí Chánh Đẳng Giác tự chứng ngộ và trao truyền cho chúng sinh chư thiên và loài người, đưa đến giác ngộ Tứ Thánh Đế, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường Bát Thánh Đạo, tu tập viên mãn Minh sát Tứ niệm xứ, chứng ngộ vô sinh, bất tử, siêu thoát Tam giới.
Sādhu! Lành thay!
Trong tâm từ,
Sumanga Bhikkhu Viên Phúc
––––––––––––––––––––––––––––––
CHÁNH KINH: THÁNH CẦU
MN 26 – Pāsarāsisutta—Trung Bộ Kinh – 26. Kinh Thánh cầu
––––––––––––––––––––––––––––––
(HAI LOẠI TẦM CẦU)
Này các Tỷ–kheo, có hai loại tầm cầu này: Thánh cầu và phi Thánh cầu.
Chư Tỷ–kheo, và thế nào là phi Thánh cầu?
––––––––––––––––––––––––––––––
Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người
tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh,
tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già,
tự mình bị bệnh …
tự mình bị chết …
tự mình bị sầu …
tự mình bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị ô nhiễm.
🔸 Này các Tỷ–kheo, cái gì theo các Người gọi là bị sanh?
Này các Tỷ–kheo, vợ con là bị sanh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sanh; dê và cừu là bị sanh; gà và heo là bị sanh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sanh; vàng và bạc là bị sanh.
Này các Tỷ–kheo, những chấp thủ ấy bị sanh, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh.
🔸 Và này các Tỷ–kheo, cái gì theo các Người gọi là bị già?
Này các Tỷ–kheo, vợ con là bị già; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị già; dê và cừu là bị già; gà và heo là bị già; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị già; vàng và bạc là bị già.
Này các Tỷ–kheo, những chấp thủ ấy là bị già, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già.
🔸 Và này các Tỷ–kheo, cái gì theo các Người gọi là bị bệnh?
Này các Tỷ–kheo, vợ con là bị bệnh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bi bệnh; dê và cừu là bị bệnh; gà và heo là bị bệnh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị bệnh.
Này các Tỷ–kheo, những chấp thủ ấy là bị bệnh, và người ấy lại nắm giữ tham đắm, mê say chúng, tự mình bị bệnh lại tìm cầu cái bị bệnh.
🔸 Và này các Tỷ–kheo, cái gì các Người nói là bị chết?
Này các Tỷ–kheo, vợ con là bi chết; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị chết; dê và cừu là bị chết; gà và heo là bị chết; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị chết.
Này các Tỷ–kheo, những chấp thủ ấy là bị chết, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị chết lại tìm cầu cái bị chết.
🔸 Và này các Tỷ–kheo, cái gì theo các Người gọi là bị sầu?
Này các Tỷ–kheo, vợ con là bị sầu; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sầu; dê và cừu là bị sầu, gà và heo là bị sầu; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sầu.
Này các Tỷ–kheo, những chấp thủ ấy là bị sầu, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị sầu lại tìm cầu cái bị sầu.
🔸 Và này các Tỷ–kheo, cái gì theo các Người gọi là bị ô nhiễm?
Này các Tỷ–kheo, vợ con là bị ô nhiễm; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị ô nhiễm; dê và cừu la bị ô nhiễm; gà và heo là bị ô nhiễm; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị ô nhiễm; vàng và bạc là bị ô nhiễm.
Và này các Tỷ–kheo, những chấp thủ ấy là bị ô nhiễm, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm.
Này các Tỷ–kheo, như vậy gọi là phi Thánh cầu.
Và này các Tỷ–kheo, thế nào là Thánh cầu?
––––––––––––––––––––––––––––––
Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người
🔹 tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, tìm cầu cái vô sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết–bàn;
🔹 tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết–bàn;
🔹 tự mình bị bệnh … cái không bệnh …
🔹 tự mình bị chết … cái bất tử …
🔹 tự mình bị sầu … cái không sầu …
🔹 tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết–bàn.
Này các Tỷ–kheo, như vậy, gọi là Thánh cầu.
(THÁNH CẦU GIẢI THOÁT)
––––––––––––––––––––––––––––––
Này các Tỷ–kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ–tát,
tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh,
tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già,
tự mình bị bệnh …
tự mình bị chết …
tự mình bị sầu …
tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm.
Này các Tỷ–kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau:
“Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già … (như trên) … tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm?
Vậy Ta,
🔹 tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết–bàn;
🔹tự mình bị già … cái không già …
🔹 tự mình bị bệnh … cái không bệnh …
🔹 tự mình bị chết … cái bất tử …
🔹 tự mình bị sầu … cái không sầu …
🔹 tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết–bàn.
Rồi này các Tỷ–kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà–sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ.
…
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: MN 26 – Pāsarāsisutta—Trung Bộ Kinh – 26. Kinh Thánh cầu
––––––––––––––––––––––––––––––
🍀 “Này các tỳ–khưu, thế nào là đời sống thánh thiện? Đó chính là Bát chi Thánh đạo, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
“Và này các tỳ–khưu, thế nào là quả của đời sống thánh thiện? Đó là quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất lai và quả A–la–hán.” – (SN 45.39)
––––––––––––––––––––––––––––––
🍀 “ Này các tỳ–khưu,
có năm hạ phần kiết sử là thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân. Bát chi Thánh đạo cần phải tu tập để hiểu rõ, hiểu thông suốt, đoạn diệt, đoạn tận năm hạ phần kiết sử này.
Có năm thượng phần kiết sử là sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, si. Bát chi Thánh đạo cần phải tu tập để hiểu rõ, hiểu thông suốt, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này.
“Thế nào là Bát chi Thánh đạo cần phải tu tập? Ở đây, tỳ–khưu
❶ tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến giải thoát.
❷ Vị ấy tu tập chánh tư duy…
❸ Vị ấy tu tập chánh ngữ…
❹ Vị ấy tu tập chánh nghiệp…
❺ Vị ấy tu tập chánh mạng…
❻ Vị ấy tu tập chánh tinh tấn…
❼ Vị ấy tu tập chánh niệm…
❽ Vị ấy tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến giải thoát.
“Chính vì mục đích hiểu rõ, hiểu thông suốt, đoạn diệt, đoạn tận năm hạ phần kiết sử và năm thượng phần kiết sử, Bát chi Thánh đạo cần phải tu tập.” – (SN 45.179–180)
––––––––––––––––––––––––––––––
🍀 “Này các tỳ–khưu, thế nào là con đường, thế nào là đạo lộ đưa đến đoạn tận tham? Đó chính là Bát chi Thánh đạo, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
“ Và này các tỳ–khưu, thế nào là con đường, thế nào là đạo lộ đưa đến đoạn tận các kiết sử…
nhổ sạch lên các tùy miên…
liễu tri hành lộ…
đoạn tận các lậu hoặc…
chứng ngộ được quả của tuệ giác và giải thoát…
thấy và biết…
Niết–bàn tối hậu, không có chấp thủ? Đó chính là Bát chi Thánh đạo, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.” – (SN 45:41–48)
––––––––––––––––––––––––––––––
⚃ Bát Thánh Đạo là Trung Đạo (majjhima magga), con đường lìa bỏ hai cực đoan là lợi–dưỡng (ham thích hưởng–thụ trần–dục) và khổ–hạnh (những pháp làm hành hạ thân xác).
– Kinh chuyển pháp luân.
––––––––––––––––––––––––––––––
⚄ Bát Thánh Đạo là Khổ Diệt Đạo Thánh Đế: Chân Lý về Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ, chấm dứt sinh tử luân hồi.
“Nầy các vị tỳ kheo, đây là Diệu Đế về Con Đường Diệt Khổ, đó chính là Con Đường Tám Chánh.”
– Kinh chuyển pháp luân.
“Vì không thông hiểu Sự Thật về Khổ (Khổ Đế) mà chúng ta luân hồi, không thông hiểu Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ (Tập Đế), không thông hiểu về Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ (Diệt Đế), không thông hiểu Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ (Đạo Đế), mà chúng ta đã phải luân hồi trong vòng sinh tử. Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt Sự Thật về Khổ, Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ, Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ, Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ, lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn phải tái sinh nữa.”
– Đại Kinh Bát Niết Bàn (Trường Bộ, 16)
––––––––––––––––––––––––––––––
⚅ Bát Thánh Đạo là con đường dẫn đến Bất tử, đưa đến Niết Bàn:
🍀 “Ðoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, này Tỷ–kheo, được gọi là bất tử. Con đường Thánh đạo Tám ngành này là con đường đưa đến bất tử, tức là chánh tri kiến… chánh định.”
“Có tám pháp này, này Nandiya, đưa đến Niết–bàn, hướng đến đích Niết–bàn, đưa đến cứu cánh Niết–bàn. Tức là chánh tri kiến… chánh định.”
(https://www.budsas.net/uni/u–kinh–tuongungbo/tu5–45a.htm)
––––––––––––––––––––––––––––––
🍀 “Này các tỳ–khưu, cũng như sông Hằng thiên về hướng đông, hướng về hướng đông, xuôi về hướng đông, vị tỳ–khưu làm cho sung mãn Bát chi Thánh đạo, thiên về Niết–bàn, hướng về Niết–bàn, xuôi về Niết–bàn.
Thế nào là vị tỳ–khưu tu tập Bát chi Thánh đạo, làm cho sung mãn Bát chi Thánh đạo, thiên về Niết–bàn, hướng về Niết–bàn, xuôi về Niết–bàn?
❶ “Ở đây, tỳ–khưu tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến giải thoát.
❷ Vị ấy tu tập chánh tư duy…
❸ Vị ấy tu tập chánh ngữ…
❹ Vị ấy tu tập chánh nghiệp…
❺ Vị ấy tu tập chánh mạng…
❻ Vị ấy tu tập chánh tinh tấn…
❼ Vị ấy tu tập chánh niệm…
❽ Vị ấy tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến giải thoát.
Này các tỳ–khưu, như vậy là vị tỳ–khưu tu tập Bát chi Thánh đạo, làm cho sung mãn Bát chi Thánh đạo, thiên về Niết–bàn, hướng về Niết–bàn, xuôi về Niết–bàn. – (SN 45.91)
––––––––––––––––––––––––––––––
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB