Thiền sư Mahasi – Hướng Dẫn Thực tập Thiền Minh Sát Phần 2

“Hạnh nhẫn nhục dẫn đến Niết Bàn”. Thành ngữ nầy rất thích nghi vài công trình hành thiền. Phải nhẫn nhục. Nếu ta cứ xoay trở hay mãi mãi đổi thay lối ngồi vì không thể nhẫn nhục chịu đựng những cảm giác tê cứng, đau nhức hay nóng, thì không thể phát triển tâm định (samàdhi). Nếu không định ắt không tiến đến Tuệ Minh Sát, và không có trí tuệ ắt không chứng đắc Ðạo (Magga, con đường dẫn đến Niết Bàn), Quả (Phala, thành quả của con đường) và Niết Bàn. Vì lẽ ấy hạnh nhẫn nhục là tối quan trọng và rất cần thiết trong pháp hành. ở đây, phần làn là nhẫn nhục chịu đựng những cảm giác khó chịu của thân như tê cứng, nóng nực và đau nhức. Khi cảm giác ấy phát sanh, ta không nên vội gián đoạn thời thiền tập và đổi thay thế ngồi. Phải nhẫn nhục kiên trì và ghi nhận, “tê cứng, tê cứng”, hoặc “nóng, nóng”. Nếu đó là những cảm giác không đến đổi quá khó chịu đựng, khi ta nhẫn nhục niệm như thế thì nó sẽ tan biến. Ðến khi tâm an trụ của hành giả trở nên mạnh mẽ vững chắc thì dầu cảm giác thật khó chịu đi nữa cũng có khuynh hướng tan mất dần. Khi đó trở về niệm phồng xẹp ở bụng.

Nếu, mặc dầu đã gia công ghi nhận như vậy một lúc lâu mà cảm giác khó chịu càng gia tăng thì lẽ dĩ nhiên, hành giả phải thay đổi thế ngồi. Trước tiên, phải ghi nhận ý muốn, “muốn đổi thế ngồi, muốn đổi thế ngồi”. Nếu dở tay lên, ghi nhận, “dở tay, dở tay”. Tay cử động, ghi nhận, “cử động, cử động”. Sự đổi thay thế ngồi nầy phải được thực hiện nhẹ nhàng, chậm chạp và luôn luôn chăm chú ghi nhận, “dở tay, dở tay”, “cử động, cử động”, và “đứng, đứng”. Khi thân người nghiêng về phía trước để ngồi dậy, ghi nhận, “nghiêng mình, nghiêng mình”. Nếu dở chân, “dở chân, dở chân”. Chân bước tới, ghi nhận, “bước tới, bước tới”. Ðặt chân xuống, “hạ chân xuống, hạ chân xuống”. Nếu ngồi yên, trở về bụng và niệm phồng xẹp. Phải luôn luôn ghi nhận, ghi nhận liên tục, không để gián đoạn giữa hai điểm ghi nhận mà chỉ có sự tiếp nối. Ghi nhận nầy nối tiếp ghi nhận trước, trạng thái tâm định (samàdhi) nầy vừa dứt, tức thì có trạng thái tâm định (samàdhi) khác tiếp theo không gián đoạn. Sự hay biết trước vừa qua, liền có sự hay biết khác nối tiếp. Chỉ đến chừng ấy trạng thái tâm hay biết của hành giả mài đạt đến những giai đoạn nối tiếp hướng đến tâm thuần thục. Ðạo Tuệ và Quả Tuệ (Magga Nyàna và Phala Nyàna, tuệ giác hiểu biết Con Ðường và thành quả của Con Ðường) chỉ có thể thành đạt nhờ trạng thái tâm thuần thục như vậy. Tiến trình hành thiền cũng giống như người thời xưa dùng hai khúc gỗ liên tục cọ xát vào nhau để làm ra lửa. Lửa chỉ có thể phát sanh nếu ta kiên trì liên tục cọ xát mạnh hai khúc gỗ vào nhau để tạo sức nóng cần thiết.

Cùng thế ấy, trong pháp hành Thiền Minh Sát hành giả phải ghi nhận một cách liên tục bất luận hiện tượng nào có thể xảy ra, không ngừng nghỉ, không có gián đoạn giữa hai thời điểm mà ta ghi nhận. Thí dụ như cảm giác ngứa phát sanh mà hành giả muốn gãi vì không chịu nổi, cả hai hiện tượng -– ngứa và muốn gãi -– đều phải được ghi nhận liền chà không phải gãi cho hết ngứa trước rồi mài niệm. Nếu ta kiên trì ghi nhận như thế ấy, thông thường trạng thái ngứa sẽ tan biến. Và trong trường hợp nầy, trở về ghi nhận phồng, xẹp, ở bụng. Như không hết ngứa, lẽ dĩ nhiên ta phải gãi. Nhưng trước khi đó phải ghi nhận ý muốn gãi và tất cả những cử động trong tiến trình gãi phải được ghi nhận đầy đủ, nhất là khi tay đụng chỗ ngứa, đẩy tới và kéo lui, móng tay quàu nhẹ trên chỗ ngứa v.v… xong rồi quay trở về phồng xẹp ở bụng.

Mỗi khi thay đổi oai nghi, như ngồi rồi đứng hay đứng rồi đi, phải bắt đầu ghi nhận ý định hoặc ý muốn thay đổi oai nghi và liên tục thận trọng ghi nhận chi tiết mỗi cử động như ngồi dậy, dở tay lên, duỗi tay ra. Phải ghi nhận chi tiết từng cử động, cùng lúc mà ta cử động. Nghiêng mình về phía trước, ghi nhận, “nghiêng mình”. Trong khi nhàm thân người lên để đứng dậy, ghi nhận ngay trong lúc ấy. Hãy chăm chú vào tất cả những chi tiết và từ từ ghi nhận, “ngồi dậy, ngồi dậy”.

Hành giả phải cử động như người bệnh còn yếu. Người mạnh khoẻ ngồi dậy dễ dàng và nhanh chóng. Người vừa hết bệnh, còn yếu, thì không được vậy, làm gì cũng chậm chạp và nhẹ nhàng. Người bị đau lưng cũng vậy, ngồi dậy từ từ để lưng đỡ đau. Người hành thiền cũng vậy, phải thay đổi oai nghi từ từ và nhẹ nhàng. Chỉ có bằng cách ấy niệm, định, và tuệ mài phát triển tốt đẹp.

Vì lẽ ấy, phải cử động nhẹ nhàng và chậm chạp. Khi ngồi dậy hành giả phải dậy một cách khoan thai, huỡn đãi như người bệnh mài khỏi và cùng lúc, phải ghi nhận, “ngồi dậy, ngồi dậy”. Không những chỉ có vậy, mà mặc dầu mắt có thấy, phải làm như không thấy. Cùng thế ấy, trong khi hành thiền, tai có nghe nhưng hành giả chỉ chăm chú vào việc ghi nhận, “nghe, nghe”, không bận tâm đến những gì mà mình nghe hay thấy. Dầu điều gì lạ lùng hay bất ngờ như thế nào mà ta có thể nghe hay thấy, phải làm như không thấy, không nghe. Chỉ thận trọng ghi nhận.

Khi cử động thân, phải từ từ giống như người bệnh mài khỏi, còn yếu, chậm chậm cử động tay chân, co vào hoặc duỗi ra, cúi đầu xuống hoặc ngẩng đầu lên. Tất cả những cử động ấy phải được thực hiện nhẹ nhàng, chậm chạp. Khi đang ngồi mà đứng dậy, phải nhàm mình lên từ từ và ghi nhận, “nhàm dậy, nhàm dậy”. Khi đứng, thẳng người lên và ghi nhận, “đứng, đứng”. Khi nhìn đầu nầy đầu kia, ghi nhận, “nhìn, nhìn”. Khi đi, ghi nhận từng bước đi. Bước chân mặt, ghi nhận “mặt bước”. Bước chân trái, ghi nhận, “trái bước”. Ta phải tỉ mỉ hay biết tất cả những cử động trong khi nó đang liên tục tiếp diễn, từ khi dở chân lên đến lúc hạ chân xuống. Ghi nhận từng bước, bước mặt hay bước trái. Ðó là phương cách ghi nhận khi đi mau. Khi hành giả đi nhanh và đi một đoạn đường dài thì ghi nhận như vậy là đủ.

Khi đi chậm, tới lui trên đường kinh hành (cankama), mỗi bước phải được ghi nhận vào ba giai đoạn: dở chân lên, đưa chân tới, và hạ chân xuống. Hành giả bắt đầu vài hai điểm ghi nhận, dở chân lên và hạ chân xuống. Phải hay biết rõ ràng cái chân dở lên. Cùng thế ấy, khi hạ chân xuống phải hay biết rõ ràng cái chân “nặng nề’ đặt xuống.

Khi ngồi xuống, ghi nhận chi tiết tất cả những cử động của chân và của tay. Ðến lúc ngồi lại yên không còn cử động nào thì trở lại niệm phồng xẹp ở bụng. Trong khi niệm như vậy mà nghe tay chân tê cứng, hoặc nghe nóng ở một nơi nào trong thân, hãy ghi nhận những cảm giác ấy, rồi trở lại niệm phồng xẹp. Lúc niệm mà nghe có ý muốn nằm xuống, hãy ghi nhận ý muốn nằm và tất cả những cử động của tay, chân và thân mình trong khi nằm xuống. Dở tay lên, đưa tay ra, dựa cùi chỏ trên giường, nghiêng mình, duỗi chân ra, từ từ đặt mình xuống, nằm, tất cả những cử động ấy phải được ghi nhận tỉ mỉ.

Ghi nhận như vậy khi nghiêng mình nằm xuống thật là quan trọng. Trong khoảng thời gian từ lúc ngồi đến lúc nằm hành giả có thể đắc Ðạo Tuệ và Quả Tuệ [2]. Khi Ðịnh (Samàdhi) và Tuệ (Nyàna) đã được củng cố vững mạnh thì Ðạo Tuệ và Quả Tuệ có thể phát sanh bất luận lúc nào. Chỉ trong một động tác tầm thường như “co tay vào” hay “duỗi tay ra” những tuệ giác đặc biệt ấy có thể phát sanh bất ngờ, như trường hợp Ngài Ànanda đắc Quả A La Hán.

Bài viết liên quan

  • Thiền Sư Mahasi – Hướng Dẫn Thực Tập Thiền Minh Sát Phần 1, Web, FB
  • Thiền Sư Mahasi – Hướng Dẫn Thực Tập Thiền Minh Sát Phần 2, Web, FB
  • Thiền Sư Mahasi – Hướng Dẫn Thực Tập Thiền Minh Sát Phần 3, Web, FB
  • Thiền Sư Mahasi – Hướng Dẫn Thực Tập Thiền Minh Sát Phần 4, Web, FB
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, FB
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB
  • Mahasi Sayadaw – Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’/’Định Minh Sát’, Web, FB
  • U Pandita Sayadaw – Các Tầng Thiền Minh Sát, Budsas
  • Liệu Có Thể Thực Hành Vipassanā Mà Không Cần Học Tỉ Mỉ Vi Diệu Pháp, Web, FB
  • Về Trường Hợp Tôn Giả Channa, Web, FB
  • Có Nhất Thiết Phải Phân Tích Hay Nhận Dạng Tâm, Web, FB
  • Có Thể Thực Hành Thiền Minh Sát Mà Không Cần Hoàn Tất Sự Thanh Tịnh Tâm, Web, FB
  • Liệu Có Thể Hoàn Thành Minh Sát – Vipassanā, Chỉ Nhờ Đọc Hay Nghe Không, Web, FB
  • Thiền Sư Ta-Ma-Nê-Chô Và Cuốn Sách “Phỏng Vấn Thiền Sư Mahasi”, Web, FB
  • Đôi Nét Về Thiền Sư Mahasi Sayadaw, Web, FB
  • Thiền Sư Mahasi – Thiền Minh Sát Vipassana, Web, FB
  • Thực Tập Thiền Minh Sát, Budsas
  • Căn Bản Thiền Minh Sát, Budsas
  • Thực Tập Thiền Quán, Budsas
  • Những Giai Đoạn Tiến Triển Của Thiền Minh Sát – Mahasi Sayadaw, Budsas
  • Ngay Trong Kiếp Sống Này – U Pandita, Budsas

Bài viết trên Facebook