Thiện tâm – bất thiện tâm

[lwptoc]

THIỆN TÂM – BẤT THIỆN TÂM

Trong Thanh Tịnh Đạo có chỉ rõ Tuệ –pannà (tức hành vi hiểu biết – pajànana khác với những kiểu tưởng tri – sanjànana, và thức tri – vijànana) có nhiều loại và nhiều khía cạnh.

Một câu trả lời nhằm giải thích mọi sự sẽ không hoàn tất được ý định của nó mà cũng khó đạt đến mục tiêu, lại còn đưa đến tán loạn.

Bởi thế chúng ta sẽ chỉ giới hạn vào loại tuệ muốn đề cập ở đây [trong giáo lý Phật giáo Nguyên thủy Theravada], là tuệ với nghĩa là quán trí đưa đến thiện tâm [và đưa đến đoạn tận các bất thiện tâm.] Các Thiện tâm có tất cả 21 loại, các Bất Thiện tâm có tất cả 12 loại.

Ⓐ CÁC THIỆN TÂM CÓ TẤT CẢ 21 LOẠI, phân chia theo bốn cõi giới là

⚀ Tám tâm thuộc dục giới,

⚁ Năm tâm thuộc sắc giới,

⚂ Bốn tâm thuộc vô sắc giới,

⚃ Bốn tâm siêu thế.

⚀ Tám tâm thuộc dục giới được xếp loại theo hỉ, xả, trí, và nhắc bảo, nghĩa là:

(1) Khi câu hữu với hỉ, tâm ấy hoặc tương ưng với trí, cần nhắc bảo, hoặc

(2) không cần nhắc bảo;

(3) câu hữu hỉ, không tương ưng trí, cần nhắc bảo, hoặc

(4) câu hữu hỉ, không tương ưng trí, không cần nhắc bảo;

(5) câu hữu xả, tương ưng trí, cần nhắc bảo, hoặc

(6) câu hữu xả, tương ưng trí, không cần nhắc bảo;

(7) câu hữu xả, không tương ưng trí, cần nhắc bảo, hoặc

(8) câu hữu xả, không tương ưng trí, không cần nhắc bảo.

Các ví dụ:

(1) Khi một người sung sướng vì gặp được một tặng phẩm tuyệt hảo để làm quà, hay vì gặp được một người nhận, vv. hay một nguyên nhân nào tương tự làm phát sinh hỉ, và đặt chánh kiến lên hàng đầu, như nghĩ rằng “bố thí có công đức lớn”, người ấy không do dự, không cần nhắc bảo khi làm những công đức bố thí, vv.thì tâm ấy là câu hữu với hỉ, tương ưng trí, không cần nhắc bảo.

(2) Khi một người sung sướng hài lòng như trên, và cũng đặt chánh kiến hàng đầu nhưng làm với sự do dự vì tâm không rộng rãi, hoặc cần được người khác nhắc bảo, thì tâm vị ấy thuộc loại thứ hai. “Nhắc bảo” là một nỗ lực của chính người ấy hay người khác.

(3) Khi những em bé có thói quen tự nhiên do bắt chước người lớn, khi gặp tỷ kheo thì cúng dường bất cứ gì đang cầm trong tay, hoặc đảnh lễ, thì đó là loại tâm thứ ba.

(4) Khi các em ấy chỉ xử sự như thế vì người lớn bảo “cúng đi, đảnh lễ đi”, đó là loại tâm thứ tư.

(5) – (8) Khi không có hỉ trong bốn trường hợp trên, thì những tâm này gọi là câu hữu xả.

⚁ Tâm sắc giới có năm, xếp loại theo thiền chi. Ðó là

(9) tương ưng với cả năm thiền chi: tầm, tứ, hỉ, lạc, nhất tâm (tâm sơ thiền);

(10) tương ưng tứ, hỉ, lạc, nhất tâm (tâm nhị thiền);

(11) tương ưng hỉ, lạc, nhất tâm (tâm tam thiền);

(12) tương ưng lạc, nhất tâm (tâm tứ thiền);

(13) tương ưng xả và nhất tâm, vì lạc đã lắng xuống (tâm ngũ thiền).

⚂ Tâm vô sắc giới có bốn, tương ưng bốn vô sắc là

(14) tâm tương ưng với Không vô biên xứ;

(15) tâm tương ưng với Thức vô biên xứ;

(16) tâm tương ưng với Vô sở hữu xứ;

(17) Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

⚃ Tâm siêu thế có bốn, là:

(18–21) tương ưng với bốn đạo lộ Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, Alahán.

Vậy thiện tâm có 21 loại.

Ⓑ BẤT THIỆN TÂM có một loại theo cõi, vì chỉ thuộc dục giới. Nó có ba loại nếu kể theo nhân, là ⚀ tham, ⚁ sân, ⚂ si.

⚀ Tâm bất thiện do tham có 8 loại, theo hỉ, xả, tà kiến và nhắc bảo. Ðó là:

(22) câu hữu với hỉ, tương ưng tà kiến, không cần nhắc bảo, hoặc

(23) câu hữu với hỉ, tương ưng tà kiến, cần nhắc bảo;

(24) câu hữu với hỉ, không tương ưng tà kiến, không cần nhắc bảo, hoặc

(25) câu hữu với hỉ, không tương ưng tà kiến, cần nhắc bảo;

(26) câu hữu với xả, tương ưng tà kiến, không cần nhắc bảo, hoặc

(27) câu hữu với xả, tương ưng tà kiến, cần nhắc bảo;

(28) câu hữu với xả, không tương ưng tà kiến, không cần nhắc bảo, hoặc

(29) câu hữu với xả, không tương ưng tà kiến, cần nhắc bảo.

Các ví dụ:

💥 Khi một người sung sướng hài lòng, đặt tà kiến lên hàng đầu, như bảo: “Dục lạc không nguy hiểm gì”, và hưởng dục với tâm trạng hăng hái không cần nhắc bảo, hoặc tin vào những điềm triệu, vv. đấy là loại tâm thứ nhất (22).

💥 Khi làm thế với tâm yếu ớt cần được nhắc bảo, đó là loại tâm thứ hai(23).

💥 Nhưng khi một người hài lòng sung sướng, mà không đặt tà kiến lên hàng đầu, thọ hưởng nhục dục hay sự may mắn của người, trộm cắp của người với tâm hăng hái không cần nhắc bảo, thì đó là loại tâm thứ ba (24).

💥 Khi làm thế với tâm uể oải cần nhắc bảo, đó là loại tâm thứ tư (25).

💥 Khi tâm không có hỉ đi kèm trong cả bốn trường hợp nói trên, do không thấy gì tuyệt hảo trong dục lạc, hoặc thiếu cái nhân để gợi hoan hỉ, thì bốn loại tâm câu hữu xả sinh khởi (26, 27, 28, 29)

Vậy bất thiện tâm có nhân là tham, gồm có tám loại như trên.

⚁ Tâm bất thiện có nhân sân thuộc hai loại:

(30) câu hữu với ưu, tương ưng với hận, cần nhắc bảo

(31) câu hữu với ưu, tương ưng với hận, không cần nhắc bảo.

Ðó là loại tâm khởi lên khi giết chúng sinh, vv. với tâm nhanh nhẹn (không cần nhắc bảo) hoặc uể oải (cần nhắc bảo).

⚂ Tâm bất thiện có nhân si thuộc hai loại:

(32) câu hữu với xả, tương ưng với nghi, và

(33) câu hữu với xả, tương ưng với trạo cử. Ðó là loại tâm khởi lên vào những lúc không quyết định (nghi) hoặc lúc bị chia trí (tán loạn).

Như vậy, bất thiện tâm gồm 12 loại như trên.

Nguồn trích dẫn:  Thanh Tịnh Đạo

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB