Āsavā = “lậu hoặc”/”ô nhiễm”

ĀSAVĀ = “LẬU HOẶC”/”Ô NHIỄM”

– NH: Kính thưa sư. Từ ” lậu” được lặp lại nhiều lần trong các Kinh nghĩa là gì ạ?

– @:

āsavā = “Lậu hoặc”/”Ô Nhiễm”

Lậu hoặc / ô nhiễm có 4 loại là: ⚀ Dục ô nhiễm, ⚁ hữu ô nhiễm, ⚂ kiến ô nhiễm, ⚃ vô minh ô nhiễm.

Lậu hoặc được đoạn trừ ❶ do phòng hộ, ❷ do thọ dụng, ❸ do nhẫn nại, ❹ do tránh né, ❺ do trừ diệt, ❻ do tu tập, ❼ do tri kiến.

Vị thánh đã đoạn tận các lậu hoặc / ô nhiễm được gọi là khīṇāsavaka (bậc Lậu tận), hay āsavakkhaya (chấm dứt ô nhiễm), đó là những danh từ để gọi bậc Thánh Alahán: bậc vĩnh viễn chấm dứt sinh tử luân hồi, xuất ly tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới).

Tài liệu tham khảo:

242 – Hỏi. Thế nào là āsava? Có bao nhiêu pháp āsava?

Đáp. Āsava xuất nguyên từ ā (đến, từ) + ngữ căn su nghĩa là “chảy ra”.

Nghĩa đen của āsava là “những gì chảy mạnh ra và tràn ngập”.

Đối với tâm linh, āsava được ví như chất say được tinh lọc từ bông hoa.

Cũng vậy, với năm trần cảnh tốt đẹp hay những pháp khả ái đáng hài lòng liên hệ đến hỷ tham, khiến tâm chúng sinh “say đắm” vào những pháp ấy.

“Chất say” thường làm chúng sinh trở nên phóng túng, trí không còn minh mẫn.

Cũng vậy, āsava làm tâm chúng sinh rơi vào “loạn cuồng”, rơi vào “mê muội” không thể tiến cao hơn.

Ngoài ra, āsava còn được ví như “những gì nhơ bẩn tiết ra từ vết thương”.

“Idha, bhikkhave, ekacco puggalo kodhano hoti upāyāsabahulo appampi vutto samāno abhisajjati…

“Ở đây, này các Tỳkhưu, có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dù có nói chút ít, cũng tức tối (abhisajjati)…

Seyyathāpi, bhikkhave, , duṭṭhāruko kaṭṭhena vā kaṭhalāya vā…”

Ví như một vết thương đang làm mủ (duṭṭhāruka), nếu bị cây gậy hay miểng sành (kaṭhalā) đánh phải, liền chảy mủ nhiều hơn”… [3]

Chữ āsava thường được dịch là “lậu hoặc” nghĩa là “thấm rịn ra”, “chảy rịn ra”.

Ví như nước từ trong lòng núi “thấm rịn” qua kẻ nứt của đá, hay “chảy rịn ra” từ kẻ nứt.

Cũng vậy, những chất độc của tâm linh sẽ “thấm rịn” hoặc “chảy ra” từ “kẻ nứt” của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý khi tiếp xúc với các cảnh trần.

Chữ āsava còn được dịch là “trầm luân”, hay “ngâm tẩm”.

Tức là pháp này làm chúng sinh “chìm đắm trong luân hồi”(trầm luân), hay chúng sinh phải chịu “ngâm mình trong giòng nước luân hồi” (ngâm tẩm).

Như nước từ nguồn tuôn chảy không hề dứt, cũng vậy pháp “chảy ra” (āsava) này, chảy tràn ngập trong tất cả đời sống trong vòng luân hồi, cho đến khi tâm Chuyển tánh (gotrabhūcitta) xuất hiện, tâm này có công năng cắt đứt phần nào “giòng trôi chảy” ấy.

Và cho đến khi tâm Tiến bậc (vodanācitta) xuất hiện trong lộ tâm chứng Tứ Đạo, bấy giờ “giòng trôi chảy” này mới chấm dứt hoàn toàn.

Vị ấy được gọi là khīṇāsavaka (bậc Lậu tận), hay āsavakkhaya (chấm dứt ô nhiễm), đó là những danh từ để gọi bậc Thánh Alahán).

Āsava được xem như “chất độc vô cùng nguy hiểm”, nó làm ô nhiễm sự trong sạch tâm, làm hư hoại những thiện pháp mà chúng sinh này đã tích trử được, như Phật ngôn:

“Ayasā’va malaṃ samuṭṭhitaṃ; taduṭṭhāya taṃ’eva khādati.

Evaṃ atidhomacarinaṃ; sakakammāni nayanti duggatiṃ”.

“Như sét từ sắt sinh; sét sanh ăn lại sắt.

Cũng vậy, quá lợi dưỡng; tự nghiệp dẫn cõi ác” [4] .

Hay: “Paravajjānupassissa; niccaṃ ujjhānasaññino.

Āsavā tassa vaddhanti; ārā so āsavakkhayā.

“Ai thấy lỗi của người; thường sanh lòng chỉ trích.

Người ấy lậu hoặc (āsava) tăng; rất xa lậu hoặc diệt” [5] .

Những danh từ như ô nhiễm, đồi bại, nhơ bẩn, bợn nhơ, chất độc được xem như gần với ý nghĩa của từ ngữ āsava này [6].

Theo Tạng Thắng Pháp (Abhidhammapiṭaka) “ô nhiễm” này có bốn là:

Dục ô nhiễm (kāmāsava), hữu ô nhiễm (bhavāsava), kiến ô nhiễm (diṭṭhāsava) và vô minh ô nhiễm (avijjāsava).

Có Pāli như sau:

“Cattāro āsavā: Kāmāsavo, bhavāsavo, diṭṭhāsavo, avijjāsavo:

Bốn ô nhiễm là: Dục ô nhiễm, hữu ô nhiễm, kiến ô nhiễm, vô minh ô nhiễm” [7].

Theo Tạng Kinh (suttantapiṭaka) có ba pháp ô nhiễm là: Dục ô nhiễm, hữu ô nhiễm và vô minh ô nhiễm.

“Tayo me, āvuso, āsavā. Kāmāsavo, bhavāsavo, avijjāsavo – ime kho, āvuso, tayo āsavā’ti:

“Này Hiền giả, có ba ô nhiễm này: Dục ô nhiễm, hữu ô nhiễm, vô minh ô nhiễm. Này Hiền giả, đây là ba ô nhiễm” [8]

Hoặc: … “Tassa evaṃ jānato evaṃ passato kāmāsavāpi cittaṃ vimuccati, bhavāsavāpi cittaṃ vimuccati, avijjāsavāpi cittaṃ vimuccati”.

…“Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi “dục ô nhiễm”, thoát khỏi “hữu ô nhiễm”, thoát khỏi “vô minh ô nhiễm” [9] .

*– Pháp ô nhiễm này có thể phân thành 5 loại như:

“Atthi, bhikkhave, āsavā nirayagamanīyā:

Này các Tỳkhưu, có các lậu hoặc đưa đến địa ngục,

Atthi āsavā tiracchānayonigamanīyā:

Có các lậu hoặc đưa đến bàng sanh,

Atthi āsavā pettivisayagamanīyā:

Có các lậu hoặc đưa đến ngạ quỷ,

Atthi āsavā manussalokagamanīyā:

Có các lậu hoặc đưa đến thế giới loài người,

Atthi āsavā devalokagamanīyā:

Có các lậu hoặc đưa đến thế giới chư Thiên” [10] .

*– Pháp ô nhiễm này có thể phân thành 6 loại, như;

– Có những lậu hoặc do phòng hộ được đoạn trừ.

– Có những lậu hoặc do thọ dụng được đoạn trừ.

– Có những lậu hoặc do nhẫn nại được đạn trừ.

– Có những lậu hoặc do tránh né được đoạn trừ.

– Có những lậu hoặc do trừ diệt được đoạn trừ.

– Có những lậu hoặc do tu tập được đoạn trừ. [11]

Kinh Trungbộ I, bài kinh Tất cả lậu hoặc (sabāsavasuttaṃ), ngoài 6 loại nêu trên, có thêm: “Có những lậu hoặc do tri kiến được đoạn trừ”.

Như vậy, có tất cả 7 loại ô nhiễm.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 9 tháng 11, 2017