Con đường giải thoát -1
CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT -1
Làm thế nào để trừ diệt, dẫn đến diệt vong các ác bất thiện suy tầm, liên hệ đến dục, đến sân, đến si? (Thực Tu Tăng Thượng Tâm)
– Chư Tỷ–kheo, Tỷ–kheo muốn thực tu tăng thượng tâm cần phải thường thường tác ý năm tướng. Thế nào là năm?
– Ở đây, Tỷ–kheo y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện suy tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này các Tỷ–kheo,
[1] Tỷ–kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia.
Ví như một người thợ mộc thiện xảo hay đệ tử một người thợ mộc, dùng một cái nêm nhỏ đánh bật ra, đánh tung ra, đánh văng ra một cái nêm khác.
Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác bất thiện suy tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
– Chư Tỷ–kheo, nếu Tỷ–kheo ấy khi tác ý một tướng khác với tướng kia, liên hệ đến thiện, các ác bất thiện suy tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ–kheo,
[2] Tỷ–kheo ấy cần phải quán sát các nguy hiểm của những suy tầm ấy: “Ðây là những suy tầm bất thiện, đây là những suy tầm có tội, đây là những suy tầm có khổ báo”.
Ví như một người đàn bà hay người đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang sức nếu một xác rắn, hay xác chó, hay xác người được quàng vào cổ, người ấy phải lo âu, xấu hổ, ghê tởm.
Nhờ quán sát các nguy hiểm của những suy tầm ấy, các ác bất thiện suy tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
– Chư Tỷ–kheo, nếu Tỷ–kheo ấy trong khi quán sát các nguy hiểm của những suy tầm ấy, các ác bất thiện suy tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ–kheo,
[3] Tỷ–kheo ấy cần phải không ức niệm, không tác ý những suy tầm ấy.
Ví như một người có mắt, không muốn thấy các sắc pháp nằm trong suy tầm mắt của mình, người ấy nhắm mắt lại hay ngó qua một bên.
Nhờ không ức niệm, không tác ý những suy tầm ấy, các ác bất thiện suy tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
– Chư Tỷ–kheo, nếu Tỷ–kheo ấy trong khi không ức niệm, không tác ý các suy tầm ấy, các ác, bất thiện suy tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên.
[4] Chư Tỷ–kheo, vị Tỷ–kheo ấy cần phải tác ý đến hành tướng các suy tầm và sự an trú các suy tầm ấy.
Ví như một người đang đi mau, suy nghĩ: “Tại sao ta lại đi mau? Ta hãy đi chậm lại”. Trong khi đi chậm, người ấy suy nghĩ: “Tại sao ta lại đi chậm? Ta hãy dừng lại”. Trong khi dừng lại, người ấy suy nghĩ: “Tại sao Ta lại dừng lại? Ta hãy ngồi xuống”. Trong khi ngồi, người ấy suy nghĩ: “Tại sao ta lại ngồi? Ta hãy nằm xuống”. Chư Tỷ–kheo, như vậy người ấy bỏ dần các cử chỉ thô cứng nhất và làm theo các cử chỉ tế nhị nhất.
Nhờ tác ý đến hành tướng và sự an trú các suy tầm ấy, các ác bất thiện suy tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ–kheo, nếu Tỷ–kheo ấy trong khi tác ý đến hành tướng các suy tầm và sự an trú các suy tầm, các ác, bất thiện suy tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ–kheo,
[5] Tỷ–kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm.
Ví như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu, hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục, và đánh bại.
Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện suy tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ trừ diệt chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ–kheo, Tỷ–kheo ấy được gọi là đã an trú trong đạo suy tầm pháp môn. Vị ấy có thể tác ý đến suy tầm nào vị ấy muốn, có thể không tác ý đến suy tầm nào vị ấy không muốn; vị ấy đã đoạn trừ khát ái, đã giải thoát các kiết sử, khéo chinh phục kiêu mạn, đã chấm dứt khổ đau.
(Trung bộ kinh M20, Kinh An trú tầm. TK Viên Phúc hiệu đính, tóm lược theo bản dịch của HT Thích Minh Châu)
Nguồn trích dẫn: Trung bộ kinh M20, Kinh An trú tầm. TK Viên Phúc hiệu đính, tóm lược theo bản dịch của HT Thích Minh Châu
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
Bài viết trên Facebook, 3 tháng 9, 2014