ngày lễ Bố tát Uposatha Bát Quan Trai Giới

Hôm nay là ngày lễ Bố tát Uposatha Bát Quan Trai Giới (Rằm tháng Giêng ÂL VN)

Xenos Anatta

Giải thoát giáo – Ovādapātimokkha

https://www.facebook.com/share/p/Bzn7WjhhH8d4rSg3/?mibextid=oFDknk

–––––––––––––––––––––––––

Cũng như Tứ Thánh Đế, Bát Thánh Đạo…, bất kỳ Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào ra đời đều thuyết giảng Giải thoát giáo (Ovādapātimokkha).

Trong kỳ đại hội chư thánh Tăng đầu tiên trong thời các vị Phật Chánh Đẳng Giác, bài kệ Ovādapātimokkha này (Lời dạy về Giới bổn Patimokkha này bị gọi nhầm là bài kinh) có dùng số nhiều “chư” Phật >> chỉ rõ là đây là lời giáo huấn cốt lõi về đời sống phạm hạnh, nền tảng dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử trong tam giới, của tất cả các Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, hiện tại, tương lai.

Đây là một trong những thông lệ / truyền thống mà bất cứ Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào ra đời cũng có giống nhau.

–––––––––––––––––––––––––

Dīgha Nikāya 14 Mahāpadānasutta

Trường Bộ Kinh 14. Kinh Ðại bổn

https://suttacentral.net/dn14/vi/minh_chau

–––––––––––––––––––––––––

… Này các Tỷ–kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác, giữa chúng Tỷ–kheo, tụng đọc giới bổn này:

“Chư Phật dạy Niết–bàn là đệ nhất.

“Nhẫn nhục, khổ hạnh, kham nhẫn, là đệ nhất.

“Người xuất gia hại người xuất gia khác.

“Hại người khác như vậy không xứng gọi là Sa–môn.

“Mọi điều ác không làm, hướng tâm các thiện nghiệp.

“Giữ tâm trí thanh tịnh, chính lời chư Phật dạy.

“Không chỉ trích, không đánh đập, giữ mình trong giới bổn.

“Ăn uống có tiết độ, ngủ nghỉ riêng một mình.

“Hướng tâm đến cao khiết, chính lời chư Phật dạy”.

… Tatra sudaṁ, bhikkhave, vipassī bhagavā arahaṁ sammāsambuddho bhikkhusaṅghe evaṁ pātimokkhaṁ uddisati:

‘Khantī paramaṁ tapo titikkhā,

Nibbānaṁ paramaṁ vadanti buddhā;

Na hi pabbajito parūpaghātī,

Na samaṇo hoti paraṁ viheṭhayanto.

Sabbapāpassa akaraṇaṁ,

kusalassa upasampadā;

Sacittapariyodapanaṁ,

etaṁ buddhānasāsanaṁ.

Anūpavādo anūpaghāto,

Pātimokkhe ca saṁvaro;

Mattaññutā ca bhattasmiṁ,

Pantañca sayanāsanaṁ;

Adhicitte ca āyogo,

Etaṁ buddhānasāsanan’ti.

–––––––––––––––––––––––––

Tham khảo thêm:

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA GIẢI THOÁT GIÁO (OVĀDAPĀTIMOKKHA)

10/02/2017 SAMĀDHIPUÑÑO

Māghapūjā – lễ hội Rằm tháng Giêng, kỷ niệm ngày đức Phật thuyết Ovādapātimokkha (Giải thoát giáo) trong sự kiện đại hội Thánh Tăng tại Tự viện Trúc Lâm (Veḷuvanavihāra); và một sự kiện khác vào cuối cuộc đời của Ngài, là Ngài khả hứa với ma vương sẽ viên tịch sau ba tháng nữa.

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ muốn khảo sát về tính thiết thực và ý nghĩa cốt yếu nội dung Giải thoát giáo (Ovādapātimokkha) mà Thế Tôn đã thuyết giảng trong đại hội Thánh Tăng duy nhất này.

Đại hội Thánh Tăng 1.250 vị.

Vào khoảng thời gian đầu của năm thứ hai sau khi giác ngộ, khi Đức Thế Tôn đang ngụ tại Tự viện Trúc Lâm (Veḷuvanavihāra) trong thành Vương–xá (Rājagaha) do đức vua Bimbisāra (Bình–sa vương) dâng cúng, khi ấy, 1.250 vị Tỳ–khưu đệ tử đã vân tập về đảnh lễ Thế Tôn, đúng vào ngày trăng tròn tháng Māgha của Ấn Độ (tức là ngày rằm tháng giêng âm lịch Việt Nam).

Các vị ấy là những vị đệ tử xuất gia Tỳ–khưu với Thế Tôn và đều là các vị Thánh A–la–hán.

Sự kiện đại hội Thánh Tăng không phải là một sự hội họp thông thường mà đòi hỏi phải hội đủ bốn điều kiện đặc biệt và trong thời kỳ Giáo pháp của đức Phật Gotama chỉ có duy nhất một kỳ đại hội Thánh Tăng mà thôi:

– Đúng vào ngày trăng tròn của tháng Māgha.

– Các vị Tỳ–khưu tự vân tập đến, không ai mời thỉnh.

– Tất cả đều là những vị xuất gia Tỳ–khưu bằng hình thức “Ehi Bhikkhu!”.

– Tất cả đều là bậc A–la–hán chứng đắc lục thông.

Nhân dịp này, đức Phật đã thuyết Giải thoát giáo – Ovādapātimokkha đến chư Tỳ–khưu.

Nội dung kinh Giải thoát giáo cô đọng lại cốt lõi, tinh yếu nội dung của Giáo pháp cũng như là phương thức căn bản của cuộc sống tu tập để các vị thinh văn đệ tử lấy đó làm tôn chỉ thực hành trong quá trình hoằng truyền Chánh pháp.

Theo lịch sử ghi lại, những vị Phật Toàn Giác trong quá khứ thì số Tăng hội, thời kỳ đại hội, địa điểm có phần khác với thời kỳ đức Phật Gotama của chúng ta. Còn những yếu tố căn bản cho kỳ đại hội thì hoàn toàn giống nhau.

…..

Xem tiếp tại đây:

https://spunno.wordpress.com/…/y–nghia–thuc–tien–kinh…/

Hôm nay là ngày lễ Bố tát Uposatha Bát Quan Trai Giới (Rằm tháng Giêng ÂL VN)

Xenos Anatta

 

Giải thoát giáo – Ovādapātimokkha

https://www.facebook.com/share/p/Bzn7WjhhH8d4rSg3/?mibextid=oFDknk

–––––––––––––––––––––––––

Cũng như Tứ Thánh Đế, Bát Thánh Đạo…, bất kỳ Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào ra đời đều thuyết giảng Giải thoát giáo (Ovādapātimokkha).

Trong kỳ đại hội chư thánh Tăng đầu tiên trong thời các vị Phật Chánh Đẳng Giác, bài kệ Ovādapātimokkha này (Lời dạy về Giới bổn Patimokkha này bị gọi nhầm là bài kinh) có dùng số nhiều “chư” Phật >> chỉ rõ là đây là lời giáo huấn cốt lõi về đời sống phạm hạnh, nền tảng dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử trong tam giới, của tất cả các Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, hiện tại, tương lai.

Đây là một trong những thông lệ / truyền thống mà bất cứ Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào ra đời cũng có giống nhau.

–––––––––––––––––––––––––

Dīgha Nikāya 14 Mahāpadānasutta

Trường Bộ Kinh 14. Kinh Ðại bổn

https://suttacentral.net/dn14/vi/minh_chau

–––––––––––––––––––––––––

… Này các Tỷ–kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác, giữa chúng Tỷ–kheo, tụng đọc giới bổn này:

“Chư Phật dạy Niết–bàn là đệ nhất.

“Nhẫn nhục, khổ hạnh, kham nhẫn, là đệ nhất.

“Người xuất gia hại người xuất gia khác.

“Hại người khác như vậy không xứng gọi là Sa–môn.

“Mọi điều ác không làm, hướng tâm các thiện nghiệp.

“Giữ tâm trí thanh tịnh, chính lời chư Phật dạy.

“Không chỉ trích, không đánh đập, giữ mình trong giới bổn.

“Ăn uống có tiết độ, ngủ nghỉ riêng một mình.

“Hướng tâm đến cao khiết, chính lời chư Phật dạy”.

… Tatra sudaṁ, bhikkhave, vipassī bhagavā arahaṁ sammāsambuddho bhikkhusaṅghe evaṁ pātimokkhaṁ uddisati:

‘Khantī paramaṁ tapo titikkhā,

Nibbānaṁ paramaṁ vadanti buddhā;

Na hi pabbajito parūpaghātī,

Na samaṇo hoti paraṁ viheṭhayanto.

Sabbapāpassa akaraṇaṁ,

kusalassa upasampadā;

Sacittapariyodapanaṁ,

etaṁ buddhānasāsanaṁ.

Anūpavādo anūpaghāto,

Pātimokkhe ca saṁvaro;

Mattaññutā ca bhattasmiṁ,

Pantañca sayanāsanaṁ;

Adhicitte ca āyogo,

Etaṁ buddhānasāsanan’ti.

–––––––––––––––––––––––––

Tham khảo thêm:

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA GIẢI THOÁT GIÁO (OVĀDAPĀTIMOKKHA)

10/02/2017 SAMĀDHIPUÑÑO

Māghapūjā – lễ hội Rằm tháng Giêng, kỷ niệm ngày đức Phật thuyết Ovādapātimokkha (Giải thoát giáo) trong sự kiện đại hội Thánh Tăng tại Tự viện Trúc Lâm (Veḷuvanavihāra); và một sự kiện khác vào cuối cuộc đời của Ngài, là Ngài khả hứa với ma vương sẽ viên tịch sau ba tháng nữa.

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ muốn khảo sát về tính thiết thực và ý nghĩa cốt yếu nội dung Giải thoát giáo (Ovādapātimokkha) mà Thế Tôn đã thuyết giảng trong đại hội Thánh Tăng duy nhất này.

Đại hội Thánh Tăng 1.250 vị.

Vào khoảng thời gian đầu của năm thứ hai sau khi giác ngộ, khi Đức Thế Tôn đang ngụ tại Tự viện Trúc Lâm (Veḷuvanavihāra) trong thành Vương–xá (Rājagaha) do đức vua Bimbisāra (Bình–sa vương) dâng cúng, khi ấy, 1.250 vị Tỳ–khưu đệ tử đã vân tập về đảnh lễ Thế Tôn, đúng vào ngày trăng tròn tháng Māgha của Ấn Độ (tức là ngày rằm tháng giêng âm lịch Việt Nam).

Các vị ấy là những vị đệ tử xuất gia Tỳ–khưu với Thế Tôn và đều là các vị Thánh A–la–hán.

Sự kiện đại hội Thánh Tăng không phải là một sự hội họp thông thường mà đòi hỏi phải hội đủ bốn điều kiện đặc biệt và trong thời kỳ Giáo pháp của đức Phật Gotama chỉ có duy nhất một kỳ đại hội Thánh Tăng mà thôi:

– Đúng vào ngày trăng tròn của tháng Māgha.

– Các vị Tỳ–khưu tự vân tập đến, không ai mời thỉnh.

– Tất cả đều là những vị xuất gia Tỳ–khưu bằng hình thức “Ehi Bhikkhu!”.

– Tất cả đều là bậc A–la–hán chứng đắc lục thông.

Nhân dịp này, đức Phật đã thuyết Giải thoát giáo – Ovādapātimokkha đến chư Tỳ–khưu.

Nội dung kinh Giải thoát giáo cô đọng lại cốt lõi, tinh yếu nội dung của Giáo pháp cũng như là phương thức căn bản của cuộc sống tu tập để các vị thinh văn đệ tử lấy đó làm tôn chỉ thực hành trong quá trình hoằng truyền Chánh pháp.

Theo lịch sử ghi lại, những vị Phật Toàn Giác trong quá khứ thì số Tăng hội, thời kỳ đại hội, địa điểm có phần khác với thời kỳ đức Phật Gotama của chúng ta. Còn những yếu tố căn bản cho kỳ đại hội thì hoàn toàn giống nhau.

…..

Xem tiếp tại đây:

https://spunno.wordpress.com/…/y–nghia–thuc–tien–kinh…/

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 24/2/2024