Cộng Nghiệp Có Thật Không

Nghiệp Và Quả Của Nghiệp

BS:

Cộng nghiệp có thật không? How to clear ? Xin Thày chỉ giáo.

@:

Đây là câu hỏi liên quan đến nghiệp, một trong những giáo pháp cốt tủy, thâm sâu (là một trong bốn điều không thể nghĩ bàn) của Phật giáo, khó có câu trả lời ngắn gọn mà lại đầy đủ và sâu sắc. Chỉ ghi lại tại đây hai ý quan trọng nhất liên quan đến Nghiệp và Quả Của Nghiệp:

⑴ Nghiệp là một loại Tâm tác ý có chủ định, sau khi có chủ định sẽ tạo ra nghiệp bằng thân, bằng lời, bằng ý.

⑵ Mỗi chúng sinh là chủ nhân của nghiệp do chính mình tạo ra. Nhân nào quả nấy, nghiệp theo sát chúng sinh như bóng theo hình trong các kiếp sinh tử luân hồi. Không có sự chuyển nghiệp, chỉ có sự ngăn cản hiệu lực quả của nghiệp giữa nghiêp thiện và nghiệp ác, vì vậy người Phật tử chân chánh không sợ quả (vì không thay đổi được nhân trong quá khứ), chỉ sợ gieo nhân ác trong mỗi giây phút hiện tại, nên luôn cố gắng thực hành theo lời Chư Phật dạy: làm lành, lánh ác, thanh lọc tâm.

Mỗi khi có điều kiện, mong Đạo hữu hãy bỏ thêm công sức, thời gian tìm hiểu thêm các lời Phật dạy trong các kinh điển liên quan tới vấn đề tối quan trọng này, nhằm vun bồi chánh kiến, chánh tư duy thông qua Văn Tuệ (Trí tuệ có được qua nghe, đọc, học tập nghiên cứu), để làm nền tảng vững chắc cho Tư Tuệ (Trí tuệ có được do suy luận, suy nghẫm) và cuối cùng là Tu Tuệ, Trí tuệ có được thông qua tu tập Bát Thánh Đạo và Thiền quán Vipassana. Chỉ có Tu Tuệ mới thật sự hữu ích cho sự giải thoát, chấm dứt sinh tử luân hồi.

Nguyện cho Đạo hữu luôn được thuận duyên và tinh tấn trên con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau phiền não, đạt tới hạnh phúc thật sự, tự do thật sự.

Trân trọng,

TK Viên Phúc.

Tham khảo thêm:

Nghiệp và Quả Của Nghiệp

Này Subha, tóm lại nghiệp và quả của nghiệp là như sau:

Hành ác nghiệp sát sinh, quả của ác nghiệp sát sinh là người chết yểu, trở thành người chết yểu.

Hành thiện nghiệp không sát sinh, quả của thiện nghiệp không sát sinh là người sống lâu, trở thành người sống lâu.

Hành ác nghiệp hành hạ chúng sinh, quả của ác nghiệp hành hạ chúng sinh là người có nhiều bệnh hoạn, trở thành người có nhiều bệnh hoạn.

Hành thiện nghiệp không hành hạ chúng sinh, quả của thiện nghiệp không hành hạ chúng sinh là người có ít bệnh hoạn, trở thành người có ít bệnh hoạn.

Hành ác nghiệp sân hận, quả của ác nghiệp sân hận là người xấu xí, trở thành người xấu xí, da dẻ sần sùi đáng ghê sợ.

Hành thiện nghiệp không sân hận (có tâm từ), quả của thiện nghiệp không sân hận (có tâm từ) là người xinh đẹp, trở thành người xinh đẹp, da dẻ hồng hào đáng chiêm ngưỡng.

Hành ác nghiệp hay ganh tỵ, quả của ác nghiệp hay ganh tỵ là người có ít quyền lực, trở thành người có ít quyền lực.

Hành thiện nghiệp không ganh tỵ (hoan hỷ), quả của thiện nghiệp không ganh tỵ (hoan hỷ) là người có nhiều quyền lực, trở thành người có nhiều quyền lực.

Hành ác nghiệp không bố thí, quả của ác nghiệp không bố thí là người có ít của cải, trở thành người có ít của cải (người nghèo khổ).

Hành thiện nghiệp bố thí, quả của thiện nghiệp bố thí là người có nhiều của cải, trở thành người có nhiều của cải (người giàu có).

Hành ác nghiệp khó dạy, không biết tôn kính, quả của ác nghiệp khó dạy, không biết tôn kính là người thấp hèn, trở thành người sinh trong dòng dõi thấp hèn.

Hành thiện nghiệp dễ dạy, biết tôn kính, quả của thiện nghiệp dễ dạy, biết tôn kính là người cao quý, trở thành người sinh trong dòng dõi cao quý.

Hành ác nghiệp không học hỏi về ác pháp, thiện pháp từ các bậc thiện trí, quả của ác nghiệp không học hỏi về ác pháp, thiện pháp là người không có trí tuệ, trở thành người không có trí tuệ (người ngu dốt).

Hành thiện nghiệp học hỏi về ác pháp, thiện pháp từ các bậc thiện trí, quả của thiện nghiệp học hỏi về ác pháp, thiện pháp là người có trí tuệ, trở thành người có nhiều trí tuệ.

Này Subha, tất cả mọi chúng sinh đều có nghiệp là của riêng họ, họ là người thừa hưởng quả của nghiệp của họ; nghiệp là nhân sinh ra họ, nghiệp là bà con thân quyến của họ; nghiệp là nơi nương nhờ của họ. Chính nghiệp phân loại chúng sinh thấp hèn hoặc cao quý.

(kinh Cūḷakammavibhaṅgasutta)

4 Tính Chất Của Nghiệp

Này Ānanda, như vậy tóm lại:

Ác nghiệp nặng ngăn cản ác nghiệp nhẹ.

Ác nghiệp có cơ hội ngăn cản thiện nghiệp.

Thiện nghiệp có cơ hội ngăn cản ác nghiệp.

Thiện nghiệp có nhiều năng lực ngăn cản thiện nghiệp có ít năng lực.

(kinh Mahākammavibhaṅgasutta)

Nguồn trích dẫn: Kinh Cūḷakammavibhaṅgasutta

Tài liệu tham khảo
nghiep-va-qua-cua-nghiep

Bài viết liên quan

  • Hàng Ngày Không Quên: Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB
  • Sát Sinh, Web, FB
  • Các Chi Phần Của Ngũ Giới Và Bát Quan Trai Giới, Web, FB
  • Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., Web, FB
  • Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Ngũ Giới Quả Xấu Ác Nghiệp Phạm Ngũ Giới, Web, FB

Các Bài Viết Liên Quan Đến Nghiệp Và Quả Của Nghiệp:

  • Nghiệp Và Quả (Kamma Và Vipaka), Web, FB
  • Nghiệp Và Quả Của Nghiệp, Web, FB
  • Quả Của Thiện Và Ác Nghiệp Rất Lạ Lùng, Web, FB
  • Quả Của Nghiệp (Kammaphala), Web, FB
  • Thế Nào Là Nghiệp Trọng Yếu (Garukakamma), Web, FB
  • Các Chúng Sinh Là Chủ Nhân Của Nghiệp Do Mình Tạo Ra, Web, FB
  • Như Nắm Muối Bỏ Chén, Web, FB
  • Sám Hối Như Thế Nào? Để Làm Gì, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB
  • Tụng Buổi Tối Sau Thời Thiền, Youtube