4 pháp bất cộng trụ đối với tỳ khưu là gì?

4 PHÁP BẤT CỘNG TRỤ ĐỐI VỚI TỲ KHƯU LÀ GÌ?

1. Này Nāga, Tỳ khưu không được hành dâm, dầu hành dâm với loài súc sanh.

Tỳ khưu nào hành dâm, Tỳ khưu ấy không còn là Tỳ khưu, không còn là người con của dòng dõi Sakya (Thích Ca) nữa. Ví như một người bị chặt đầu rồi, thì không thể nào gắn cái đầu lại với thân mình, để có mạng sống trở lại. Cũng như vậy, Tỳ khưu sau khi đã hành dâm rồi, thì không còn là Tỳ khưu, không còn là người con của dòng dõi Sakya (Thích Ca) nữa.

Vì vậy, con chớ nên hành dâm đến trọn đời.

2. Này Nāga, Tỳ khưu không được lấy của cải mà người chủ không cho với tâm trộm cắp, thậm chí ít như cỏ cây, mảnh tre.

Tỳ khưu nào lấy của cải với tâm trộm cắp một vật có giá 1 pāda, hoặc giá trị bằng 1 pāda, hay nhiều hơn 1 pāda, Tỳ khưu ấy không còn là Tỳ khưu, không còn là người con của dòng dõi Sakya (Thích Ca) nữa. Ví như một chiếc lá đã lìa cành rồi, thì không thể nào làm cho chiếc lá xanh tươi trở lại. Cũng như vậy, Tỳ khưu sau khi đã lấy của cải người khác với tâm trộm cắp, một vật có giá 1 pāda, hoặc giá trị bằng 1 pāda, hay nhiều hơn 1 pāda rồi, thì không còn là Tỳ khưu, không còn là người con của dòng dõi Sakya (Thích Ca) nữa.

Vì vậy, con chớ nên trộm cắp cho đến trọn đời.

3. Này Nāga, Tỳ khưu không được có tác ý sát sanh, thậm chí đến sanh mạng dầu nhỏ như con muỗi, con kiến.

Tỳ khưu nào có tác ý giết người, ít nhất làm hư thai nhi trong bụng mẹ, Tỳ khưu ấy không còn là Tỳ khưu, không còn là người con của dòng dõi Sakya (Thích Ca) nữa. Ví như một tảng đá lớn đã bị bể làm hai mảnh, thì không thể nào gắn dính trở lại như trước nữa. Cũng như vậy, Tỳ khưu sau khi đã có tác ý giết người rồi, thì không còn là Tỳ khưu, không còn là người con của dòng dõi Sakya (Thích Ca) nữa.

Vì vậy, con chớ nên có tác ý giết người đến trọn đời.

4. Này Nāga, Tỳ khưu không được khoe khoang pháp của bậc Thánh nhân, mà chính mình không có, ít nhất cũng không nên nói rằng “tôi rất thỏa thích ở nơi thanh vắng”.

Tỳ khưu nào có tâm tham muốn thấp hèn, thường có tánh tham lam, nói khoe khoang: tôi đã chứng đắc bậc thiền, hoặc 3 pháp giải thoát, hoặc thiền định, hoặc nhập định, hoặc Thánh Ðạo, hoặc Thánh Quả, là pháp của bậc Thánh nhân, mà chính mình không từng phát sanh, hiện tại không có. Tỳ khưu ấy không còn là Tỳ khưu, không còn là người con của dòng dõi Sakya (Thích Ca) nữa. Ví như cây thốt nốt bị chặt ngang ngọn rồi, thì không thể nào mọc ngọn, phát triển như trước nữa. Cũng như vậy, Tỳ khưu có tâm tham muốn thấp hèn, thường có tánh tham lam, sau khi đã nói khoe khoang pháp của bậc Thánh nhân, mà chính mình không từng phát sanh, hiện tại không có, thì không còn là Tỳ khưu, không còn là người con của dòng dõi Sakya (Thích Ca) nữa.

Vì vậy, con chớ nên nói khoe khoang pháp của bậc Thánh nhân đến trọn đời.

Nguồn trích dẫn: Gương Bậc Xuất Gia, (Anagāriyūdāharana), Dhammarakkhita Bhikkhu, (Tỳ khưu Hộ Pháp)

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB