Theo chân Như Lai trên con đường độc nhất dẫn đến Niết Bàn

“ĐẠI PHƯỚC CỦA ĐẠI PHƯỚC”

Theo chân Như Lai trên con đường độc nhất dẫn đến Niết Bàn.

––––––––––––––––––––––––––––––

Thiền Sư Sumangala Viên Phúc, đến từ Thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon, Myanmar, sẽ có loạt bài thuyết giảng về Đại phước được làm người, Đại phước được gặp và thực hành Chánh pháp của Bậc Toàn Trí – Đức Phật Chánh Đẳng Giác còn đang tỏa sáng trên thế gian, và đồng thời sẽ hướng dẫn các khóa thiền Minh sát Vipassanā nghiêm mật, theo truyền thống của Đại Trưởng lão Mahasi Sayadaw – vị Thiền sư lỗi lạc bậc nhất Myanmar thời cận đại.

Vô cùng hoan hỷ có cơ hội vun bồi thiện nghiệp trì giới, cung kính phục vụ Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng, minh sát tu tập tại các khóa thiền nghiêm mật này cùng các thiền sinh, các thành viên ban tổ chức, các phụng sự viên, các đạo hữu thí chủ, tạo duyên lành giúp sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, siêu thoát Tam giới, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

––––––––––––––––––––––––––––––

Thông tin về các Chương trình tu tập tại Việt Nam, CH Séc, CHLB Đức (Cập nhật 2.2.2024)

–––––––––––––––––––––––––

⑴ Cần Thơ – 1.3 >> 10.3 – Bạch Phượng.

⑵ Bà rịa – 11.3 >> 17.3.2024 – An Hòa.

⑶ Chùa Nam Tông HCM – 22.3 >> 31.3.2024 – Loan Tran.

⑷ Phước Sơn – 5.4 >> 14.4.2024 – Sư Phước Khoa.

⑸ Hà nội, Hải Phòng, … – 16.4 >> 30.4.2024

⑹ CH Séc, Breslav, Brno, Praha: 1.6 >> 15.6.2024 – Nanda Trần Ngọc Dũng.

⑺ Germany, Tu viện Vô lượng thọ tại Dresden: 16.6 >> 6.7.2024 – Ni sư Viên Bảo, Nanda Trần Ngọc Dũng.

––––––––––––––––––––––––––––––

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=7149592701775150&id=100001734725806&mibextid=Nif5oz

Nanda Alois Tran

“ĐẠI PHƯỚC CỦA ĐẠI PHƯỚC”

Theo chân Như Lai trên con đường độc nhất dẫn đến Niết Bàn.

––––––––––––––––––––––

Thiền Sư Sumangala Viên Phúc, đến từ Thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon, Myanmar, sẽ có loạt bài thuyết giảng về Đại phước được làm người, Đại phước được gặp và thực hành Chánh pháp của Bậc Toàn Trí – Đức Phật Chánh Đẳng Giác còn đang tỏa sáng trên thế gian, và đồng thời sẽ hướng dẫn các khóa thiền Minh sát Vipassanā nghiêm mật, theo truyền thống của Đại Trưởng lão Mahasi Sayadaw – vị Thiền sư lỗi lạc bậc nhất Myanmar thời cận đại.

Vô cùng hoan hỷ có cơ hội vun bồi thiện nghiệp trì giới, cung kính phục vụ Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng, minh sát tu tập tại các khóa thiền nghiêm mật này cùng các thiền sinh, các thành viên ban tổ chức, các phụng sự viên, các đạo hữu thí chủ, tạo duyên lành giúp sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, siêu thoát Tam giới, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

–––––––––––––––––––––

Thông tin về các Chương trình tu tập tại Việt Nam, CH Séc, CHLB Đức (Cập nhật 2.2.2024)

–––––––––––––––––––––

⑴ Cần Thơ – 1.3 >> 10.3 – Bạch Phượng.

⑵ Bà rịa – 11.3 >> 17.3.2024 – An Hòa.

⑶ Chùa Nam Tông HCM – 22.3 >> 31.3.2024 – Loan Tran.

⑷ Phước Sơn – 5.4 >> 14.4.2024 – Sư Phước Khoa.

⑸ Hà nội, Hải Phòng, … – 16.4 >> 30.4.2024

⑹ CH Séc, Breslav, Brno, Praha: 1.6 >> 15.6.2024 – Nanda Trần Ngọc Dũng.

⑺ Germany, Tu viện Vô lượng thọ tại Dresden: 16.6 >> 6.7.2024 – Ni sư Viên Bảo, Nanda Trần Ngọc Dũng.

––––––––––––––––––

Đôi dòng giới thiệu về Ngài Đại trưởng lão Thiền Sư đáng kính Sumangala Bhikkhu Viên Phúc 🙏🙏🙏:

Tỳ khưu Viên Phúc (Pháp danh tiếng Pali: Sumangala Bhikkhu, Thế danh: Lê Quyết Thắng) sinh ngày 15/7/1958 tại thành phố Hải phòng, Việt Nam.

Trước khi xuất gia đã có gia đình, sinh sống tại Hoàng Hoa Thám, Quận Ba đình, Hà nội. Tỳ Khưu Viên Phúc nguyên là học sinh lớp tuyển chọn của trường PTTH Ngô Quyền, Hải Phòng và là thành viên đội tuyển thi học sinh giỏi Toán của thành phố HP.

Năm 1975 tốt nghiệp PTTH và thi đậu Đại học suất sắc, được cấp học bổng nhà nước du học tại Liên Bang Tiệp Khắc (nay là Cộng Hòa Séc).

1975 – 1977: Tỳ Khưu Viên Phúc đã học tiếng Séc hai năm: tại Đại học ngoại ngữ Hà nội và tại Đại học Kỹ thuật và Kink tế Ceské Budejovice, Tiệp Khắc.

1977 Sau khóa học ngôn ngữ, đã học tập tại trường Đại học kỹ thuật Liberec, Tiệp Khắc (VŠST – Vysoká škola strojní a textilní v Liberci), và trở thành Kỹ sư Điều khiển học kỹ thuật với bằng tốt nghiệp xuất sắc (bằng đỏ) vào 6–1981.

Từ năm 1982 – 1988 là giảng viên và là chủ trì một số Đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp Bộ tại trường Đại học kỹ thuật quân sự, Khoa cơ bản, Bộ môn Tự động và kỹ thuật tính.

Từ năm 1988 – 1991 nghiên cứu khoa học tại trường Đại học kỹ thuật Liberec, Tiệp Khắc dưới sự hướng dẫn của Giáo Sư Tiến sĩ Borivoj Hanus, nhà khoa học hàng đầu của Tiệp Khắc và quốc tế trong lĩnh vực Điều khiển học kỹ thuật (Technical Cybernetics), và bảo vệ thành công Luận án CSc. (tương tự Ph.D. trong hệ thống đào tạo Âu –Mỹ) về Đề tài: “Các Hệ thống tự động thích nghi, bền vững”, nghành Điều khiển học kỹ thuật tại trường Đại học kỹ thuật tổng hợp Praha (ČVUT – České vysoké učení technické v Praze), Tiệp Khắc.

Từ năm 1992 – 2011: là cố vấn cao cấp cho một số công ty và là người Chủ trì, tham gia một số đề tài nghiên cứu KHKT, trong đó có Đề tài Nghiên cứu và sản suất thử nghiệm tàu ngầm loại nhỏ cấp Nhà nước v.v…; đồng sáng lập và là giám đốc, tổng giám đốc một số các công ty TNHH, công ty CP trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại và đầu tư.

2011 – Khi đã thu xếp vẹn toàn mọi trách nhiệm gia đình và thế sự, duyên lành đã hội tụ tròn đầy, ngày 24/12/2011 Sư đã xuất gia thọ giới Tỳ khưu với Thầy tế độ là ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư U Panditabhivamsa, tại Trung tâm thiền quốc tế – Thiền lâm Panditarama, Bago, Myanmar. Đại trưởng lão Thiền sư U Pandita là vị Thiền sư lỗi lạc tiếp nối Ngài Mahasi Sayadaw, cả hai Ngài Mahasi Sayadaw và U Pandita Sayadaw đều được chính phủ Myanmar trao tặng danh hiệu cao quí “Agga Mahà Pandita – Bậc Đại Trí Giả Tối Thượng“.

Tại Thiền lâm Panditarama này, một trung tâm thiền quốc tế có kỷ luật nghiêm ngặt nhất tại Myanmar, Sumangala Bhikkhu Viên Phúc đã tu tập tích cực thiền minh sát Vipassana theo phương pháp Thiền sư Mahasi dưới sự hướng dẫn của các Đại Trưởng Lão Thiền Sư U Pandita Sayadaw, U Beelin Sayadaw, U Thuzana Sayadaw, … v.v…

Sau khi hoàn tất tốt đẹp thời gian tu tập tích cực và nghiêm mật thiền minh sát Vipassana, Thiền sư chính tại Thiền viện khi đó, Ngài Beelin Sayadaw đã giới thiệu chuyển Sumangala Bhikkhu Viên Phúc đến Thiền viện Tharmanaykyaw Mahagandhayon Monastery – Yangon, Myanmar để tiếp tục vun bồi, hoàn thiện trong pháp hành, và thêm nữa cả về pháp học, đặc biệt là về tạng luật Vinaya, từ 15/2/2013, dưới sự hướng dẫn chỉ dạy trực tiếp của Đại sư U Dhammikabhivamsa, người đã từng đồng hành với Ngài U Pandita hơn 20 năm trong xây dựng và phát triển Trung tâm thiền quốc tế Panditarama, và đã giữ trọng trách Thiền sư chính hướng dẫn tại Trung tâm thiền lâm Panditarama nhiều năm; Ngài cũng đã viết hơn trăm cuốn sách Phật giáo. Hiện tại Ngài là Chủ trì thiền viện Tharmanaykyaw Mahagandhayon tại Yangon, thuộc trường phái Shwegyin, trường phái nghiêm ngặt nhất tại Myanmar về thực hành Giới Định Tuệ. Ngài Tharmanaykyaw Sayadaw là một vị trưởng lão uy tín, đức độ, thâm sâu pháp học cũng như pháp hành, đã được chính phủ Myanmar trao tặng danh hiệu “Agga Mahà Ganthavàcaka Pandita – Bậc Giáo Thọ Đại Trí Giả Tối Thượng”.

Tại đây Sumangala Bhikkhu Viên Phúc sống cuộc sống đầy đủ nghiêm mật các bổn phận của một tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, học tập Luật tạng Vinaya; hướng dẫn cơ bản và chuyên sâu Thiền minh sát Vipassana theo phương pháp của Thiền sư Mahasi cho các tăng, nữ tu, thiền sinh Việt nam theo ủy nhiệm của Thiền sư chủ trì Thiền viện, thông qua các buổi pháp thoại buổi tối, các buổi trình pháp hàng ngày của các thiền sinh Việt nam; tham gia hướng dẫn tại các Khóa huấn luyện Văn hóa Phật giáo Nguyên Thủy cho thanh thiếu niên địa phương tổ chức hàng năm nhân dịp lễ té nước đón năm mới Myanmar.

Từ đầu năm 2014, Sumangala Bhikkhu Viên Phúc đã về thăm Việt Nam theo lời thỉnh mời của Phật tử hướng dẫn các khóa thiền minh sát Vipassana 14 ngày, 21 ngày theo phương pháp Thiền sư Mahasi tại Thiền viện Tâm Thành Bến tre, Thiền viện Phước Sơn, Đồng Nai, các khóa ngắn hạn tại Nha trang, Hà nội… Từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6 năm 2023, Thiền sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc đã quay lại CH Séc theo lời thỉnh mời của Phật tử lần đầu tiên đưa Phật giáo Nguyên Thủy đến cộng đồng người việt tại CH Séc và hướng dẫn các khóa thiền minh sát Vipassana tại Séc, Thụy sỹ và Hungary… ; và truyền trao những kinh nghiệm và lợi ích đã thu thập được sau những trải nghiệm cuộc sống tu tập và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy tại Miến Điện, nơi Phật giáo Nguyên thủy là Quốc giáo, được sự hỗ trợ tuyệt đối của chính phủ và toàn dân, nơi di sản của Đức Phật được bảo tồn và trao truyền một cách thuần khiết và bền bỉ bởi các bậc Đạo sư cùng các lớp học trò xuất chúng trong suốt hơn 2500 năm, mang lại lợi ích không thể nghĩ bàn cho toàn nhân loại và chư thiên trên con đường giác ngộ giải thoát.

Tâm nguyện của Tỳ Khưu Sumangala Viên Phúc là:

“Nguyện hồi hướng mọi phước báu và công đức đã được tạo nên bởi các thiện nghiệp trong vô lượng các kiếp tới tất cả mọi chúng sinh trong tam giới, nguyện cho tất cả các chúng sinh hữu duyên sớm gặp và thực hành đúng theo Chánh pháp để sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, siêu thoát Tam giới, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Nguyện cho mọi công đức phước báu thiện lành của tôi trong vô lượng kiếp từ trước tới nay sẽ là duyên lành giúp tôi kham nhẫn, tinh tấn không ngừng nghỉ để thành tựu Đạo, Quả đoạn tận mọi lậu hoặc, hoàn toàn giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.”

🔸 Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Tharmanaykyaw Sayadaw Ashin Dhammikabivamsa có lời giới thiệu về Đại đức đáng kính Ashin Sumangala như sau:

Từ tháng 3 năm 2013 đến nay Đại đức đáng kính Ashin Sumangala trú ngụ tại thiền viện Tharmanaykyaw Mahagandhayon, Làng Lippukye, quận Mhawbi, thành phố Yangon, Myanmar, và ở đây Ashin Sumangala không chỉ thực hiện một cách cẩn trọng và đúng đắn mọi nhiệm vụ của một Tỳ kheo, mà còn hướng dẫn giảng dạy cho thiền sinh quốc tế Thiền Vipassana theo phương pháp Cố Hòa thượng Mahasi Sayadaw với nỗ lực, nhiệt tình và lòng từ bi cao nhất.

Với tư cách Phụ trách tối cao về các phận sự của Tăng đoàn Myanmar, và với tư cách người thầy – y chỉ sư, của Đại đức đáng kính Sumangala, tôi trân trọng giới thiệu Đại đức đáng kính Sumangala cho công việc truyền bá Phật giáo – Buddha Sasana, như một vị thầy hướng dẫn giảng dạy Thiền minh sát Vipassana và Giáo lý Phật giáo.

Với tâm từ,

Tharmanaykyaw Sayadaw Dhammikābhivamsa

Phụ trách tối cao về các phận sự của Tăng đoàn Myanmar

Aggamahāganthavācakapaṇḍita

Trụ trì Thiền viện Tharmanaykyaw Mahagandayon.

(Chú thích: Aggamahāganthavācakapaṇḍita = Đại trí giả tột bậc truyền giáo văn bản pali – Danh hiệu cao quí do Chính phủ Myanmar trao tặng các vị Trưởng Lão xuất chúng).

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 4/2/2024