729 phiến đá cẩm thạch khắc tạc tam tạng kinh điển Phật giáo

Photo: Cùng nhóm phật tử Hà nội, TSài gòn thăm viếng tháp bảo Kuthodaw Pagoda, Mandalay nơi lưu giữ 729 Phiến đá khắc tạc Tam tạng kinh điển Phật giáo ngày 2/11/2015.

729 PHIẾN ĐÁ CẨM THẠCH KHẮC TẠC TAM TẠNG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO

Ðại Hội Kết Tập Kinh Ðiển Lần Thứ Năm

a) Nguyên nhân

Phật lịch 2404 nhà vua Mindon cho xây một tượng Phật đứng to lớn trên đỉnh núi Mandalay, ngón tay của tượng Phật trỏ xuống thành Mandalay và tượng Ðại Ðức Ànanda quỳ chấp tay. Việc làm của vua như vậy chứng minh huyền thoại của người dân Miến Ðiện, vì họ tin rằng ngày xưa Ðức Phật và Ðại Ðức Ànanda có ngự đến núi này và Ðức Phật có một tiên tri rằng ngọn này về sau sẽ trở thành một thành phố hưng thịnh.

Xây dựng xong, nhà vua đặt tên tượng Phật là Javeyattau. Sau đó, vào năm Phật lịch 2407, vua cho tạc thêm một tượng Phật nữa trên núi. Vua và Chư Tăng muốn cho kinh điển của Ðức Phật thống nhất và để bảo quản lâu dài. Cho nên kỳ kết tập này ra đời.

b) Niên đại,địa điểm, thời gian vị chủ tọa và người bảo trợ

Niên đại kết tập kỳ này, nếu tính theo Tây lịch là vào năm 1871. Chư Tăng chọn thủ đô Miến Ðiện là Mandalay làm địa điểm kết tập. Thời gian kéo dài 5 tháng. Vị chủ tọa kết tập kinh điển lần thứ 5 này là Trưởng lão Pong Yi Sayadaw và có 2400 Chư Tăng tham dự. Vua Mindon là người bảo trợ cuộc kết tập kinh điển.

c) Phương pháp kết tập

Cách thức kết tập kinh này cũng tương tự như những kỳ kết tập trước. Các vị Thánh Tăng như Ngài Jàgaràbhivamsa, Narindàbhidhaja, Sumangalasàmi cùng 2400 vị Chư Tăng đọc lại Tam tạng kinh điển. Ðặc biệt sau kỳ kết tập này, tất cả Tam tạng được viết trên 729 phiến đá cẩm thạch, mỗi phiến đá cao hơn 1 thước rưỡi và rộng non 1 thước tây, khắc chữ đầy cả hai mặt.

Luật tạng gồm có 101 phiến đá. Kinh tạng khắc trên 520 phiến, và Luận tạng khắc trên 108 phiến đá cẩm thạch. Tổng cộng 3 tạng là 729 phiến. Phần chú giải của Tam tạng thì khắc trên 1774 phiến đá khác. Tất cả được vua và Chư Thánh Tăng đem tôn thờ tại tháp Mahalokamarakhin và tháp Candamunì. Có thể nói đây là một công trình tiến bộ nhất của Phật giáo Trưởng lão bộ.

Nguồn trích dẫn: Lịch sử Kết tập Kinh điển và Truyền giáo, Tỳ kheo Thiện Minh

Tham khảo thêm: atnttravel.com

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB