Vì Luật (Vinaya)

Vì Luật (Vinaya) được thiết lập bởi quyền năng của Đức Phật Toàn Giác, một tu sĩ đảm nhận nhiều giới điều sau khi thủ tục xuất gia được hoàn thành. Thậm chí nếu vị đó trở thành vô liêm sỉ ngay lập tức sau đó (tức là sau khi thủ tục xuất gia hoàn thành), vị đó vẫn xứng đáng nhận được sự tôn kính và cúng dường từ hàng tại gia, vì vị đó vẫn là một tu sĩ do bởi những điều luật đào tạo/huấn luyện còn lại. Vị đó rõ ràng là một tu sĩ đáng được tôn trọng, tức là có thể tiếp nhận sự cung kính và lễ bái của hàng tại gia cư sĩ.

Để xác định một tu sĩ có trở thành đồi bại, sa đọa và bị rơi rớt hay không, nhiều điểm cần phải được phân tích. Các điều luật liên quan đến vấn đề này rất là vi tế. Những giới cấm và các quy tắc trong Luật (Vinaya) của Đức Phật Toàn Giác được dựa trên quyền năng vô hạn và lòng từ bi vô bờ của Ngài. Do đó, chúng vô cùng thâm sâu và tinh tế. Chúng cũng chứa đầy những yếu tố bất ngờ. Luật (Vinaya) là thâm sâu. Bản chất và phạm vi của nó là vô cùng lớn rộng.

* Sự Vi Diệu, Thâm Sâu Của Luật (Vinaya)

Sự thâm sâu và tinh tế của Luật (Vinaya) có thể được hiểu từ những ví dụ sau. Một vị tại gia cư sĩ, thậm chí sau khi đã tẩy trừ tất cả những phiền não và trở thành một vị A–la–hán (Arahant), vẫn phải tôn trọng và kính lễ một vị tu sĩ phàm nhân, tức là người vẫn còn đầy tất cả những phiền não. Đây là vì vị tu sĩ tận hưởng được địa vị đó do đã hành theo/hoàn thành thủ tục Luật (Vinaya). Một tu sĩ phàm nhân không nên cúi đầu chào một cư sĩ A–la–hán (Arahant), vì phẩm mạo và địa vị của vị tu sĩ là cao hơn. Vị A–la–hán (Arahant) vẫn là cư sĩ, trong khi vị phàm nhân là một tu sĩ. Nếu chúng ta so sánh hai người này trên nền tảng trong sạch của tâm linh, thì điều luật giáo huấn này dường như có vẻ vô lý.

Có một sự khác biệt lớn giữa một vị cư sĩ A–la–hán (Arahant) và một vị tu sĩ phàm nhân. Vị cư sĩ chính bản thân đã chứng đạt Níp–bàn (Nibbāna), do đó, tâm trí của vị đó hoàn toàn trong sạch, trong khi tâm trí của vị tu sĩ vẫn còn chứa đựng nhiều phiền não. Do đó, vị đó chưa (đảm bảo) tránh được những khổ đau của những đọa xứ.

Tuy nhiên, một vị cư sĩ A–la–hán (Arahant) vẫn phải đảnh lễ, tôn trọng vị tu sĩ vốn vẫn còn là một phàm nhân. Về vấn đề địa vị trong Giáo Pháp của Đức Phật, một tu sĩ phàm nhân, tức là một thành viên của Tăng Đoàn (Saṅgha), cao quý hơn một vị cư sĩ A–la–hán (Arahant). Tại sao một vị cư sĩ A–la–hán (Arahant) lại phải kính lễ một vị tu sĩ phàm nhân?

Đó là do bởi Luật (Vinaya) được tuyên thuyết với quyền năng tối thượng của một vị Phật Toàn Giác. Do đó, chúng ta có thể nhận ra rằng năng lực của Luật (Vinaya) là không thể đo lường được và không có giới hạn về phạm vi và quy mô. Năng lực tối thượng, thiện nghiệp (kamma) vô lượng và trí Toàn Giác của Đức Phật được biểu hiện ra trong việc định đặt những quy tắc và giới điều duy nhất và đặc biệt này của Luật (Vinaya). Những yếu tố này có hiệu lực cho mọi tu sĩ trong Giáo Pháp của Đức Phật.

Một trường hợp khác nên được nhắc đến trong mối quan hệ/sự kết nối này. Một tu sĩ thấp bậc hơn chỉ một giờ [hoặc chỉ một phút] cũng phải tôn kính vị tu sĩ cao bậc hơn. Một tu sĩ thấp bậc, nhưng là một vị A–la–hán (Arahant) cũng phải tôn kính và đảnh lễ vị tu sĩ cao bậc hơn nhưng chỉ là một phàm nhân.

Cho dầu là có hạ lạp cao đến mức nào, một vị tu nữ A–la–hán (Arahant) vẫn phải đảnh lễ một vị tu sĩ phàm nhân. Do đó, một tu nữ Thánh nhân với 60 tuổi hạ vẫn phải tôn kính một tu sĩ phàm nhân. Tại sao vậy? Những quy tắc và tư cách đạo đức này được tuyên thuyết bởi Đức Phật Toàn Giác với uy quyền toàn năng của Ngài, vốn không thể đo lường được. Chúng được biết đến là ‘ānāpaññatti’, tức là các điều luật được chế định do bởi quyền năng tối thượng và lòng từ bi vô hạn của Đức Phật.

Năng lực này có trong Luật (Vinaya) cũng như tất cả những năng lực Pháp (Dhamma) khác của Đức Phật là độc nhất. Luật (Vinaya) và Pháp (Dhamma) thừa kế địa vị của Đức Phật sau khi Ngài viên tịch, như Ngài đã tuyên bố trong bài Kinh Đại Bát Níp–bàn (Mahāparinibbāna Sutta):

“Này Ānanda, sau khi ta tịch diệt, Pháp (Dhamma) và Luật (Vinaya) do ta thuyết giảng và chế định sẽ là thầy của các ngươi.”

Những lời của Đức Phật là vi diệu/thâm sâu, và phạm vi của chúng là vô hạn. Do đó, từng mỗi giới điều trong hàng triệu giới điều một vị tu sĩ đảm nhận trong quá trình xuất gia của mình đại diện cho chính Đức Phật. Những lời của Ngài trú trong một vị tu sĩ đã được phong tước, cho dầu vị đó có thể là ai.

Trích trong: “Mười Ba Câu Vấn Đáp Phật Pháp”

Ngài Ledi Sayadaw

Pháp Triều dịch

Chia sẻ bởi: Thực Hành Giáo Pháp

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 6/7/2024