② Video thiền hành trong khóa thiền tích cực minh sát tứ niệm xứ tại công viên thị trấn Břeslav, Nam Morava, CH Séc, 2 June 2023

Video Thiền hành trong khóa thiền tích cực Minh sát Tứ niệm xứ tại công viên thị trấn Břeslav, Nam Morava, CH Séc, 2 June 2023

––––––––––––––––––––––––––––––

… Trong khóa thiền, các bạn sẽ được ngồi thiền và kinh hành xen kẽ nhau.

Cứ một giờ ngồi thiền, lại một giờ kinh hành. Một giờ là tiêu chuẩn căn bản, nhưng bốn mươi lăm phút cũng được.

Chọn một chỗ đi khoảng hai mươi bước rồi đi tới, đi lui chậm rãi trên đó.

Thiền hành hỗ trợ cho sự tỉnh thức chánh niệm được quân bình, chính xác và giúp cho sự tập trung tâm ý lâu dài.

Thiền sinh có thể quan sát một cách sâu xa các khía cạnh của thân tâm trong khi thiền hành và có thể giải thoát ngay trong khi đi kinh hành.

Thiền sinh không chịu đi kinh hành trước khi ngồi thì chẳng khác nào một chiếc xe hơi hết bình điện. Thiền sinh ấy sẽ gặp khó khăn trong việc khởi động máy chánh niệm vào lúc ngồi.

Thiền hành bao gồm sự chú tâm vào tiến trình đi. Nếu bạn đi hơi nhanh, hãy ghi nhận trái phải, trái phải, trái phải và tỉnh thức theo dõi cảm giác đang diễn tiến nơi chân. Nếu bạn đi chậm hơn, hãy ghi nhận dở, bước, đạp.

Dầu theo dõi “trái, phải” hay “dở, bước, đạp”, bạn cũng phải cố gắng chú tâm vào cảm giác diễn ra trong khi đi và chỉ chú tâm vào những cảm giác này thôi.

Hãy ghi nhận tiến trình xảy ra khi bạn đứng lại ở cuối lối kinh hành, khi bạn quay và bắt đầu bước trở lại.

Ðừng nhìn theo chân mình, chỉ theo dõi cảm giác bên trong chân. Việc chính của bạn là chú tâm vào cảm giác mà cảm giác thì không có hình ảnh; bởi vậy đừng giữ hình ảnh của chân trong tâm khi theo dõi cảm giác.

Nhiều người đã khám ra nhiều sự kỳ lạ và lý thú khi nhìn thấy được những yếu tố thuần tịnh về vật chất (sắc) như: nặng, nhẹ, nóng, lạnh, v.v… mà không có một ý niệm nào về hình dáng, tư thế hay tướng trạng của thân.

Thông thường chúng ta chia động tác của một bước đi ra làm ‘dở, bước, đạp’. Và để hỗ trợ cho việc chánh niệm một cách chính xác, chúng ta chia chuyển động ra làm ba thời kỳ và niệm thầm sự khởi đầu của mỗi chuyển động nhỏ này đồng thời theo dõi các cảm giác và diễn biến bên trong mỗi chuyển động đó. Một điểm nhỏ nhưng quan trọng là bạn nên bắt đầu ghi nhận “chuyển động đặt chân xuống” ngay vào lúc chân bắt đầu hạ thấp.

Khám Phá Mới Về Cảm Giác

––––––––––––––––––––––––––––––

Chúng ta hãy xét đến thế giới mới trong cảm giác. Bây giờ nói đến sự dở.

Chúng ta biết “dở” là một danh từ chế định. Khi hành thiền, chúng ta phải bước qua sự chế định để hiểu rõ bản chất thật sự của toàn thể tiến trình “dở”, bắt đầu hiểu rõ ý định dở chân và tiếp tục là các tiến trình khác gồm nhiều cảm giác trong đó.

Sự tinh tấn ghi nhận dở chân đừng vượt quá cảm giác mà xa hẳn mục tiêu, cũng đừng quá yếu kém mà không với đến mục tiêu.

Phải hướng tâm vào đề mục một cách chính xác. Khi tâm được hướng vào đề mục một cách chính xác thì sự tinh tấn sẽ được quân bình.

Nói cách khác, chánh tư duy hay chánh hướng tâm sẽ giúp tinh tấn quân bình. Khi tinh tấn quân bình và tâm hướng vào mục tiêu một cách chính xác thì chánh niệm sẽ tự ổn cố trên đề mục quan sát.

Chỉ khi nào ba yếu tố tinh tấn, tâm hướng vào mục tiêu hay chánh tư duy và chánh niệm có mặt thì sự định tâm mới phát triển. Ðịnh tâm là tâm tập trung vào một điểm. Tính chất của định tâm là giữ tâm khỏi bị tán loạn và tản mát.

Ðến gần hơn tiến trình của sự dở, chúng ta sẽ thấy nó giống như một đàn kiến nối đuôi nhau bò trên tường. Từ đằng xa, ta chỉ thấy sợi dây bất động nằm trên tường.

Nhưng đến gần hơn, ta thấy sợi dây nhúc nhích và chuyển động. Và đứng gần hơn nữa, ta thấy sợi dây là những con kiến riêng rẽ bò theo nhau thành một đường dài.

Từ đó, ta thấy ý niệm về một sợi dây của chúng ta chỉ là một ảo tưởng. Bây giờ ta thấy rõ từng con kiến một, chúng nối đuôi nhau bò. Cũng vậy, khi nhìn kỹ và chính xác vào tiến trình dở chân từ lúc đầu đến lúc cuối thì các yếu tố, hay các đặc tính của tâm, gọi là “minh sát”, sẽ tiến gần hơn đến đối tượng được quan sát.

Minh sát càng đến gần bao nhiêu thì bản chất thật sự của tiến trình dở càng được nhận thấy rõ bấy nhiêu.

Tâm của con người ta thật kỳ diệu. Khi tuệ minh sát phát khởi và mạnh dần nhờ thiền minh sát thì những khía cạnh đặc biệt của chân lý dần dần và tuần tự xuất hiện. Sự xuất hiện tuần tự của trí tuệ này gọi là các tuệ minh sát hay tuệ giác.

Tuệ giác đầu tiên là thiền sinh bắt đầu hiểu được, không phải do đọc sách hay suy nghĩ mà do trực giác, rằng tiến trình của sự dở là tổng hợp của hai hiện tượng thân và tâm cùng xảy ra song song với nhau.

Sự chuyển động của thân là hiện tượng vật chất và sự nhận biết là tiến trình của tâm. Cả hai liên kết nhau nhưng tính chất thì hoàn toàn khác biệt.

Thiền sinh bắt đầu thấy toàn thể các hiện tượng tâm (danh) và tất cả các cảm giác diễn biến trên thân (sắc). Thiền sinh lại thấy rõ ràng nữa rằng tâm là nhân và thân là quả. Ví dụ: khi có ý định dở chân thì cơ thể mới chuyển động được (ý định giở chân là nhân và cơ thể chuyển động là quả).

Và thiền sinh lại thấy thân là nhân và tâm là quả. Ví dụ: khi thân cảm thấy nóng, khiến tâm muốn đi tìm chỗ có bóng mát để nghỉ (thân cảm thấy nóng là nhân và tâm muốn đi tìm chỗ có bóng mát là quả).

Sự trực nhận hay tuệ giác về nhân quả có muôn hình vạn trạng và khi tuệ giác này phát khởi thì cái nhìn của chúng ta về cuộc đời sẽ trở nên đơn giản hơn lúc trước.

Cuộc sống của chúng ta không có gì khác hơn là một chuỗi dài nhân quả của thân và tâm. Ðây là tuệ giác thứ hai mà thiền sinh trực nhận được.

Khi định tâm phát triển, thiền sinh sẽ thấy rõ và sâu hơn rằng những hiện tượng trong tiến trình dở chân là vô thường, phi ngã, sinh ra rồi diệt đi theo một tốc độ nhanh chóng không lường được. Ðây là tuệ giác tiếp theo mà thiền sinh có được nhờ sự tập trung tâm ý cao. ở tầng mức này thiền sinh có thể thấy được trực tiếp rõ ràng bản chất thực sự của thân và tâm.

Hiện tượng sinh diệt là một tiến trình tự nhiên diễn ra theo luật nhân quả chẳng có một tác nhân nào xen vào cả.

Chúng ta thấy các hiện tượng có vẻ liên tục, chẳng qua chỉ là ảo tưởng. Sự liên tục của hiện tượng thật ra chỉ là một chuỗi dài các tiến trình sinh diệt nối tiếp nhau như một cuốn phim chiếu trên màn ảnh.

Chúng ta thấy hình ảnh chuyển động liên tục giống như thật; nhưng nếu quay chậm lại, chúng ta sẽ thấy rõ từng diễn biến một, sẽ thấy các hình ảnh rời rạc, đứt đoạn, nối tiếp nhau chạy qua ống kính.

Ðạo Hiển Lộ Trong Lúc Kinh Hành

––––––––––––––––––––––––––––––

Khi thiền sinh thật chánh niệm trong mỗi tiến trình dở chân, nghĩa là khi tâm dính chặt vào chuyển động một cách chánh niệm, thấy rõ bản chất thật sự của những gì xảy ra vào lúc đó, đạo giải thoát sẽ rộng mở.

Bát Chánh Ðạo còn được gọi là Trung Ðạo bao gồm tám yếu tố: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy (hay Chánh Hướng Tâm), Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh. Vào mỗi giây phút chánh niệm mạnh mẽ, năm trong tám chi đạo sẽ có mặt.

Ðó là: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh, Chánh Hướng Tâm và khi bắt đầu có trí tuệ, thấy rõ bản chất thật sự của các hiện tượng giới thì Chánh Kiến phát khởi.

Vào lúc năm yếu tố của Bát Chánh Ðạo có mặt, tâm hoàn toàn thoát khỏi mọi phiền não và lúc đó nếu chúng ta sử dụng tâm trong sạch ấy để quán thấu vào bản chất tự nhiên của các hiện tượng thì chúng ta sẽ thoát khỏi mọi ảo tưởng hay mê lầm về một cái ta.

Chúng ta chỉ còn thấy một hiện tượng đến và đi đơn thuần. Khi ta đã có tuệ giác thấy được hiện tượng nhân quả, thấy được sự tương quan của danh và sắc, chúng ta sẽ không còn có quan niệm sai lầm về bản chất của các hiện tượng.

Khi thấy rõ rằng mọi đối tượng chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc, chúng ta sẽ không còn có ảo tưởng về sự trường tồn bất biến, không còn ảo tưởng về sự liên tục.

Khi hiểu rõ vô thường và sự bất toại nguyện ẩn tàng trong đó thì ta không còn ảo tưởng sai lầm rằng thân và tâm không đau khổ.

Sự thấy rõ trực tiếp đặc tính phi ngã giúp chúng ta thoát khỏi cống cao ngã mạn và không còn có sự hiểu biết sai lầm rằng chúng ta có một cái ngã.

Khi thận trọng quan sát tiến trình dở, thấy thân và tâm là bản chất của đau khổ và bất toại nguyện, thì ta thoát khỏi tham ái.

Ba trạng thái tâm ngã mạn, tà kiến và tham ái gọi là ‘pháp trường tồn’ vì chúng giữ chúng ta trong luân hồi, trong vòng tham ái và khổ đau do nguyên nhân là không hiểu biết chân đế hay sự thật tuyệt đối.

Thận trọng chú tâm trong việc kinh hành sẽ phá vỡ được ‘pháp trường tồn’ này và đưa chúng ta đến gần giải thoát. Như vậy chỉ trong một cái ‘dở chân’ thôi mà bạn đã thấy được biết bao điều kỳ diệu. Khi chú ý vào sự bước hay đạp, bạn cũng thấy những điều kỳ diệu không kém.

Những chi tiết được đào sâu trong phần thiền hành này cũng được áp dụng để ghi nhận chuyển động của bụng khi ngồi và tất cả mọi tác động khác.

Lợi ích Của Sự Ði Kinh Hành

––––––––––––––––––––––––––––––

Ðức Phật dạy năm lợi ích của kinh hành:

1. Người đi kinh hành sẽ có sức chịu đựng bền bỉ để đi đường xa. Ðây là điều quan trọng vào thời kỳ của Ðức Phật vì thời bấy giờ, tỳ khưu và tỳ khưu ni không có phương tiện đi lại mà chỉ đi bộ.

Là một thiền sinh của thời đại này với đầy đủ tiện nghi vật chất, bạn không còn đi bộ như các nhà sư thời xưa. Bạn có thể nghĩ đến lợi ích thứ nhất này một cách đơn giản là nó giúp bạn có sức mạnh thể chất.

2. Người đi kinh hành sẽ có sự chịu đựng bền bỉ trong khi hành thiền.

Trong khi đi kinh hành thiền sinh buộc phải cố gắng gấp đôi sự tinh tấn của mình vì ngoài sự cố gắng thể chất để dở chân lên, thiền sinh còn cần có nỗ lực tinh thần để chánh niệm vào sự chuyển động, mà đây là yếu tố chánh tinh tấn trong Bát Chánh Ðạo.

Nếu sự tinh tấn gấp đôi này được duy trì trong suốt chuyển động dở, bước, đạp, sức mạnh và sự bền bỉ của tâm tinh tấn sẽ được tăng cường, và đây là điều quan trọng vì tâm tinh tấn là yếu tố chủ yếu trong pháp hành Thiền Minh Sát.

3. Sự quân bình giữa đi và ngồi giúp có sức khỏe tốt. Sức khoẻ tốt khiến thiền sinh tiến nhanh trong việc hành thiền.

Rõ ràng là lúc bệnh hoạn ốm đau thì rất khó hành thiền. Ngồi quá nhiều thì cơ thể đau và mệt mỏi. Sự thay đổi tư thế và chuyển động trong khi đi phục hoạt bắp thịt (làm cho bắp thịt hoạt động trở lại) và kích thích máu lưu thông điều hòa giúp ngăn ngừa bệnh tật.

4. Thiền hành cũng giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng.

Việc tiêu hóa khó khăn sẽ đem lại nhiều bực dọc khó chịu và có thể khiến cho ta bần thần uể oải, thiếu sự thoải mái. Và đây là một trở ngại trong việc hành thiền. Kinh hành giúp cho sự bài tiết được dễ dàng, giảm thiểu dã dượi buồn ngủ.

Sau khi ăn và trước khi ngồi, nếu đi kinh hành một cách chánh niệm thì sẽ tránh được uể oải buồn ngủ và làm gia tăng đức tinh tấn, một đức tính quan trọng trong việc hành thiền.

Ði kinh hành ngay khi thức dậy vào buổi sáng cũng là một cách thiết lập chánh niệm, tránh ngủ gục ngay trong giờ ngồi đầu tiên trong ngày.

5. Kinh hành tạo nên một sự định tâm bền vững. Khi chú ý tập trung vào mỗi tác động lúc đi kinh hành thì sự định tâm sẽ trở nên liên tục, mỗi bước đi tạo nên một căn bản vững chắc cho việc ngồi thiền tiếp theo, và giúp cho tâm trụ trên đề mục từng thời khắc một. Cuối cùng, sẽ nhận chân được thực tướng của mọi vật ở tầng mức cao thâm nhất.

Ðó là lý do tại sao chúng ta so sánh sự kinh hành với bình điện của một chiếc xe. Nếu xe để lâu không chạy thì bình điện sẽ yếu và mất hẳn điện.

Một thiền sinh không đi kinh hành sẽ khó đạt được kết quả trong lúc ngồi thiền. Nếu đi kinh hành đều đặn và tinh tấn thì lúc ngồi, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh mạnh mẽ sẽ tự động đến.

Hy vọng các bạn sẽ hành thiền một cách tinh tấn và đạt được kết quả hoàn toàn. Cầu mong các bạn giữ gìn giới luật trong sạch: trong sạch trong lời nói, trong sạch trong hành động. Ðó là những điều căn bản thiết yếu để phát triển định và huệ.

Mong bạn thận trọng thực hành theo những điều hướng dẫn về hành thiền trên đây. Ghi nhận thật chính xác và chánh niệm trong từng phút giây các hiện tượng xảy ra để có thể trực nhận được thực tướng của các pháp.

Cầu mong các bạn thấy rõ danh sắc, sự hỗ tương nhân quả, và đặc tính vô thường, khổ, vô ngã của chúng, để cuối cùng trực nhận cứu cánh tối hậu Niết Bàn trạng thái vô điều kiện, chấm dứt nhân quả và nhổ tận gốc rễ phiền não ngay trong kiếp hiện tại này.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Ngay trong kiếp sống này – U Pandita Sayadaw

Bài viết liên quan

  • Vun bồi các thiện nghiệp CH Séc và một số nước EU, Web, FB
  • Phật giáo nguyên thủy đang còn tỏa sáng – Czech & Eu Sasana Spreading, Web, FB
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy , Web, FB, Youtube
  • 100 Q&A from Mahāsī Sayādaw’s Abroad Dhamma Talks for Europe Retreat 2023 Viet – Eng, Web, FB
  • Thiền minh sát Vipassana – lý thuyết & thực hành – thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), Web, FB, Youtube
  •  Các khóa thiền minh sát tứ niệm xứ tại vn, Web Link
  • Ngay trong kiếp sống này, Youtube
  • CZ–EU SASANA SPREADING 2023 – Đã hạ cánh an toàn, Web, FB

Břeslav, CH Séc

  • ① Khóa Thiền tích cực 7 ngày Minh sát Tứ niệm xứ Vipassanā Satipaṭṭhāna lần đầu tiên tại Břeslav, Nam Morava, CH Séc, Web, FB
  • ② Video thiền hành trong khóa thiền tích cực minh sát tứ niệm xứ tại công viên thị trấn Břeslav, Nam Morava, CH Séc, 2 june 2023, Web, FB
  • ③ Video sám nguyện & tha thứ trong khóa thiền tích cực minh sát tứ niệm xứ tại công viên thị trấn Břeslav, Nam Morava, CH Séc, 2 june 2023, Web, FB
  • ④ Các phương pháp phát triển chánh tinh tấn – yếu tố tối quan trọng trong tu tập vun bồi minh sát tuệ, Web, FB
  • ⑤ Video: pháp thoại “vun bồi phát triển chánh niệm như thế nào” – Đại trưởng lão Thiền Sư Ta ma nê chô (Tharmanaykyaw Sayadaw Ashin Dhammikabivamsa – Yangon Myanmar) – khóa thiền minh sát tứ niệm xứ tích cực tại Břeslav, Nam Morava, CH Séc, 3/6/2023., Web, FB
  • ⑥ Stream live: Pháp thoại “Hướng dẫn thực hành Minh sát Tứ niệm xứ của Ngài Đại trưởng lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw” – bởi Đại trưởng lão Thiền Sư Ta ma nê chô (Tharmanaykyaw Sayadaw Ashin Dhammikabivamsa – Yangon Myanmar) – tại khóa thiền minh sát tứ niệm xứ tích cực tại Břeslav, Nam Morava, CH Séc, 4/6/2023., Web, FB
  • ⑦ Břeslav, Nam Morava, CH Séc, Web, FB
  • ⑧ Tụng kinh buổi tối khi kết thúc mỗi ngày tại khóa thiền minh sát tứ niệm xứ tích cực tại Břeslav, Nam Morava, CH Séc, 4/6/2023, Web, FB
  • ⑨ Tụng kinh buổi sáng tại Khóa Thiền Minh sát Tứ niệm xứ tích cực tại Breslav, Nam Morava, CH Séc, 5/6/2023, Web, FB
  • ⑩ Stream live 5/6/2023 (Eng – Việt): Pháp thoại “Hướng dẫn thực hành Minh sát Tứ niệm xứ của Ngài Đại trưởng lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw”, Web, FB
  • ⑪ “Tinh Tấn và Chánh Niệm” – Các thiền sinh lắng nghe những lời hướng dẫn thực hành, Web, FB
  • ⑫ “Chánh Định” – Các thiền sinh lắng nghe những lời hướng dẫn thực hành, Web, FB
  • ⑬ “Thiền Hành và Lợi Ích Của Thiền Hành trong tu tập thực hành, Web, FB
  • ⑭ “Định Tâm trong Thiền Chỉ (Vắng lặng Samatha) và trong Thiền Quán, Web, FB
  • ⑮ “Vun Bồi Chánh niệm Tỉnh giác trong khi Thọ thực và Khi đi ngủ”, Web, FB
  • ⑯ “Bốn pháp thiền bảo vệ” – Các thiền sinh lắng nghe những lời hướng dẫn thực hành, Web, FB
  • ⑰ Stream live 6/6/2023 (Eng – Việt): Pháp thoại “Hướng dẫn thực hành Minh sát Tứ niệm xứ của Ngài Đại trưởng lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw”, Web, FB
  • ⑱ “Sự hình thành Minh Sát Tuệ”– Các thiền sinh lắng nghe những lời hướng dẫn thực hành, Web, FB
  • ⑲ “Tuệ Sinh Diệt”- Các thiền sinh lắng nghe những lời hướng dẫn thực hành, Web, FB
  • ⑳ “Tuệ Sinh Diệt, Tùy Phiền Não (Ô Nhiễm) Minh Sát, và mối liên hệ với hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi”, Web, FB
  • (21) “Ba loại hạnh phúc bình an”– Các thiền sinh lắng nghe những lời hướng dẫn thực hành, Web, FB
  • (22) “Tác Hại Của Biếng Nhác Dễ Duôi, và Lợi Ích Của Tinh Tấn”- Các thiền sinh lắng nghe những lời hướng dẫn thực hành, Web, FB
  • (23)” Phát Triển Tuệ Minh Sát Thông Qua Quán Sát Chánh Niệm Tỉnh Giác Ngũ Uẩn”- Các thiền sinh lắng nghe những lời hướng dẫn, Web, FB
  • (24)” Vô Thường – Khổ – Vô Ngã: Có thiền có trí tuệ, không thiền không trí tuệ” – Các thiền sinh lắng nghe những lời hướng dẫn thực hành, Web, FB
  • (25) Lễ kết thúc khóa thiền tích cực Minh sát Tứ niệm xứ tại Břeslav, Nam Morava, CH Séc từ 1.6 – 7.6.2023, Web, FB
  • (26) Thăm viếng di sản văn hóa thế giới Chateau Lednice – Lâu đài Lednice, Web, FB

Tu viện Sakyamuni, CH Pháp

  • (27) Praha (Prague) – Paris: Đã đến tu viện Sakyamuni (Tu viện Thích–Ca Mâu–ni), CH Pháp, Web, FB
  • Ánh sáng bình minh xua tan bóng tối, Web, FB

Switzerland – Thụy Sỹ

  • Switzerland – Thụy Sỹ, Web, FB

Praha, CH Séc

  • Bế mạc khóa thiền Minh sát Tứ niệm xứ tại Praha, CH Séc, 18/6/2023, Web, FB
  • Pháp thoại “Chánh Niệm – Con đường độc nhất” khóa thiền Minh sát Tứ niệm xứ tại Praha, CH Séc, 17/6/2023, Web, FB
  • ① Thiền hành tại khóa thiền Minh sát Tứ niệm xứ tại Praha CH Séc, 17/6/2023. Xem video, Web, FB
  • ② Thiền hành tại khóa thiền Minh sát Tứ niệm xứ tại Praha CH Séc, 17/6/2023, Web, FB
  • ③ Thiền hành tại khóa thiền Minh sát Tứ niệm xứ tại Praha CH Séc, 17/6/2023, Web, FB
  • ④ Thiền tọa tại khóa thiền Minh sát Tứ niệm xứ tại Praha CH Séc, 17/6/2023., FB
  • ⑤ Khóa Thiền Minh sát Tứ niệm xứ tại Praha, CH Séc, 17/6/2023 – Pháp thoại về những chỉ dẫn thực hành Minh sát Tứ niệm xứ đúng đắn, Web, FB
  • Bế mạc khóa thiền Minh sát Tứ niệm xứ tại Praha, CH Séc, 18/6/2023, Web, FB

Vděčnost

  • Kolej Husova 1290/75 – Ký túc xá tại Husova ulice (video 19/6/2023), Web, FB
  • Vděčnost – Nhớ Ơn – Gratitude, Web, FB

Budapest, Hungary

  • Con đường cổ xưa: Chánh niệm – con đường độc nhất dẫn đến Niết Bàn, Hungary 21/6/2023, Web, FB
  • Thiền hành tại khóa tu gieo duyên “Con đường cổ xưa” tại Chùa Giác Minh, Praha, CH Séc, 23/6/2023, Web, FB
  • Pháp thoại tại cộng đồng Phật tử Việt nam đang sinh sống và làm việc tại Budapest, Hungary 21/6/2023, Web, FB

Chùa Giác Minh, Praha

  • Hướng dẫn thực tập thiền tọa và thiền hành, Chùa Giác Minh, Praha CH Séc 23/6/2023, Web, FB
  • Bế mạc Thời khóa tu tập gieo duyên “Con đường cổ xưa” tại chùa Giác Minh, Praha CH Séc 23/6/2023, Web, FB

Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB

  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 1/6/2023