Bài 1: Pāramī (Ba–la–mật) là gì

Bài 1: Pāramī (Ba–la–mật) là gì❓

https://archive.org/details/dhamma–in–photo–balamat–20231011

––––––––––––––––––––––––––––––

ĐỊNH NGHĨA PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT)

––––––––––––––––––––––––––––––

Nhóm mười đức được gọi là Ba–la–mật bao gồm:

1. Dāna – Bố thí

2. Sīla – Trì giới

3. Nekkhamma – Xuất gia

4. Pañña – Trí tuệ

5. Vīriya – Tinh tấn

6. Khanti – Nhẫn nại hay Kham nhẫn

7. Sacca – Chân thật

8. Adhitthāna – Quyết định

9. Mettā – Từ ái

10. Upekkhā – Hành xả

Vị Bồ–tát có 10 đức này như: Bố thí, Trì giới, v.v…, được gọi là bậc tối cao về nhân cách phi thường “Parama”.

Do đó, căn cứ vào nền tảng này, từ nguyên của Ba–la–mật là: Paramānaṃ bhāvo – tánh chất của những nhân vật phi thường. Nó xuất phát từ hai pháp: Trí tuệ của những người thấy và biết chúng như thật và lời nói của những người thấy và biết như thật.

Một từ nguyên khác là: Paramānaṃ kammaṃ (công việc của những nhân vật phi thường). Do đó, con đường thực hành của họ bao gồm: Bố thí, Trì giới, v.v… được gọi là Ba–la–mật.

Thứ tự của mười pháp Ba–la–mật cần biết rõ qua bài kệ sau đây:

Dānaṃ sīlañ ca nekkhammaṃ paññā vīriyena pañcamaṃ khantī saccaṃ adhiṭṭhānaṃ mettupekkhā ti te dasa.

Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Nhẫn nại, Chân thật, Quyết định, Từ tâm và Hành xả. Tất cả những pháp này làm thành mười (Ba–la–mật).

(Mỗi Ba–la–mật có ba loại là

⑴ Pāramī – Ba–la–mật thông thường,

⑵ Upa–pāramī – Ba–la–mật bậc cao,

⑶ Paramattha–pāramī – Ba–la–mật tối cao.

[ở Việt Nam hay dịch là Ba La Mật bậc hạ, bậc trung, và bậc thượng].

Ví dụ: Bố thí có 3 loại:

(1) Dāna pāramī: Bố thí Ba–la–mật thông thường.

(2) Dāna upapāramī: Bố thí Ba–la–mật bậc cao.

(3) Dāna paramatthapāramī: Bố thí Ba–la–mật bậc tối cao.

Giới Ba–la–mật và những Ba–la–mật còn lại cũng có 3 loại như thế.

Như vậy, chi tiết thì có tất cả 30 Ba–la–mật.

Sự khác nhau giữa ba mức độ hạ, trung, và thượng Ba La Mật: ⑴ Pāramī, ⑵ Upapāramī, ⑶ Paramatthapāramī

Nói về ba loại này:

(1) những tài sản riêng của một người như vàng, bạc v.v… và những thành viên trong gia đình, vợ và con cái của người ấy.

(2) những chi thể lớn nhỏ của người ấy như tay, chân v.v…

(3) mạng sống của người ấy trước tiên.

Như vậy, về Bố thí thì:

(1) vật thí về tài sản là dāna–pāramī,

(2) vật thí về chi thể lớn nhỏ là dāna–upapāramī

(3) vật thí về sinh mạng là dāna–paramatthapāramī.

Tương tự:

(1) Hy sinh của cải để bảo vệ Giới,

(2) Hy sinh chi thể lớn nhỏ để bảo vệ Giới, và

(3) Hy sinh mạng sống để bảo vệ Giới.

Ba pháp trên là Sīla–pāramī, Sīla–upapāramī, Sīla–paramatthapāramī.

Tám Ba–la–mật còn lại cũng được phân loại như thế.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: ĐẠI PHẬT SỬ TẬP Quả – PHỤ CHÚ GIẢI CHƯƠNG 1–2–3 – ĐỊNH NGHĨA BA–LA–MẬT

––––––––––––––––––––––––––––––

Ý NGHĨA PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT)

––––––––––––––––––––––––––––––

Những ý nghĩa có thể chấp nhận về chữ pāramī đã được giải thích nhiều cách trong chú giải của bộ Hạnh Tạng (Cariyā–pitaka).

Pāramī được kết hợp bởi ‘parama’ và ‘ī’. Parama: ‘tối thắng’, được dùng ở đây trong ý nghĩa về các vị Bồ–tát, là những bậc Tối thắng.

Hoặc pāramī có ngữ căn ‘para’ với tiếp vĩ ngữ ‘ma’. Ngữ căn para có nghĩa là ‘thực hành viên mãn’ hoặc ‘hộ trì’. Bởi vì các Ngài thực hành viên mãn và hộ trì những pháp như bố thí (dāna), v.v… nên các vị Bồ–tát được gọi là parama.

Hoặc tiếp đầu ngữ para được gắn liền với ngữ căn mava ‘thắt chặt’. Bởi vì các Bồ–tát cư xử tựa như các Ngài kết thân tình cảm và thu hút mọi người đến với các Ngài bằng những pháp Ba–la–mật nên các Ngài được gọi là parama.

Hoặc tiếp đầu ngữ paraṁ kết hợp với ngữ căn maja ‘trong sạch’, paraṁ có nghĩa là ‘hơn’. Vì chư Bồ–tát thoát khỏi trạng thái ô nhiễm và trong sạch hơn những người khác, nên các Ngài được gọi là parama.

Hoặc tiếp đầu ngữ paraṁ kết hợp với ngữ căn maya ‘đi’, paraṃ ‘ siêu việt’. Vì chư Bồ–tát đi đến trạng thái cao siêu của Niết bàn một cách đặc biệt nên các Ngài được gọi là parama.

Hoặc tiếp đầu ngữ paraṃ kết hợp với ngữ căn mu ‘quyết định’. Bởi vì chư Bồ–tát quyết định kiếp sống kế tiếp của các Ngài, như các Ngài quyết định trong kiếp hiện tại, nên các Ngài được gọi là parama. (Ý nghĩa là vì các vị Bồ–tát có thể quyết định chính xác làm điều gì để kiếp hiện tại được vui sướng và không khuyết điểm, nên các Ngài cũng có thể làm như vậy trong kiếp sống kế tiếp. Nghĩa là các Ngài có khả năng cải thiện các kiếp sống của mình).

Hoặc tiếp đầu ngữ paraṃ kết hợp với ngữ căn mi nghĩa là ‘gieo vào’; paraṃ nghĩa là ‘hơn’. Vì chư Bồ–tát ‘gieo vào’ càng lúc càng nhiều đức hạnh như giới v.v…trong lộ trình tâm, nên các Ngài được gọi là parama.

Hoặc tiếp đầu ngữ paraṃ nghĩa là ‘khác với’ hay ‘đối nghịch với’ với ngữ căn ‘mī’ có nghĩa là ‘nghiền nát’. Bởi vì chư Bồ–tát nghiền nát tất cả mọi kẻ thù là những pháp ô nhiễm, khác với hoặc đối nghịch với tất cả những thiện pháp, nên các Ngài được gọi là parama.

Hoặc danh từ pāra kết hợp với ngữ căn maja ‘làm trong sạch’, pāra nghĩa là ‘bờ bên kia’. Ở đây vòng luân hồi được xem là ‘bờ bên này’ và Niết bàn là ‘bờ bên kia’. Bởi vì chư Bồ–tát làm thanh tịnh chính mình và kẻ khác ở bờ bên kia Niết bàn nên các Ngài được gọi là paramī.

Hoặc danh từ pāra kết hợp với ngữ căn mava ‘buộc chặt’ hoặc ‘đặt chung với nhau’. Vì chư Bồ–tát đi đến bờ bên kia Niết bàn nên các Ngài được gọi là pāramī.

Hoặc ngữ căn là maya, nghĩa là ‘đi’. Vì chư Bồ–tát đi đến bờ bên kia Niết bàn nên các Ngài được gọi là parami.

Hoặc ngữ căn là ‘mu’, nghĩa là ‘hiểu biết’. Vì chư Bồ–tát hiểu biết như thật bờ bên kia Niết bàn nên các Ngài được gọi là parami.

Hoặc ngữ căn ‘mi’, nghĩa là “đặt vào”. Vì chư Bồ–tát đặt chúng sanh vào và đưa họ đến bờ bên kia Niết bàn nên các Ngài được gọi là parami.

Hoặc ngữ căn là ‘mi’, nghĩa là ‘nghiền nát’. Bởi vì chư Bồ–tát nghiền nát và đoạn tận tất cả ô nhiễm ở Niết bàn, chúng là kẻ thù của chúng sanh nên các Ngài được gọi là pāramī.

(Những ý nghĩa trên được trình bày đúng với từ nguyên học – sabhavanirutti)

Paramānaṃ ayaṃ pāramī: Pāramī nghĩa là tài sản dưới dạng những pháp hành của chư Bồ–tát;

hoặc paramānaṁ kammaṁ pāramī;

pāramī có nghĩa là những phận sự của chư Bồ–tát.

Paramissa bhāvo pāramitā paramissa kammaṁ pāramitā: những phận sự đem lại trí tuệ nên được gọi là Bồ–tát.

Ý nghĩa trên được đúc kết như sau: một loạt phận sự như bố thí và những phận sự khác được chư Bồ–tát thực hành viên mãn thì được gọi là pāramī (hay pāramitā).

Trong Phụ chú giải của bộ Jinalaṅkāra có nói rằng: “Pārāṁ nibbānaṁ ayan ti gacchanti etāhi ti pāramiyo nibbānasādhakā hi dānacetanādayo dhammā pāramī ti vuccanti,” nghĩa là “Dānacetanā hay tác ý bố thí v.v… hình thành con đường dẫn đến Niết bàn, bờ bên kia của luân hồi nên được gọi là pāramī.”

Trong chú giải Hạnh tạng (Cariyāpitaka) cũng nói rằng:

taṇhāmānadiṭṭhīhi anupahatā karun’ūpāyakosalla–pariggahita dānādayo gunā pāramiyo.

Pāramī được tạo thành bởi những pháp như bố thí v.v… có thể thấy được qua sự thể hiện của từ bi và trí tuệ. Lòng bi mẫn được thể hiện nơi những chúng sanh không bị nhiễm trước ái dục, ngã mạn và tà kiến. Trí tuệ là trí tầm cầu con đường và phương tiện được hướng đạo bởi lòng bi mẫn và trí tuệ nên được gọi là pāramī.

Upāya–kosalla–ñāṇa (Phương tiện thiện xảo trí): Đây là trí tuệ thiện xảo trong lúc làm các việc phước như bố thí, v.v… để chúng trở thành phương tiện cơ bản và trợ duyên cho việc chứng đắc Nhất thiết trí.

Một người thuộc gia đình thuần thành, có nguyện vọng thành Phật nên chuyên tâm vào các việc phước như bố thí, trì giới, v.v… với mục tiêu duy nhất là chứng đắc Nhất thiết trí.

Trí tuệ giúp người ấy hướng đến hoặc ao ước thành đạt Nhất thiết trí là Quả duy nhất của những việc phước thì được gọi là Phương tiện thiện xảo trí.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: PHỤ CHÚ GIẢI CHƯƠNG 6 CÁC PHÁP BA–LA–MẬT (PĀRAMĪ) – ĐẠI PHẬT SỬ TẬP 1.A

Bài viết liên quan

  • Bài 1: Pāramī (ba-la-mật) là gì?, Web Link, Archive
  • Bài 2: Quán xét về các pháp pāramī (ba-la-mật) như thế nào?, Web Link, Archive
  • Bài 3: đặc tính, chức năng, sự hiện khởi và nguyên nhân gần của các pháp pāramī (ba-la-mật) là gì?, Web Link, Archive
  • Bài 4.1: bố thí ba-la-mật (dāna pāramī), Web Link, Archive
  • Bài 4.2.1 có bao nhiêu loại dāna theo nhóm hai?[bố thí pāramī (ba-la-mật], Web Link
  • Bài 4.2.2 bố thí puggalika-dāna (cá nhân thí) và sanghika-dāna (tăng thí) như thế nào?[bố thí pāramī (ba-la-mật], Web Link
  • Đại phật sử – mingun sayadaw, Web Link
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 10,10,2023