Hướng dẫn “Tự học tụng niệm và giải nghĩa pāli 11 bài kinh hộ trì – Paritta sutta”

[lwptoc]

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

HƯỚNG DẪN “TỰ HỌC TỤNG NIỆM VÀ GIẢI NGHĨA PĀLI 11 BÀI KINH HỘ TRÌ – PARITTA SUTTA”

(Cùng Tam Qui và Ngũ Giới mọi Phật tử phải học thuộc lòng bằng tiếng Pali)

https://m.facebook.com
MP3: https://archive.org

🍀 Chịu khó học thuộc và hiểu nghĩa từ từ mỗi ngày một vài câu Lời Phật dạy, và áp dụng thực hành vào đời sống, sau một vài năm sẽ thấy khác hẳn so với những người không học đều, thực hành đều: chánh kiến, tín tâm, chánh tinh tấn, chánh niệm tăng trưởng, sẽ bớt dần đi tham sân si và sẽ an nhiên tự tại dần từng bước trước vui buồn của cuộc sống.

Quan trọng cốt tủy của thành công là đều đặn học tập và thực hành hàng ngày, chứ không chỉ chờ tới khóa học, khóa thiền, chờ tới khi già có thời gian.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho đạo hữu cùng tất cả mọi người trong gia đình luôn được khỏe mạnh, thành công, an vui, và hạnh phúc, luôn tinh tấn làm lành, lánh dữ, thanh lọc tâm, vun bồi phước thiện Bố thí – Trì giới – Hành thiền tạo duyên lành giúp sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

🍀 11 Bài kinh Hộ Trì Parittapāli được lần lượt được đọc tụng bởi Thiền sư Chủ trì Thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery Yangon Myanmar – Ngài Sayadaw U Dammikabhivamsa, và được phân tích từ ngữ và ý nghĩa của từng câu Pāli bởi Sumangala Bhikkhu Viên Phúc dựa theo tài liệu soạn dịch bởi Tỳ Khưu Đức Hiền, NXB Tôn giáo 2011:

“Kinh Hộ Trì – Phân tích từ ngữ Pali”:

CÁC BÀI HƯỚNG DẪN “TỰ HỌC TỤNG NIỆM VÀ GIẢI NGHĨA PĀLI” có tại các links dưới đây:

🎯 : YOUTUBE PLAYLIST

🎯 AUDIO MP3 & YOUTUBE CHO TỪNG NGÀY:

❶ CHỦ NHẬT:

Paritta– Parikamma – Bố Cáo Kinh Hộ Trì
Maṅgala Sutta – Kinh Hạnh Phúc

Mp3: Archive

1.1 Sayadaw Tharmanaykyaw Youtub
1.2 Câu 1 – 6  Youtub
1.3 Câu 7 – 9 Youtub
1.4 Câu 10 – 11 Youtub
1.5 Câu 12 – 13 Youtub
1.6 Câu 14 – 16 Youtub
1.6b Câu 17 – 19 Youtub
1.7 Câu 20 – 24 Youtub

❷ THỨ HAI:

Ratana Sutta – Kinh Châu Báu

Mp3: Archive

2.1 Sayadaw Tharmanaykyaw Youtub
2.2 Câu 25  Youtub
2.3 Câu 26 – 29  Youtub
2.4 Câu 30 – 32  Youtub
2.5 Câu 33 – 35  Youtub
2.6 Câu 36 – 39  Youtub
2.7 Câu 40 – 45  Youtub

❸ THỨ BA:

Metta Sutta – Kinh Từ Bi

Mp3: Archive

3.1 Sayadaw Tharmanaykyaw  Youtub
3.2 Câu 46 – 49 Youtub
3.3 Câu 50 – 53 Youtub
3.4 Câu 54 – 57 Youtub

❹ THỨ TƯ:

Khandha Sutta – Kinh Khandha
Mora Sutta – Kinh Con Công
Vatta Sutta – Kinh Chim Cút
Mp3: Archive
4.1 Sayadaw Tharmanaykyaw Youtub
4.2 Câu 58 – 65 Youtub
4.3 Câu 66 – 71 Youtub
4.4 Câu 72 – 77 Youtub
4.5 Câu 66 05–06 Mora–Vattasutta Youtub

❺ THỨ NĂM:

Dhajagga Sutta – Kinh Ngọn Cờ

Mp3: Archive

5.1 Sayadaw Tharmanaykyaw Youtub
5.2 Câu 78 – 81 Youtub
5.3 Câu 82 – 86 Youtub
5.4 Câu 87 – 96 Youtub
5.5 Câu 97 – 101 Youtub

❻ THỨ SÁU:

Āṭānāṭiya Sutta – Kinh Āṭānāṭiya

Mp3: Archive

6.1 Sayadaw Tharmanaykyaw Youtub
6.2 Câu 102 – 107 Youtub
6.3 Câu 108 – 113 Youtub
6.4 Câu 114 – 117 Youtub
6.5 Câu 118 – 125 Youtub
6.6 Câu 126 – 131 Youtub

❼ THỨ BẢY:

Aṅgulimāla Sutta – Kinh Ngài Aṅgulimāla
Bojjhaṅga Sutta – Kinh Giác Chi
Pubbaṇha Sutta – Kinh Buổi Sáng
Mp3: Archive
7.1 Sayadaw Tharmanaykyaw Youtub
7.2 Câu 132 – 134 Youtub
7.3 Câu 135 – 137 Youtub
7.4 Câu 138 – 140  Youtub
7.5. Câu 141 – 145  Youtub
7.6 Câu 146 Youtub
7.7 Câu 146 – 152 Youtub
7.8 Câu 153 – 158 Youtub
7.9 Câu 159 – 164 Youtub

🍀 Kink Hộ Trì Paritta sutta – Phân Tích Từ ngữ Pali – TK Đức Hiền:

PDF

archive.org 

Pali.pdf

EBOOK 

🍀 TEXT Bản tụng đọc Pali 11 bài kinh hộ trì paritta xem tại bên dưới bài viết này và tại link này:

Xem tại bên dưới bài viết này và tại link: archive

Tham khảo: vomonthientu.org

MP3 Tụng đọc Pali 11 bài kinh hộ trì paritta:

– Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Paauk Sayadaw archive
– Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Sīlānanda Sayadaw archive

PDF – Kink Hộ Trì Paritta sutta – Phân Tích Từ ngữ Pali – TK Đức Hiền toaikhanh

🍀 MƯỜI MỘT MAHA PARITTA SUTTA

Những bài kệ bảo hộ của Đạo Phật trong phương thức truyền miệng được gọi là Gatha (Kệ) hay Mantra (chú), sự tụng niệm mantra được tin rằng sẽ đem lại kết quả mong muốn nhờ phát triển sự bảo hộ hiệu quả hoặc bằng cách thúc bách sự trợ giúp của các thánh thần siêu nhân.

Các Paritta hay Rakkhana là những bài nguyện nguyên thuỷ cầu sự thịnh vượng, an lành và hạnh phúc của tín đồ Phật giáo ở Miến Điện, nhưng dần dần các Paritta Gatha trở thành thần chú của Phật giáo.

Paritta là một thuật ngữ kỹ thuật bắt nguồn từ gốc TA – (RAKKHATTI) có nghĩa là sự cứu hộ, bảo vệ hay canh chừng; với tiếp đầu ngữ PARI – toàn khắp (SAMANTATO), có nghĩa từ mọi hướng. Do đó, các Paritta có thể được diễn giải là những chú bảo hộ của Phật giáo hoặc Mantra Raksha của Phật giáo.

MAHA có nghĩa là lớn, cao, vĩ đại, hùng mạnh, và dồi dào. Do đó tuyển tập vĩ đại gồm những thần chú Phật giáo ở Miến Điện thường được gọi là MAHA PARITTA SUTTA (Đại hộ trì kinh).

Trong các loại Kinh bảo hộ, quan trọng nhất là tuyển tập mười một Hộ Trì Kinh (Paritta Sutta). Những Paritta Sutta này được tụng niệm một mình hoặc tập thể nhiều người. Một số hoặc tất cả những Kinh (sutta) này được tụng niệm như một phần của những nguyện cầu thông thường của Phật tử, nhằm chống lại những hiểm nguy và tai hoạ, dù chúng tự nhiên hay siêu nhiên. Phòng tránh những biến cố không hay đang diễn ra và vô hiệu hoá các rủi ro từng xảy ra là hai mục đích chính của việc tụng niệm trong những dịp đặc biệt.

Một điều quan trọng cần phải lưu ý là mỗi Paritta Sutta có một chức năng đặc trưng, mặc dù bất cứ paritta nào cũng có thể được tụng niệm như một biện pháp bảo hộ thông thường. Do đó, ví dụ như Angulimala paritta được tụng trong trường hợp sinh khó; Khandha paritta đề phòng việc rắn cắn và nhiễm độc; Vatta paritta nhằm dập tắt ngọn lửa hung dữ; Mora paritta nhằm giải thoát một người khỏi ngục tù; Bojjhanga paritta nhằm chữa trị các bệnh nhân bị bệnh nguy kịch vv..

Tất cả mười một Paritta Sutta được quy định trong chương trình tu học Truyền thống Miến Điện và những học giả trẻ, những người mới nhập đạo, người mới tu và những người trợ lễ (Kyaungtha, Pothudaw, Koyin và Upazin) được rèn luyện để ghi nhớ chúng một cách trực tiếp từ nguyên bản Pali. Tất cả những bản văn này được chuyển dịch sang ngôn ngữ bản địa Miến Điện, và mỗi người Miến Điện trưởng thành được coi như đã hiểu tất cả hoặc một số Kinh này khi các nhà tu lớn tuổi tụng niệm chúng bằng tiếng Pali nhân danh những gia chủ trong các buổi lễ của làng. Những thực hành tôn giáo này vẫn còn hợp thời trong xã hội Phật giáo Miến Điện hiện nay.

Các Phật tử Miến Điện tỏ lòng tôn kính mười một Mahaparitta Sutta này y như họ tôn kính Tam Tạng Kinh (Tipitaka Pali). Mặc dù sau này có nhiều sự dẫn giải và thêm thắt trong việc soạn thảo Paritta bởi những bậc hiền triết uyên bác thời xưa, tất cả những Sutta này đều chủ yếu được đặt nền trên những kinh điển.

⒈ Kinh Hạnh Phúc (Mangala sutta) đặt nền trên Tiểu bộ tập (Khudda– kapatha) và các bản văn Kinh tập (Sutta– nipata) trong Tiểu bộ kinh (Khuddaka nikaya).

⒉ Kinh Châu Báu (Ratana sutta) đặt nền trên Tiểu Bộ Tập (Khudda– kapatha) và bản văn Kinh Tập (Sutta– nipata) trong Tiểu bộ kinh.

⒊ Kinh Từ Bi (Metta sutta) đặt nền trên Tiểu Bộ Tập và bản văn Kinh Tập trong Tiểu Bộ Kinh.

⒋ Kinh Ngũ Uẩn (Khandha sutta) được dựa trên Tiểu phẩm thuộc Luật Tạng (Vinaya pitaka Culavagga), những bản văn Bổn sanh truyện (Jataka) và TăngChi Bộ Kinh (Anguttaranikaya).

⒌ Khổng Tước Kinh (Mora sutta) dựa trên Bổn sanh truyện trong Tiểu Bộ Kinh.

⒍ Luân Hồi Kinh (Vatta sutta) dựa trên Bổn sanh truyện và sở Hành Tạng (Cariyapitaka) trong Tiểu Bộ Kinh.

⒎ Kinh Ngọn Cờ (Dhajagga sutta) dựa trên Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta nikaya), bản văn Tương Ưng Sakka (Sakka Samyutha).

⒏ Kinh Atanatiya sutta dựa trên bản văn Pathikavagga thuộc Trường Bộ Kinh (Digha– nikaya– Pathikavagga) và bản văn Kinh Pháp Cú trong Tiểu Bộ Kinh.

⒐ Angulimala sutta, Vô Não Kinh dựa trên bản văn Majjhimapannasa trong Trung Bộ Kinh (Majjhima nikaya– Majjhimapannasa).

10. Kinh Thất Giác Chi (Bojjhanga sutta) dựa trên bản Tương Ưng Kinh – Đại Phẩm (Samyutha nikaya – Mahavagga Samyutta).

11.Kinh buổi sáng tốt lành (Pubbanha sutta) dựa trên Tiểu Bộ Tập (Khuddaka patha), bản văn kinh tập (Sutta– nipata) trong các bản Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka nikaya) và Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara nikaya).

[Trích Cẩm Nang tụng niệm của Phật tử Miến Điện]

🍀 NGHE VÀ TỤNG KINH HỘ TRÌ PARITTA NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH ?

Kinh Hộ Trì (Parittapāḷi) là Kinh bảo vệ và mang lại những kết quả tốt đẹp. Điều quan trọng là những bài Kinh này được tụng đọc hay lắng nghe một cách đúng đắn. Có một vài điều kiện để thành tựu cả việc tụng đọc và lắng nghe nhằm mang lại những lợi ích của Kinh Paritta. Thật vậy, về người tụng đọc cần phải đầy đủ ba điều kiện và về người lắng nghe cũng có ba điều kiện sau:

I. Ba điều kiện cho người tụng đọc là:

1. Họ phải được học và tụng đọc những bài Kinh Hộ Trì (Parittapāḷi) này một cách chính xác và đầy đủ mà không bỏ sót.

2. Họ phải hiểu được ý nghĩa của các bài Kinh Hộ Trì (Parittapāḷi) khi được tụng lên.

3. Họ phải tụng đọc với tất cả trái tim đầy hoan hỷ và với từ tâm.

II. Ba điều kiện cho người lắng nghe Kinh là:

1. Là người không phạm một trong năm trọng tội:

– Giết mẹ (Mātughātaka);

– Giết cha (Pitughātaka);

– Giết bậc A–la–hán (Arahantaghātaka),

– Làm chảy máu Phật (Lohituppādaka).

– Và chia rẽ Tăng chúng (Saṅghabhedaka).

2. Là người không có “Tà Kiến – Micchādiṭṭhi” như việc không tin Nghiệp (Kamma) và Nghiệp quả (Kammavipāka).

3. Là người lắng nghe những bài Kinh bằng sự tự tin ở kết quả từ việc nghe Kinh, thì sẽ tránh khỏi các sự nguy hiểm và mang lại kết quả tốt.

Chỉ khi những điều kiện này được đầy đủ, thì người này mới thành tựu những lợi ích của Kinh Paritta.

Do vậy, điều quan trọng là khi Kinh Paritta được tụng đọc và mọi người nên lắng nghe với niềm tin, sự kính trọng và bằng sự chú tâm.

Hơn nữa, việc tụng Kinh Paritta được phát sinh hai lợi ích.

Những ai tụng đọc như những người cho một cái gì đó; và những người lắng nghe giống như những người tiếp nhận một điều gì đó đã được cho.

Nếu họ không nhận lĩnh những gì đã được cho thì họ không nhận được gì. Nói rõ hơn, nếu người nào không lắng nghe việc tụng đọc, mặc cho những người khác tụng lên và người này làm các việc khác; thì họ chắc chắn không nhận những gì đã được cho, do vậy họ sẽ không thành tựu được từ những lợi ích của việc nghe kinh.

…..“Này các Tỳ khưu, hãy học Hộ Kinh Āṭānāṭiya! Hãy học thuộc lòng Hộ Kinh Āṭānāṭiya! Hãy nắm giữ Hộ Kinh Āṭānāṭiya! Này các Tỳ khưu, liên quan đến lợi ích là Hộ Kinh Āṭānāṭiya cho các vị Tỳ khưu, các Tỳ khưu ni, các cận sự nam và các cận sự nữ được bảo vệ, được hộ trì, không có bị xâm hại, được sống an vui”.

(Majjhimanikāya, Pāthikavaggapāḷi, bài kinh số 9, trang Myanmar 173).

🍀 103. PHẢI CHĂNG TỤNG KINH PARITTA THẬT KHÔNG CÓ LỢI ÍCH?

Mi Tiên Vấn Đáp budsas.net

– Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Dù trong động thẳm hang sâu, trong những bảo điện kiên cố với tường sắt vây quanh, giữa hư không bao la, sâu thẳm, giữa đáy đại dương hoặc trong lòng muôn trượng của quả đất – chẳng có nơi nào thoát khỏi lưỡi hái của tử thần!”. Điều ấy là chân lý chắc thật phải không đại đức?

– Chẳng có lời nào của Đức Đại Giác là không hợp với chân lý, với sự thật!

– Nếu là vậy thì tại sao Đức Tôn Sư lại nói rằng, người nào tụng kinh hộ trì an lành (kinh Paritta) thì sẽ thoát khỏi uy lực của tử thần? Rõ ràng là lời thuyết này đâm xóc lời thuyết kia? Rõ ràng là lời thuyết sau phá vỡ chân lý của lời thuyết trước? Và, chẳng lẽ nào Đức Đại Giác lại nói ra hai lời nghịch nghĩa như mâu với thuẫn, như nước với lửa, như sáng với tối như thế? Đại đức phải có bổn phận và trách nhiệm phá nghi cho người học Phật thời hậu lai và chống đỡ búa rìu của phường ngoại giáo nhiều môi lắm mép!

– Dĩ nhiên là phải thế, tâu đại vương! Và dĩ nhiên là Đức Đại Giác chẳng bao giờ nói hai lời nghịch nghĩa! Sở dĩ có sự hiểu lầm là vì người ta chưa hiểu năng lực của kinh hộ trì an lành đó thôi!

– Xin đại đức giảng cho nghe về năng lực đó.

– Thưa vâng, đại vương, ngài nghĩ thế nào, ví như có một cái cây già cỗi đã nhiều năm, ruột bộng, bên trong hoàn toàn khô kiệt nhựa và mủ; nghĩa là cái cây ấy không còn sự sống, nó đã chết, đã chấm dứt tuổi thọ. Có người khởi lên vọng tưởng muốn cho cây được sống lại, được đâm chồi nẩy lộc; bèn tưới nước, thêm phân; ngày nào cũng siêng năng tưới tắm, bảo vệ, giữ gìn… những mong cái cây ấy được sống lại! Đại vương nghĩ thế nào, với nỗ lực của người ấy, chăm chuyên tưới nước, săn sóc nó từ ngày này sang ngày nọ – cái cây chết khô kia có vì vậy mà nẩy tược, đâm chồi, mọc lá xanh tươi trở lại hay không?

– Thưa, thật là việc làm vô ích của người ngu; cây đã chết rồi, đã chấm dứt tuổi thọ rồi thì chẳng có năng lực gì, nỗ lực nào làm cho sống lại được!

– Cũng tương tự như thế đó, tau đại vương! Một người khi mà thân xác khô kiệt, tim đã ngừng đập, máu không còn chảy nữa, sự sống đã lìa khỏi thân xác, tuổi thọ đã cáo chung; thì dù tụng kinh với nhiều oai lực như kinh hộ trì an lành Paritta, tụng năm biến, ngàn biến, hay tụng cả bỏ ngủ quên ăn, không vì vậy mà người kia sống lại được, tâu đại vương! Khi mà tử thần đã khua lưỡi hái cướp đi sanh mạng của chúng sanh rồi thì chẳng còn uy lực nào chống đỡ hoặc ngăn cản được đội binh sấm sét và bất khả chiến bại của thần chết, tâu đại vương!

Đức vua Mi–lan–đà mỉm cười:

– Thế là đại đức đã đồng ý với trẫm, là tụng kinh Paritta thật vô ích, kinh Paritta ấy chẳng thể nào ngăn cản uy lực của tử thần được!

– Đúng thế, nhưng mà đại vương hãy nhẫn nại thêm một tí nữa.

– Thưa vâng,

– Đại vương! Ví như có một bệnh nhân thọ bệnh trầm kha, cả lục phủ ngũ tạng đều nát bét, tim và mật đều không còn làm việc. Có một vị lương y đại tài với quyết tâm chữa trị cho bằng được, bao nhiêu thuốc thang, kinh nghiệm, phương dược bí truyền đều mang ra hết. Đại vương nghĩ thế nào, người kia có chút may nào sống lại chăng?

– Bệnh nhân ấy chuẩn bị quan tài là vừa, thưa đại đức!

– Đúng thế, khi sự sống đã rời khỏi thân, khi thọ mạng đã bước ra khỏi cửa – thì việc làm của vị lương y trứ danh kia chẳng khác việc làm của người điên! Lúc ấy, diêm chúa và tử thần ái ngại nhìn vị lương y rồi nói rằng: “Sanh mạng của người kia đã ở trong tay chúng ta rồi, ngươi muốn tụng kinh Paritta để hộ trì an lành và thọ mạng cho y thì chẳng khác nào phỉ báng Đức Phật và phỉ báng cả kinh Paritta!”.

– Hay lắm! dí dỏm lắm! Thế là thêm một lần nữa, đại đức đã đồng ý với trẫm.

– Là vậy mà không là vậy, tâu đại vương! Xin ngài hãy nhẫn nại cho một tí nữa!

– Xin sẵn lòng!

Nghỉ hơi một lát, đại đức Na–tiên nói tiếp:

– Đại vương, ví như người điền chủ kia có một đám ruộng xanh tốt, đến thời, hạt lúa vàng nặng trĩu đầy cành. Nhưng vì tâm tham, người điền chủ muốn năng suất lúa phải bội thu hơn nữa, nên ngày nào y cũng thêm nước, rải phân! Đại vương nghĩ thế nào, với việc làm của người điền chủ, có vì thế mà hạt lúa nảy sanh thêm được chăng?

– Thật không thể.

– Cũng dường thế ấy, đại vương! Cây lúa già hạt trĩu đầy cành, vàng óng, là báo hiệu cây lúa sắp chết. Con người khi mà thân xác đã già, thọ mạng sắp ngưng dứt thì dẫu có thêm nước thêm phân, tụng kinh Paritta thảy đều vô ích, thọ mạng của người ấy không thể kéo dài ra, phát triển thêm được đâu.

– Trẫm hoàn toàn đồng ý.

– Trở lại với các trường hợp trên thử xem. Ví dụ là cái cây cằn cỗi do thiếu phân, thiếu nước; nghĩa là tuổi thọ chưa chấm dứt, sự sống hãy còn; nếu ta chăm bón và nước nôi đầy đủ thì cái cây kia chắc hẳn là phải xanh tươi, phát triển cành lá sum suê chứ, đại vương?

– Đích thị.

– Cũng vậy là một người sanh mạng chưa chấm dứt, sự sống vẫn còn, nhưng do tiều tụy héo mòn bởi phiền não, bởi nhiều sự tai hại, não hại mà ảnh hưởng đến thân và tâm. Nếu kẻ ấy không có đức tin, hoàn toàn đổ sụp tinh thần, hoàn toàn tuyệt vọng – thì tử thần có dễ dàng lê bánh xe của thần chết đến để nghiền nát sinh mệnh của người kia không, hở đại vương?

– Chắc chắn là vậy rồi!

– Nhưng trái lại, nếu người ấy có quy y, tinh thần được khởi động để có niềm tin nơi Tam bảo, tin vào oai lực kinh Paritta có thể ngăn ngừa được thần chết, nên không mỏi mệt tụng kinh Paritta – thì thần chết có làm được gì kẻ kia không, nếu thọ mạng và sự sống ông ta hãy còn?

– Lúc ấy thì có thể thoát khỏi lưỡi hái của diêm chúa.

– Thế kinh Paritta lúc ấy có thật sự lợi ích không hở đại vương!

– Thật sự có lợi ích!

– Đại vương, thế là đến ngang đây, đại vương đã tự bác bỏ câu phát ngôn đầu tiên của mình rồi!

Đức vua Mi–lan–đà suy nghĩ hồi lâu:

– Có thể có một chút gì đó khá đúng. Nhưng ngài có thể cho nhiều ví dụ nữa để trẫm tiếp tục suy gẫm xem?

– Vâng! Nếu có người bệnh, bệnh không nặng lắm – nếu uống đúng thuốc, đúng liều lượng, biết kiêng cử thì bệnh sẽ lành chứ, đại vương?

– Vâng,

– Và khi ấy, thuốc ấy thật sự lợi ích chứ?

– Vâng!

– Một người khi có bệnh chút ít, tuổi thọ chưa chấm dứt, nếu người ấy có quy y Tam bảo, có đức tin vững chắc mà tụng kinh Paritta – thì có ngăn được tử thần không, đại vương?

– Có thể được! Vì có lòng tin nên kinh Paritta sẽ phát sanh năng lực!

– Thế là đại vương đã cùng chấp nhận quan điểm, là tụng kinh Paritta phát sanh năng lực rồi!

– Vâng, trẫm chấp nhận! Thế thì kinh Paritta chỉ hộ trì được những người có đức tin, những người thọ mạng chưa chấm dứt mà thôi, phải thế?

– Thật là chính xác, tâu đại vương! Cho nên kinh Paritta có nghĩa là “kinh hộ trì an lành”! Hộ trì nghĩa là bảo vệ, che chở! Bảo vệ và che chở những người có đức tin, những người còn thọ mạng, nên ngăn chặn được tử thần không cho đến sớm! Chứ không phải kinh Paritta có năng lực bảo vệ và che chở những người không có đức tin, những người thọ mạng đã chấm dứt, tâu đại vương!

– Bây giờ thì trẫm hoàn toàn hiểu rồi!

– Đại vương, quả thật vậy, những người có đức tin nơi Tam bảo, có đức tin vào năng lực kinh Paritta, tin về những đức lành của kinh Paritta; dốc lòng trì tụng kinh Paritta thì có thể tiêu trừ tất cả bệnh tật, tai ương, hoạn nạn; lại có công năng hộ trì an lành, ngăn ngừa được lưỡi hái của tử thần là điều chắc thật!

– Đại đức có bằng cớ chăng?

– Thưa, có. Tại thành Vesàli, đại đức Ànanda đã tụng kinh Paritta, cả đêm, trọn ba vòng thành; tất cả chư thiên trong nhiều cõi giới ta bà đều hoan hỷ, và sau đó tất cả sự kinh sợ như bệnh dịch, phi nhơn và sự đói khát của nhân dân trong thành Vesàli đều được tai qua nạn khỏi!

– Trẫm cũng có đọc qua đoạn kinh ấy, sau đó, dường như có một trận mưa lớn nên nhân dân thoát khỏi nạn dịch hoành hành, nhờ mưa lớn nên mùa màng ruộng vườn tránh khỏi cái khô hạn! Hết dịch, hết đói cũng vì thế. Còn nhờ sao mà phi nhơn hết quấy phá nữa thì trẫm không hiểu.

– Chính nhờ sự mát mẻ, an lành từ oai lực kinh Paritta nên các trạng thái tâm nóng nảy, hung dữ… lắng dịu lại, tâu đại vương!

– Rất là chí lý. Nhưng oai lực kinh Paritta còn diệu dụng nào kỳ lạ nữa chăng?

– Vâng, có, tâu đại vương! Các vị Thánh Tăng, Cao Tăng thường truyền tụng rằng, nếu chuyên trì tụng kinh Paritta thì rắn độc phải lặng lẽ cúi đầu bỏ đi, không dám có ý định cắn mổ nữa. Kẻ trộm vừa giơ gậy muốn đánh, nghe kinh Paritta, phải dịu dàng bỏ thỏng tay xuống. Voi số mạch (nổi cơn dục) rất hung dữ, chạy đến muốn chà đạp người, nghe kinh Paritta, chúng sững lại, hiền lành ngoan ngoãn bỏ đi. Dùng lửa cháy cực mạnh đốt người – đang trì tụng kinh Paritta, lửa ấy không hại người ấy được. Dùng thuốc độc cũng không hại người tụng kinh Paritta.v.v…

– Thật lạ lùng làm sao!

– Chưa đâu đại vương! Lại có trường hợp một con công quyết tâm tụng kinh Paritta để tự bảo vệ mình, có người thợ săn kiên trì đơm bẫy tới bao nhiêu năm cũng không bắt được. Đến khi con công ấy sầu muộn vì luyến ái một con công mái mà quên không tụng kinh Paritta, trong một ngày thôi thì đã bị dính bẫy người thợ săn.

– Trẫm cũng có biết câu chuyện ấy, nói tóm lại là kinh Paritta có năng lực bảo vệ, hộ trì; nhưng trẫm thắc mắc là kinh ấy bảo vệ, hộ trì cho tất cả chúng sanh, tất cả mọi người hay cho một loài, một nhóm, một số người nào đó thôi?

– Không thể hộ trì cho tất cả được.

– Tại sao thế, đại đức?

– Đại vương, ngài nghĩ thế nào, vật thực có hộ trì cho sanh mạng tất cả chúng sanh chăng?

– Thưa, có người hộ trì được, có người không thể.

– Tại sao lại như vậy?

– Ví như có người ăn vật thực quá độ, chất lửa trong bao tử không thể tiêu hóa được, sẽ đầy hơi tức bụng mà chết. Trường hợp ấy gọi là vật thực không thể hộ trì.

Đại đức Na–tiên hỏi lại:

– Thế thì vật thực không thể hộ trì sanh mạng chúng sanh chỉ có hai nguyên nhân:

Thứ nhất, thọ dụng vật thực quá độ.

Thứ hai, do chất lửa trong bao tử non nên không tiêu hóa vật thực được.

– Đúng như thế, thưa đại đức!

– Vật thực vốn là món nuôi sanh mạng chúng sanh, nhưng bởi lẽ chúng sanh tham ăn tham uống quá độ, không biết thọ dụng chừng mực, vừa phải – nên nó trở thành thủ phạm giết hại sanh mạng chúng sanh, phải vậy không đại vương?

– Thật là chính xác!

– Kinh Paritta cũng như vật thực vậy, tâu đại vương! Kinh Paritta có người hộ trì được, có người không! Những người mà kinh Paritta không thể hộ trì được có ba lý do sau:

Một là, do năng lực nghiệp ác cản trở.

Hai là, do nhiều phiền não phát sanh ở trong tâm.

Ba là, do người đọc tụng mà không có đức tin, không trì chí, không quyết tâm, chỉ tụng đọc vẹt nơi miệng!

Đấy là ba cản trở lớn làm cho Paritta không thành tựu, tâu đại vương!

– Như vậy là do chính lỗi lầm, sái quấy của người tụng đọc chứ không phải do kinh Paritta!

– Đúng thế, tâu đại vương! Vật thực cũng như kinh, vốn không có tội gì.

– Đại đức có khả năng cho ví dụ về điều ấy không?

– Thưa được! Ví như có bà mẹ sanh đứa con một, biết bao công lao ẵm bồng, bú mớm, dọn phân, dọn nước tiểu. Lớn hơn chút nữa, lại phải áo quần, trang điểm, giáo dưỡng, dạy bảo nhiều bề. Tuy nhiên, giả dụ như sau này đứa con sinh hư, phạm tội với luật pháp. Người mẹ đau khổ, tìm cách đến công đường cố xin ân xá tội cho con! Tâu đại vương, nếu là đại vương thì đại vương có xá tội cho người con ấy không?

– Người mẹ ấy cũng đáng thương, nhưng luật pháp nghiêm minh, nếu tha thứ cho một người thì nhân dân sẽ khinh nhờn mà phạm nhiều tội khác nữa.

– Vâng, như thế có nghĩa là ai làm nấy chịu, nghiệp ai kẻ ấy phải thọ quả báo! Người mẹ kia không thể xin tội cho con như thế nào – thì kinh Paritta cũng không thể hộ trì cho những người đã bị ba lý do nêu trên cản ngăn!

Đến đây, đức vua hết lòng khen ngợi:

– Quả là biện tài. Quả là đại đức có khẩu ngôn thiện xảo. Cách trả lời với nhiều ví dụ, so sánh của ngài làm cho càng lúc chính đề càng thêm sáng tỏ. Hoài nghi đã chấm dứt. Mắt mờ đã được sáng. Lưới tà kiến đã được tháo gỡ. Trí tuệ của đại đức thật là siêu việt vậy.

– Không dám! Với những câu hỏi của đại vương, bần tăng cũng toát mồ hôi khi cố đưa ra những kiến giải non nớt, nông cạn, mong đại vương hỷ xả cho!

Đức vua Mi–lan–đà mỉm cười:

– Không cần thiết phải khiêm tốn như thế, đại đức! Chúng ta đối thoại với nhau, ngay từ đầu đã xác định là cách đối thoại của bậc trí giả mà! Vậy khách sáo với nhau làm gì.

Đức Na–tiên cũng mỉm cười ý nhị.

🍀 BẢN TỤNG ĐỌC 11 BÀI KINH HỘ TRÌ PARITTA PĀLI

🍀 TỤNG NGÀY CHỦ NHẬT

❶ PARITTA– PARIKAMMA – Preliminary of Paritta

1. Samantā cakkavāḷesu, Atrāgacchantu devatā, Saddhammaṁ Munirājassa, Suṇantu sagga–mokkha–daṁ.

2. Dhammassavana–kālo ayaṁ bhaddantā! (3 times)

3. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. (3 times)

4. Ye santā santa–cittā, tisaraṇa–saraṇā, ettha lokantare vā, Bhummābhummā ca devā, guṇagaṇagahaṇa–byāvaṭā sabbakālaṁ, Ete āyantu devā, vara–kanaka–maye, Merurāje vasanto, Santo santosa–hetuṁ, Munivara–vacanaṁ, sotumaggaṁ samaggā.

5. Sabbesu cakkavāḷesu, Yakkhā devā ca brahrnano, Yaṁ amhehi kataṁ puññaṁ, Sabba–sampatti–sādhakaṁ.

6. Sabbe taṁ anumoditvā, Samaggā Sāsane ratā, Pamāda–rahitā hontu, Ārakkhāsu visesato

7. Sāsanassa ca lokassa, Vuḍḍhī bhavatu sabbadā, Sāsanam pi ca lokañ ca, Devā rakkhantu sabbadā.

8. Saddhiṁ hontu sukhī sabbe, Parivārehi attano, Anīgha sumanā hontu, aha sabbehi ñatibhi.

9. Rājato vā corato vā manussato vā amanussato vā aggito vā udakato vā pisācato vā khāṇukato vā kaṇṭakato v nakkhattato vā janapada–rogato vā asaddhammato vā asandiṭṭhito vā asappurisato vā caṇḍa–hatthi–assa–miga–goṇa–kukkura–ahi–vicchika–maṇisappa–dīpi­accha–taraccha–sūkara–mahiṁsa–yakkha–rakkhasādīhi nānābhayato vā, nānārogato vā nānā–upaddavato vā arakkhaṁ gaṇhantu.

MAṄGALA SUTTA

10. Yaṁ mangalaṁ dvādasahi, Cintayiṁsu sadevakā, Sotthānaṁ nādhigacchanti, Aṭṭhattiṁsañ ca Maṅgalaṁ.

11. Desitaṁ Devadevena, Sabbapāpavināsanaṁ, Sabbalokahitatthāya, Maṅgalaṁ taṁ bhaṇāma he.

12. Evaṁ me sutaṁ. Ekaṁ samayaṁ Bhagavā Sāvatthiyaṁ viharati Jetavane Anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho aññatarā devata abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṁ Jetavanaṁ obhāsetvā, yena Bhagavā tenupasaṅkami ; upasaṅkamitvā Bhagavantaṁ abhivadetva eka–mantaṁ aṭṭhāsi; eka–mantam ṭhitā kho sā devatā Bhagavantaṁ gāthāya ajjhabhāsi:

13. “Bahū devā manussā ca, Maṅgalāni acintayuṁ, Ākaṅkhamānā sotthānaṁ, Brūhi maṅgala–muttamaṁ.”

14. “Asevanā ca bālānaṁ, Paṇḍitanañ ca sevana, Pūjā ca pūjaneyyānaṁ, Etaṁ maṅgalamuttamaṁ.”

15. Patirūpadesavāso ca, Pubbe ca katapuññatā, Attasammāpaṇidhi ca, Etaṁ maṅgala–muttamaṁ.

16. Bāhusaccañ ca sippañ ca, Vinayo ca susikkhito, Subhāsitā ca yā vācā, Etaṁ maṅgala–muttamaṁ.

17. Mātāpitu–upaṭṭhānaṁ, Puttadārassa saṅgaho, Anākulā ca kammantā, Etaṁ maṅgala–muttamaṁ.

18. Dānañ ca dhammacariyā ca, Ñātakānañ ca saṅgaho, Anavajjāni kammāni, Etaṁ maṅgala–muttamaṁ.

19. Āratī viratī pāpā, Majjapānā ca saṁyamo, Appamādo ca dhammesu, Etaṁ maṅgala–muttamaṁ.

20. Gāravo ca nivāto ca, Santuṭṭhi ca kataññutā, Kālena Dhammassavanaṁ, Etaṁ maṅgala–muttamaṁ.

21. Khantī ca sovacassatā, Samaṇānañ ca dassanaṁ, Kālena Dhammasākacchā, Etaṁ maṅgala–muttamaṁ.

22. Tapo ca brahmacariyañ ca, Ariyasaccāna dassanaṁ, Nibbāna–sacchikiriyā ca, Etaṁ maṅgala–muttamaṁ.

23. Phuṭṭhassa lokadhammehi, Cittaṁ yassa na kampati, Asokaṁ virajaṁ khemaṁ, Etaṁ maṅgala–muttamaṁ.

24. Etādisāni katvāna, Sabbattha maparājitā, Sabbattha sotthiṁ gacchanti, Taṁ tesaṁ maṅgala–muttamaṁ.

Maṅgala–suttaṁ Niṭṭhitaṁ.

🍀 TỤNG NGÀY THỨ HAI

❷ RATANA SUTTA

25. Paṇidhānato paṭṭhāya Tathāgatassa dasa pāramiyo dasa upapāramiyo dasa paramattha–pāramiyo ti samattiṁsa paramiyo, pañca mahāpariccāge, lokatthacariyaṁ ñātatthacariyaṁ Buddhatthacariyan ti tisso cariyāyo, pacchimabhave gabbhavokkantiṁ, jatiṁ, abhinikkhamanaṁ, padhānacariyaṁ, Bodhipallaṅke Māravijayaṁ, Sabbaññu–taññaṇappaṭivedhaṁ, Dhammacakkap– pavattanaṁ, nava lokuttaradhamme ti sabbe pime Buddhaguṇe āvajjetvā Vesāliya tīsu pākārantaresu tiyāmarattiṁ Parittaṁ karonto Āyasmā Ānandatthero viya kāruññacittaṁ upaṭṭhapetvā,

26. Koṭīsatasahassesu, Cakkavāḷesu devatā, Yassāṇaṁ paṭiggaṇhanti, Yañ ca Vesāliyā pure,

27. Rogāmanussa–dubbhikkha­ Sambhūtaṁ tividhaṁ bhayaṁ, Khippa–mantaradhāpesi, Parittaṁ taṁ bhaṇāma he.

28. Yānīdha bhūtāni samāgatāni, Bhummāni vā yāni va antalikkhe, Sabbeva bhūtā sumanā bhavantu, Atho pi sakkacca Suṇantu bhāsitaṁ.

29. Tasmā hi bhūtā nisāmetha sabbe, Mettaṁ karotha mānusiyā pajāya, Divā ca ratto ca haranti ye baliṁ, Tasmā hi ne rakkhatha appamattā.

30. Yaṁ kiñci vittaṁ idha vā huraṁ vā, Saggesu vā yam ratanaṁ paṇītaṁ, Na no samaṁ atthi Tathāgatena, Idam pi Buddhe ratanaṁ paṇītaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

31. Khayaṁ virāgaṁ amataṁ paṇītaṁ Yadajjhagā Sakyamunīsamāhito, Na tena Dhammena samatthi kiñci; Idam pi Dhamme ratanaṁ pañītaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

32. Yaṁ Buddhaseṭṭho parivaṇṇayīsuciṁ, Samādhi–mānantarikañña–mahu, Samādhinā tena samo na vijjati; Idam pi Dhamme ratanaṁ paṇītaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

33. Ye puggalā aṭṭha sataṁ pasatthā, Cattāri etāni yugāni honti, Te dakkhiṇeyyā Sugatassa sāvakā, Etesu dinnāni mahapphalāni; Idam pi Saṁghe ratanaṁ paṇītaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

34. Ye suppayuttā manasā daḷhena, Nikkāmino Gotama–sāsanamhi, Te pattipattā amataṁ vigayha, Laddhā mudhā nibbutiṁ bhuñjamānā; Idam pi Saṁghe ratanaṁ paṇītaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

35. Yathindakhīlo pathavissito siyā, Catubbhi vātehi asampakampiyo, Tathūpamaṁ sappurisaṁ vadāmi, Yo Ariyasaccāni avecca passati; Idam pi Saṁghe ratanaṁ paṇītaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

36. Ye Ariyasaccāni vibhāvayanti, Gambhīrapaññena sudesitāni, Kiñcāpi te honti bhusaṁ pamattā, Na te bhavaṁ aṭṭhama–mādiyanti; Idam pi Saṁghe ratanaṁ paṇīitaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

37. Sahāvassa dassanasampadāya, Tayassu dhammā jahitā bhavanti: Sakkāyadiṭṭhivicikicchitañ ca, Sīlabbataṁ vā pi yadatthi kiñci;

38. Catūhapāyehi ca vippamutto, Chaccābhiṭhānāni abhabba kātuṁ ; Idam pi Saṁghe ratanaṁ paṇītaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

39. Kiñcapi so kamma karoti pāpakaṁ, Kāyena vācā uda cetasā vā, Abhabba so tassa paṭicchadāya, Abhabbatā diṭṭhapadassa vuttā; Idam pi Saṁghe ratanaṁ paṇītaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

40. Vanappagumbe yatha phussitagge, Gimhāna māse paṭhamasmiṁ gimhe, Tathūpamaṁ Dhammavaraṁ adesayi, Nibbānagārniṁ paramaṁhitāya; Idam pi Buddhe ratanaṁ paṇītam, Etena saccena suvatthi hotu.

41. Varo Varaññū Varado Varāharo, Anuttaro Dhammavaraṁ adesayi; Idam pi Buddhe ratanaṁ paṇītaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

42. Khīṇaṁ purāṇaṁ nava natthi–sambhavaṁ, Virattacittāyatike bhavasrniṁ, Te khīṇabījā avirūḷhichandā, Nibbanti dhīrā yathāyaṁ padīpo; Idam pi Saṁghe ratanaṁ paṇītaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

43. Yānīdha bhūtam samagatam, Bhummam va yam va antalikkhe, Tathagataṁ devamanussapūjitaṁ, Buddham namassama suvatthi hotu.

44. Yānīdha bhūtāni samāgatāni, Bhummāni vā yāni va antalikkhe, Tathāgataṁ devamanussapūjitaṁ, Dhammaṁ namassāma suvatthi hotu.

45. Yānīdha bhūtani samāgatāni, Bhummāni vā yāni va antalikkhe, Tathagataṁ devamanussapūjitaṁ, Saṁghaṁ namassāma suvatthi hotu.

Ratana–suttaṁ Niṭṭhitaṁ

🍀 TỤNG NGÀY THỨ BA

❸ METTA SUTTA

46. Yassānubhāvato yakkhā, Neva dassenti bhīsanaṁ; Yamhi cevānuyuñjanto, Rattindiva–matandito.

47. Sukhaṁ supati sutto ca, Pāpaṁ kiñci na passati; Evamādiguṇūpetaṁ, Parittaṁ taṁ bhaṇāma he.

48. Karaṇīya–matthakusalena, Yaṁ ta santaṁ padaṁ abhisamecca, Sakko ujū ca suhujū ca, Suvaco cassa mudu anatimānī.

49. Santussako ca subharo ca, Appakicco ca sallahukavutti, Santindriyo ca nipako ca, Appagabbho kulesvananugiddho.

50. Na ca khudda–mācare kiñci, Yena viññū pare upavadeyyuṁ. Sukhino vā khemino hontu, Sabbasattā bhavantu sukhitattā.

51. Ye keci pāṇabhūtatthi, Tasā vā thāvarā vanavasesā, Dīghā vā ye va mahantā, Majjhimā rassakā aṇukathūlā.

52. Diṭṭhā vā ye va adiaṭṭhā, Ye va dūre vasanti avidūre, Bhūtā va sambhavesīva, Sabbasattā bhavantu sukhitattā.

53. Na paro paraṁ nikubbetha, Nātimaññetha katthaci na kañci, Byārosanā paṭighasañña, Nāñña–maññassa dukkha–miccheyya.

54. Mātā yathā niyaṁ putta–, Māyusā ekaputta–manurakkhe, Evam pi sabbabhūtesu, Mānasaṁ bhāvaye aparimāṇaṁ.

55. Mettañ ca sabbalokasmi, Mānasaṁ bhāvaye aparimāṇaṁ, Uddhaṁ adho ca tiriyañ ca, Asambādhaṁ avera–masapattaṁ.

56. Tiṭṭhaṁ caraṁ nisinno va, Sayāno yāvatāssa vitamiddho, Etaṁ satiṁ adhiṭṭheyya, Brahma–metaṁ vihāra–midha māhu.

57. Diṭṭhiñ ca anupaggamma, Sīlavā dassanena sampanno, Kāmesu vineyya gedhaṁ, Na hi jātu ggabbhaseyya puna reti.

Metta–suttaṁ Nitthitaṁ

🍀 TỤNG NGÀY THỨ TƯ

❹ KHANDHA SUTTA

58. Sabbāsīvisajātīnaṁ, Dibbamantdgadhaṁ viya, Yaṁ nāseti visaṁ ghoraṁ, Sesañ cāpi parissayaṁ.

59. Ānākkhettamhi sabbattha, Sabbadā sabbapāṇinaṁ, Sabbaso pi nivāreti, Parittaṁ taṁbhalama he.

60. Virūpakkhehi me mettaṁ, Mettaṁ Erāpathehi me, Chabyāputtehi me mettaṁ, Mettaṁ Kaṇhāgotamakehi ca.

61. Apādakehi me mettaṁ, Mettaṁ dvipādakehi me. Catuppadehi me mettaṁ, Mettaṁbahuppadehi me.

62. Māmaṁ apādako hiṁsi, Ma maṁ hiṁsi dvipādako, Mā maṁ catuppado hiṁsi, Mā maṁ hiṁsi bahuppado.

63. Sabbe sattā sabbe pāṇā, Sabbe bhūtā ca kevalā, Sabbe bhadrāni passantu, Mā kañci pāpa–magamā.

64. Appamāṇo Buddho, appamāṇo Dhammo, Appamāṇo Saṁgho, pamāṇavantāni sarīsapāni, Ahi vicchikā satapadā, uṇṇanābhī sarabri mūsikā.

65. Katā me rakkhā, kataṁ me parittaṁ, Paṭikkamantu bhūtāni, Sohaṁ namo Bhagavato, Namo sattannaṁ Sammāsambuddhanaṁ.

Khandha–suttaṁ Niṭṭhitaṁ.

❺ MORA SUTTA

66. Pūrentam bodhisambhāre, Nibbattaṁ morayoniyaṁ, Yena saṁvihitārakkhaṁ, Mahāsattaṁ vanecarā,

67. Cirassaṁ vāyamantā pi, Neva sakkhiṁsu gaṇhituṁ; “Brahmamantan” ti akkhātam, Parittaṁ taṁ bhaṇāma he.

68. Udetayaṁ cakkhumā ekarājā, Harissavaṇṇo pathavippabhāso; Taṁ taṁ namassāmi harissavaṇṇaṁ pathavippabhāsaṁ, Tayājja guttāa viharemu divasaṁ.

69. Ye Brāhmaṇa vedagū sabbadhamme, Te me namo, te ca maṁ pālayantu; Namatthu Buddhāmaṁ namatthu bodhiyā, Namo vimuttānaṁ namo vimuttiyā. Imaṁ so parittaṁ katvā moro carati esanā.

70. Apetayaṁ cakkhumā ekarājā, Harissavaṇṇo pathavippabhāso; Taṁ taṁ namassāmi harissavaṇṇnaṁ pathavippabhāsaṁ. Tayājja guttā viharemu rattiṁ.

71. Ye Brahmaṇā vedagū sabbadhamme, Te me namo, te ca maṁ palayantu; Namatthu Buddhāmaṁ namatthu bodhiyā, Namo vimuttānaṁ namo vimuttiyā. Imaṁ so parittaṁ katvā moro vāsa­makappayi.

Mora–suttaṁ Niṭṭhitaṁ

❻ VATTA SUTTA

72. Pūrentaṁ bodhisambhare, Nibbattaṁ vattajatiyaṁ, Yassa tejena davaggi, Mahasattaṁ vivajjayi.

73. Therassa Sāriputtassa, Lokanāthena bhāsitaṁ, Kappaṭṭhāyiṁ mahātejaṁ, Parittaṁ taṁ bhaṇāma he.

74. Atthi loke sīlaguṇo, Saccaṁ soceyyanuddā, Tena saccena kāhāmi, Sacca–kiriya–muttamaṁ.

There are in the world the qualities of morality truthfulness, purity, loving kindness and compassion. By that saying of Truth, I will make an excellent asseveration.

75. Āvajjetvā Dhammabalaṁ, Saritvā pubbake jine, Saccabala–mavassāya, Sacca–kiriya–makāsahaṁ.

76. Santi pakkā apatanā, Santi pādā avañcanā, Mātāpitā ca nikkhantā, Jātaveda paṭikkama.

77. Saha sacce kate mayhaṁ, Mahāpajjalito sikhī, Vajjesi soḷasakarīsāni, Udakaṁ patvā yathā sikhī. Saccena me samo natthi, Esā me Sacca–pāramī.

Vatta–suttaṁ Nitthitaṁ

🍀 TỤNG NGÀY THỨ NĂM

❼ DHAJAGGA SUTTA

78. Yassānussaraṇenāpi, Antalikkhe pi pāṇino, Patiṭṭha–madhi gacchanti, Bhūmiyaṁ viya sabbathā,

79. Sabbupaddavajālamhā, Yakkhacorādisambhavā, Gaṇanā na ca muttānaṁ. Parittaṁ taṁ bhaṇāma he.

80. Evaṁ me sutaṁ. Ekaṁ samayaṁ Bhagavā Sāvatthiyaṁ viharati Jetavane Anāthapiṇḍikassa ārāme.

81. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi, “Bhikkhavo” ti, “Bhaddante” ti te bhikkhū Bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca: “Bhūtapubbaṁ bhikkhave devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Atha kho bhikkhave Sakko Devānamindo deve Tāvatiṁse āmantesi, ‘Sace mārisā devanaṁ: saṅgāmagatānaṁ uppajjeyya bhayaṁ vā chambhitattaṁ vā lomahaṁso vā, mameva tasmiṁ samaye dhajaggaṁ ullokeyyd1tha. Mamaṁ hi vo dhajaggaṁ ullokayataṁ yaṁ bhavissati bhayaṁ vā chambhitattaṁ vā lomahaṁso vā, so pahīyissati.

82. No ce me dhajaggaṁ ullokeyyātha, atha Pajāpatissa devarājassa dhajaggaṁ ullokeyyātha. Pajāpatissa hi vo devarājassa dhajaggaṁ ullokayataṁ, yaṁ bhavissati bhayaṁ vā chambhitattaṁ vā, lomahaṁso vā, so pahīyissati.

83. No ce Pajāpatissa devarājassa dhajaggaṁ ullokeyyātha, atha Varuṇassa devarājassa dhajaggaṁ ullokeyyātha. Varuṇassa hi vo devarājassa dhajaggaṁ ullokayataṁ yaṁ bhavissati bhayaṁ vā chambhitattaṁ vā lomahaṁso vā, so pahīyissati.

84. No ce Varuṇassa devarājassa dhajaggaṁ ullokeyyātha, atha Īsānassa devarājassa dhajaggaṁ ullokeyyātha. Īsānassa hi vo devarājassa dhajaggaṁ ullokayataṁ yaṁ bhavissati bhayaṁ vā chambhitattaṁ vā lomahaṁso vā, so pahīyissatī ti.

85. Taṁ kho pana bhikkhave Sakkassa vā Devānamindassa dhajaggaṁ ullokayataṁ, Pajāpatissa vā devarājassa dhajaggaṁ ullokayataṁ, Varuṇassa vā devarājassa dhajaggaṁ ullokayataṁ, Īsānassa vā devarājassa dhajaggaṁ ullokayataṁ, yaṁ bhavissati bhayaṁ vā chambhitattaṁ vā lomahaṁso vā, so pahīyethāpi, no pi pahīyetha.

86. Taṁ kissa hetu? Sakko hi bhikkhave Devānamindo avītarāgo avītadoso aātamoho, bhīru chambhī uttarasī palāyīti.

87. Ahañ ca kho bhikkhave evaṁ vadāmi, ‘Sace tumhākaṁ bhikkhave araññagatānaṁ vā rukkhamūlagatānaṁ vā suññāgāragatānaṁ vā uppajjeyya bhayaṁ vā chambhitattaṁ vā lomahaṁso vā, mameva tasmiṁ samaye anussareyyātha:

88. ‘Iti pi so Bhagavā arahaṁ, sammāsambuddho, vijjācaraṇasampanno, sugato, lokavidū, anuttaro purisadammasārathi, satthā devamanussānaṁ, buddho, bhagavā ti.

89. Mamaṁ hi vo bhikkhave amussarataṁ yaṁ bhavissati bhayaṁ vā chambhitattaṁ vā lomahaṁso vā, so pahīyissati.

90. No ce maṁ anussareyyātha, atha Dhammaṁ anussareyyātha:

91. ‘Svākkhāto Bhagavatā Dhammo, sandiṭṭhiko, akāliko, ehipassiko, opaneyyiko, paccattaṁ veditabbo viññūhī ti.

92. Dhammaṁ hi vo bhikkhave anussarataṁ yaṁ bhavissati bhayaṁ vā chambhitattaṁ vā lomahaṁso vā so pahīyissati.

93. No ce Dhammaṁ anussareyyātha, atha Saṁghaṁ anussareyyātha:

94. ‘Suppatipanno Bhagavato sāvakasaṁgho, ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṁgho, ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṁgho sāmicippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṁgho, yadidaṁ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā; esa Bhagavato sāvakasaṁgho āhuneyyo, pāhuneyyo, dakkhiṇeyyo, añjalikaraṇiyo, anuttaraṁ puññakkhettaṁ lokassā ti.

95. Saṁghaṁ hi vo bhikkhave anussarataṁ yaṁ bhavissati bhayaṁ vā chambhitattaṁ vā lomahaṁso vā, so pahīyissati.

96. Taṁ kissa hetu? Tathāgato hi bhikkhave Arahaṁ Sammāsambuddho vitarāgo vītadoso vītamoho, abhīru achambhī anutrāsī apalāyī ti.

97. Ida–mavoca Bhagavā, idaṁ vatvāna Sugato; athāparaṁ etadavoca Satthā:

98. Araññe rukkhamūle vā, Suññāgāre va bhikkhavo, Anussaretha Sambuddhaṁ, Bhayaṁ tumhāka no siyā.

99. No ce Buddhaṁ sareyyātha, Lokajeṭṭhaṁ Narāsabhaṁ, Atha Dhammaṁ sareyyātha, Niyyānikaṁ sudesitaṁ.

100. No ce Dhammaṁ sareyyātha, Niyyānikaṁ sudesitaṁ, Atha Saṁghaṁ sareyyātha, Puññakkhettaṁ anuttaraṁ.

101. Evaṁ Buddhaṁ sarantānaṁ, Dhammaṁ Saṁghaṁ ca bhikkhavo, Bhayaṁ vā chambhitattaṁ vā, Lomahaṁso na hessati.

Dhajagga–suttataṁ Niṭṭhitaṁ.

🍀 TỤNG NGÀY THỨ SÁU

❽ ĀṬĀNĀṬIYA SUTTA

102. Appasannehi Nāthassa, Sāsane sādhusammate, Amanussehi caṇḍehi, Sadā kibbisakāribhi,

103. Parisānaṁ catassannaṁ Ahiṁsāya ca guttiyā, Yaṁ desesi Mahāvīro, Parittaṁ taṁ bhaṇāma he.

104. Vipassissa ca namatthu, Cakkhumantassa sirīmato Sikhissa pi ca namatthu, Sabbabhūtānukampino.

105. Vessabhussa ca namatthu Nhātakassa tapassino, Namatthu Kakusandhassa Mārasenāpamaddino.

106. Koṇāgamanassa namatthu, Brāhmaṇassa vusīmato; Kassapassa ca namatthu, Vippamuttassa sabbadhi.

107. Aṅgīrasassa namatthu, Sakyaputtassa sirīmato, Yo imaṁ Dhammaṁ desesi Sabbadukkhāpanudanaṁ.

108. Ye cāpi nibbutā loke, Yathābhutaṁ vipassisuṁ, Te janā apisuṇātha, Mahantā vītasāradaṁ.

109. Hitaṁ devamanussānaṁ Yaṁ namassanti Gotamaṁ Vijjācaraṇasampannaṁ, Mahantaṁ vītasaradaṁ.

110. Ete caññe ca Sambuddhā Anekasatakoṭiyo, Sabbe Buddhāsamasamā, Sabbe Buddha mahiddhikā.

111. Sabbe dasabalūpetā, Vesārajjehu–pāgata, Sabbe te paṭijānanti, Āsabhaṁṭhanamuttamaṁ.

112. Sīhanādaṁ nadantete, Parisāsu visāradā, Brahmacakkaṁ pavattenti, Loke appaṭivattiyaṁ.

113. Upetā Buddhadhammehi, Aṭṭhārasahi Nāyakā, Battiṁsa–lakkhaṇūpetā, Sītānubyañjanādharā.

114. Byāmappabhāya suppabhā, Sabbe te Munikuñjarā, Buddhā Sabbaññuno ete, Sabbe Khīṇāsava Jinā.

115. Mahāpabhā mahātejā, Mahāpaññā mahabbalā, Mahākāruṇikā dhīra, Sabbesānaṁ sukhāvahā.

116. Dīpā nāthā patiṭṭhā ca, Tāṇā leṇā ca pāṇinaṁ, Gatī bandhū mahassāsā Saraṇā ca hitesino.

117. Sadevakassa lokassa, Sabbe ete parāyaṇā; Tesāhaṁ sirasā pāde, Vandāmi purisuttame.

118. Vacasā manasā ceva Vandāmete Tathāgate, Sayane āsane ṭhane, Gamane cāpi sabbadā.

119. Sadā sukhena rakkhantu Buddhā santikarā tuvaṁ, Tehi tvaṁ rakkhito santo, Mutto sabbabhayehi ca.

120. Sabbarogā vinīmutto, Sabbasantāpavajjito, Sabbavera–matikkanto, Nibbuto ca tuvaṁ bhava.

121. Tesaṁ saccena sīlena Khantimettābalena ca, Tepi amhe–nurakkhantu Arogena sukhena ca.

122. Puratthimasmiṁ disābhāge, Santi bhuta mahiddhika ‘ Tepi amhe–nurakkhantu Arogena sukhena ca.

123. Dakkhivasmim disabhage, Santi devā mahiddhikā, Tepi amhe–nurakkhantu, Arogena sukhena ca.

124. Pacchimasmiṁ disābhāge, Santi nāgā mahiddhikā, Tepi amhe–nurakkhantu Arogena sukhena ca.

125. Uttarasmim disābhāge, Santi yakkhā mahiddhikā, Tepi amhe–nurakkhantu, Arogena sukhena ca.

126. Puratthimena Dhataraṭṭho, Dakkhiṇena Virūḷhako, Pacchimena Virūpakkho, Kuvero uttaraṁ disaṁ.

127. Cattāro te Mahārājā, Lokapālā yasassino, Tepi amhe–nurakkhantu, Arogena sukhena ca.

128. Ākāsaṭṭhā ca bhūmaṭṭhā, Devā nāgā mahiddhikā, Tepi amhe–nurakkhantu, Arogena sukhena ca.

129. Iddhimanto ca ye devā, Vasantā idha Sāsane, Tepi amhe–nurakkhantu, Arogena sukhena ca.

130. Sabbhītiyo vivajjantu, Soko rogo vinassatu, Mā te bhavantarāyā, Sukhī dīghayuko bhava.

131. Abhivādanasīlissa, Niccaṁ vuḍḍhāpacāyino, Cattāro dhammā vaḍḍhanti: Āyu vaṇṇo sukhaṁ balaṁ.

Āṭānāṭiya –suttaṁ Niṭṭhitaṁ.

🍀 TỤNG NGÀY THỨ BẢY

❾ AṄGULIMĀLA SUTTA

132. Parittaṁ yaṁ bhaṇantassa, Nisinnaṭṭhanadhovanaṁ, Udakampi vināseti, Sabba–meva parissayaṁ.

133. Sotthinā gabbhavuṭṭhānaṁ, Yañ ca sādheti taṅkhaṇe, TherassAṅgulimālassa, Lokanāthena bhāsitaṁ, Kappaṭṭhāyiṁ mahātejaṁ, Parittaṁ taṁ bhaṇāme he.

134. Yatohaṁ, bhagini, ariyāya jatiya jāto, nābhijānāmi saūñcicca pāṇaṁ jīvitā voropetā, Tena saccena sotthi me (or te?) hotu, sotthi gabbhassa.

Aṅgulimāla–suttaṁ Niṭṭhitaṁ.

❿ BOJJHAṄGA SUTTA

135. Saṁsāre saṁsarantānaṁ, Sabbadukkhavināsane, Satta dhamme ca Bojjhaṅge, Mārasenāpamaddane,

136. Bujjhitvā ye cime sattā,, Tibhavā muttakuttamā, 1 Ajāti–majarābyādhiṁ, Amataṁ nibbayaṁ gatā.

137. Evamādiguṇūpetaṁ, Anekaguṇasaṅgahaṁ, Osadhañ ca imaṁ mantaṁ, Bojjhaṅgañ ca bhaṇāma he.

138. Bojjhaṅgo satisaṅkhato, Dhammānaṁ vicayo tathā, Vīrimyaṁ pīti passaddhi, Bojjhaṅga ca tathāpare,

139. Samādhupekkhā bojjhaṅgā, Sattete Sabbadassinā Muninā sammadakkhātā Bhāvitā bahulīkatā.

140. Saṁvattanti abhiññāya, Nibbānāya ca bodhiyā, Etena saccavajjena, Sotthi te hotu sabbadā.

141. Ekasmiṁ samaye Nātho, Moggallānañ ca Kassapaṁ, Gilāne dukkhite disvā, Bojjhaṅge satta desayi.

142. Te ca taṁ abhinanditvā, Rogā mucciṁsu taṅkhane. Etena saccavajjena, Sotthi te hotu sabbadā.

143. Ekadā Dhammarājā pi, Gelaññenābhipīḷito, Cundattherena taṁ yeva, Bhaṇapetvāna sādaraṁ.

144. Sammoditvāna ābādhā, Tamhā vuṭṭhāsi thānaso. Etena saccavajjena, Sotthi te hotu sabbadā.

145. Pahīna te ca ābādhā, Tiṇṇannam pi Mahesinaṁ, Maggahatā kilesāva, Pattānuppatti–dhammataṁ. Etena saccavajjena, Sotthi te hotu sabbadā.

Bojjhaṅga–suttaṁ Niṭṭhitaṁ.

⑪ PUBBAṆHA SUTTA

146. Yaṁ dunnimittaṁ avamaṅgalañ ca, Yo cāmanāpo sakuṇassa saddo, Pāpaggaho dussupinaṁ akantaṁ, Buddhānubhāvena vināsa–mentu.

147. Yaṁ dunnimittaṁ avamaṅgalañ ca, Yo cāmanāpo sakuṇassa saddo, Pāpaggaho dussupinaṁ akantaṁ, Dhammānubhāvena vināsa–mentu.

148. Yaṁ dunnimittaṁ avamaṅgalañ ca, Yo cāmanāpo sakuṇassa saddo, Pāpaggaho dussupinaṁ akantaṁ, Saṁghanubhāvena vināsa–mentu.

149. Dukkhappattā ca niddukkhā, Bhayappattā ca nibbayā, Sokappattā ca nissokā, Hontu sabbe pi pāṇino.

150. Ettāvatā ca amhehi Sambhataṁ, puññasampadaṁ, Sabbe devānumodantu, Sabbasampattisiddhiyā.

151. Dānaṁ dadantu saddhāya, Sīlaṁ rakkhantu sabbadā, Bhāvanābhiratā hontu, Gacchantu devatāgatā.

152. Sabbe Buddhā balappattā, Paccekānañ ca yaṁ balaṁ, Arahantānañ ca tejena, Rakkhaṁ bandhāmi sabbaso.

153. Yaṁ kiñci vittaṁ idha vā huraṁ vā, Saggesu vā yaṁ ratanaṁ paṇītaṁ, Na no samaṁ atthi Tathāgatena. Idam pi Buddhe ratanaṁ paṇītaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

154. Yaṁ kiñci vittaṁ idha vā huraṁ vā, Saggesu vā yaṁ ratanaṁ paṇītaṁ, Na no samaṁ atthi Tathāgatena. Idam pi Dhamme ratanaṁ paṇītaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

155. Yaṁ kiñci vittaṁ idha va huraṁ va, Saggesu va yaṁ ratanaṁ paṇitaṁ, Na no samaṁ atthi Tathāgatena. Idam pi Saṁghe ratanaṁ paṇitaṁ, Etena saccena suvatthi hotu.

156. Bhavatu sabbamaṅgalaṁ, Rakkhantu sabbadevatā, Sabba–Buddhānubhāvena, Sadā sukhī bhavantu te.

157. Bhavatu sabbamaṅgalaṁ, Rakkhantu sabbadevatā, Sabba–Dhammānubhāvena, Sada sukhī bhavantu te.

158. Bhavatu sabbamaṅgalaṁ, Rakkhantu sabbadevatā, Sabba–Saṁghānubhāvena, Sadā sukhī bhavantu te.

159. Mahākāruṇiko Natho, Hitāya sabbapāṇinaṁ, Pūretvā pāramī sabbā, Patto sambodhi–muttamaṁ. Etena saccavajjena, Sotthi te hotu sabbadā.

160. Jayanto bodhiyā mūle, Sakyānaṁ nandivaḍḍhano, Eva–meva jayo hotu, Jayassu jayamaṅgale.

161. Aparājita–pallaṅke, Sīse puthuvipukkhale, Abhiseke sabba–Buddhānaṁ Aggappatto pamodati.

162. Sunakkhattaṁ sumaṅgalaṁ, Suppabhātaṁ suhuṭṭhitaṁ, Sukhaṇo, sumuhutto ca, Suyiṭṭhaṁ brahmacārisu.

163. Padakkhiṇaṁ kāyakammaṁ, Vācākammaṁ padakkhiṇaṁ, Padakkhiṇaṁmanokammaṁ, Paṇīdhi te padakkhiṇe.

164. Padakkhiṇāni katvāna, Labhantatthe padakkhiṇe, Te atthaladdhā dukhitā, Virūḷhā Buddhasāsane, Arogā sukhitā hotha, Saha sabbehi ñātibhi.

Pubbaṇha–suttaṁ Niṭṭhitaṁ.

PARITTAPĀḶI NIṬṬHITĀ

 

Bài Viết Liên Quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 24/8/2020