Chỉ trích, chê bai, vu khống

CHỈ TRÍCH, CHÊ BAI, VU KHỐNG

 

🍀 CÂU HỎI 33: Lúc đầu con muốn xuất gia để thực hành tam học – giới, định và tuệ, đặc biệt là hành theo phương pháp của trường thiền Pa–Auk. Nhưng con thấy một số người giữ giới nghiêm túc nhưng lại thích dính dáng vào những chuyện vu khống, chê bai, chỉ trích. Điều này làm cho con cảm thấy buồn và hoang mang. Tại sao một người giữ giới nghiêm túc như vậy lại không thể có được sự hiểu biết và thông cảm hơn đối với những người khác?

– TRẢ LỜI CÂU HỎI 33: Bạn không nên cảm thấy khó chịu và để bị tác động bởi phiền não của người khác. Bạn phải nhớ rằng ngay cả Đức Phật cũng bị những người khác chỉ trích và cáo gian. Khi một người nào đó vu khống hay chỉ trích bạn hoặc người khác, đó là nghiệp bất thiện của anh ta. Bạn không nên biểu lộ cùng một thái độ ấy đối với anh ta.

🍀 CÂU HỎI 34: Nếu một người cho mình là người giữ giới nghiêm túc nhưng thích cáo gian và chỉ trích những lỗi lầm của người khác, và có một nội tâm đầy sân hận và ganh ghét, cách cư xử của y như vậy có hợp với lời dạy của Đức Phật không? Nếu hành thiền, liệu y có gặp khó khăn nào không?

– TRẢ LỜI CÂU HỎI 34: Tất nhiên cách cư xử của người ấy không hợp với lời dạy của Đức Phật rồi. Và hành thiền đối với anh ta là một điều khó.

Xưa, có một vị Tỳ–kheo Trưởng–lão và một vị Tỳ–kheo trẻ đi khất thực trong một ngôi làng nọ. Ở ngôi nhà đầu tiên họ chỉ nhận được một muỗng cháo nóng. Bao tử của vị Trưởng–lão đang bị gió (trúng gió bao tử) làm cho đau đớn. Ngài nghĩ ‘Muỗng cháo này sẽ hữu ích cho ta; ta sẽ uống nó trước khi nó bị nguội đi’.

Người ta mang tới cho ngài một cái ghế gỗ đặt ở bậc cửa, và ngài ngồi xuống đó để uống cháo.

Vị Tỳ–kheo trẻ tỏ ra ghê tởm và nói ‘Lão già này đã để cho cơn đói đánh bại và làm những điều lẽ ra ông nên cảm thấy hổ thẹn để làm vậy’.

Vị Trưởng–lão tiếp tục đi khất thực, và lúc trở về tu viện ngài mới hỏi vị Tỳ–kheo trẻ

– Hiền giả đã có chỗ đặt chân nào trong Giáo–Pháp này chưa?

– Có, bạch Trưởng–lão, tôi là một bậc nhập lưu (Thánh Tu–đà–hoàn, bậc thánh đầu tiên trong tứ quả thánh)

– Thế thì, này Hiền giả, đừng cố gắng để (đạt đến) những đạo quả cao hơn làm gì; một người là bậc lậu tận (tức bậc đã đắc A–la–hán) đã bị ông xỉ vả đấy.

Vị Tỳ–kheo trẻ (hiểu được) vội vàng xin sám hối và nhờ đó thoát khỏi chướng ngại cho việc đạt đến các chứng đắc cao hơn do lời chỉ trích của mình gây ra.

Nếu một người đã chỉ trích một bậc thánh và không sám hối, họ sẽ không thể đạt đến bất cứ đạo quả nào được, và nếu một bậc thánh chứng đạo quả thấp chỉ trích một bậc thánh chứng đạo quả cao hơn và không sám hối, họ sẽ không thể đạt đến bất kỳ đạo quả nào cao hơn khác trong kiếp ấy.

Từ điều này chúng ta có thể thấy rằng chỉ trích bất cứ người nào là điều hoàn toàn không có lợi, vì chúng ta không biết được là họ có phải là thánh nhân hay không vậy.

Nguồn trích dẫn: Hỏi và Đáp với Thiền Sư Pa–Auk Tawya Sayadaw

 

[CHÁNH KINH]

1) Tại Sàvatthi.

2) Rồi Tỷ–kheo Kokàlika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ–kheo Kokàlika bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Sàriputta và Moggallàna là hạng ác dục. Họ bị ác dục chi phối.

4) Khi được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tỷ–kheo Kokàlika:

– Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, hãy đặt tin tưởng vào Sàriputta và Moggallàna. Sàriputta và Moggallàna thật là hòa ái.

5) Lần thứ hai, Tỷ–kheo Kokàlika bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn đáng tin tưởng, rất đáng tin cậy; nhưng Sàriputta và Moggallàna là hạng ác dục. Họ bị ác dục chi phối.

6) Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Tỷ–kheo Kokalika:

– Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, hãy đặt tin tưởng vào Sàriputta và Moggallàna. Sàriputta và Moggallàna thật là hòa ái.

7) Lần thứ ba, Tỷ–kheo Kokàlika bạch Thế Tôn:

–… Họ bị ác dục chi phối.

8) Lần thứ ba, Thế Tôn bảo Tỷ–kheo Kokàlika:

–… Sariputta và Moggallàna thật là hòa ái.

9) Rồi Tỷ–kheo Kokàlika từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên phải hướng về Ngài, rồi ra đi.

10) Tỷ–kheo Kokàlika ra đi không được bao lâu, toàn thân mọc lên những mụt nhọt lớn bằng hột cải.

Từ hột cải, chúng lớn lên bằng hột đậu xanh (mugga).

Từ hột đậu xanh, chúng lớn lên bằng hột đậu lớn (kalàya).

Từ hột đậu lớn, chúng lớn lên bằng rolatthi (hột cây jujube, cây táo).

Từ hột rolatthi, chúng lớn lên bằng hột kolama.

Từ hột kolama, chúng lớn lên bằng hột amala (a–ma–la quả).

Từ quả amala, chúng lớn lên bằng quả beluva chưa chín.

Từ quả beluva chưa chín, chúng lớn lên bằng quả billa.

Từ hình lớn bằng quả billa, chúng nứt vỡ ra, chảy máu và mủ.

11) Rồi Tỷ–kheo Kokàlika do bệnh này bị mệnh chung.

Bị mệnh chung, Tỷ–kheo Kokàlika sanh trong địa ngục Sen hồng, với tâm hận thù đối với Tôn giả Sàriputta và Moggallàna.

– Bạch Thế Tôn, bao nhiêu lâu là tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng?

17) – Thật dài, này Tỷ–kheo, là tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng. Không dễ gì tính được là bao nhiêu năm, bao nhiêu trăm năm, bao nhiêu ngàn năm, bao nhiêu trăm ngàn năm.

18) – Bạch Thế Tôn, có thể tính được chăng bằng một ví dụ?

19) Thế Tôn đáp:

– Có thể được, này Tỷ–kheo. Này Tỷ–kheo, ví như có một bao hột đậu mè, nặng hai mươi khàrika, theo đo lường ở nước Kosala. Ví dụ sau một trăm năm, một người lấy ra một lần một hột mè. Này Tỷ–kheo, còn mau hơn là bao hột mè, nặng hai mươi khàrika ấy, theo đo lường của nước Kosala, đi đến tiêu hao, đi đến hao mòn do phương tiện ấy, so sánh (với tuổi thọ) ở địa ngục Abhuda.

Này Tỷ–kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Abhuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Nirabbuda.

Này Tỷ–kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Nirabbuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Ababa.

Này–Tỷ kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Ababa bằng một tuổi thọ ở địa ngục Atata.

Này Tỷ–kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Atata bằng một tuổi thọ ở địa ngục Ahaha.

Này Tỷ–kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Ahaha bằng một tuổi thọ ở địa ngục Kumuda.

Này Tỷ–kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Kumuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Sogandhika.

Này Tỷ–kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Sogandhika bằng một tuổi thọ ở địa ngục Uppala (Hoa sen xanh).

Này Tỷ–kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Uppala bằng một tuổi thọ ở địa ngục Pundarika (Sen trắng).

Này Tỷ–kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Sen trắng bằng một tuổi thọ ở địa ngục Sen hồng.

Này Tỷ–kheo, Tỷ–kheo Kokàlika sanh tại địa ngục Sen hồng với tâm hận thù đối với tôn giả Sàriputta và Moggallàna.

20) Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói như vậy, bậc Thiện Thệ lại nói thêm:

Phàm con người đã sanh,

Sanh với búa trong miệng,

Kẻ ngu khi nói bậy,

Tự chặt đứt lấy thân.

Ai khen kẻ làm bậy,

Ai chê người làm hay,

Tự nhen nhúm bất hạnh,

Do nơi miệng của mình,

Chính do bất hạnh ấy,

Nên không được an lạc.

Nhỏ thay bất hạnh này,

Trong canh bạc rủi may,

Bị tan hoang tài sản,

Trong giờ phút đỏ đen.

Lớn hơn sự bất hạnh,

Hơn mọi bất hạnh khác,

Do tự mình gây nên,

Cho tự ngã của mình.

Ai đối xử ác ý,

Với chư Phật, Thiện Thệ,

Phải trải qua thời gian,

Trăm ngàn nhiều hơn nữa,

Ba mươi sáu và năm,

Trải thời gian thật dài.

Ai với lời và ý,

Phỉ báng bậc Hiền Thánh,

Dùng ác tâm chống đối,

Sẽ sa đọa địa ngục.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập I – Thiên Có Kệ – [06] Chương VI – Tương Ưng Phạm Thiên – X. Kokàlika(S.i,119)

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 4 tháng 3, 2020