Đạt tới cái khó đạt tới

Photo: Lễ thọ giới Tỳ Khưu cho ba vị thanh niên người Miến và một vị người Anh tại Thiền viện Ta ma nê chô (Tharmanaykyaw), Yangon, Myanmar hôm nay 23/10/2018.
Lành thay Lành thay Lành thay!

ĐẠT TỚI CÁI KHÓ ĐẠT TỚI

Bhikkhu ordination for three Myanmar youths and an Englishman at Tharmanaykyaw monastery, Yangon, Myanmar today 23/10/2018.
Sādhu Sādhu Sādhu!

🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀
Ordain as (Dullabba) Monks to Gain Benefits
🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀

In reality the term dullabha does not mean entering monkhood for a short duration of time and become lay again. It means, dullabha monks are people who try to attain what is difficult to attain.

In the word dullabha, ‘du’ is one word and ‘labha’ is another word; du-that is difficult, labha-attaining or trying to get. Dullabha, monkhood that is difficult to attain, but tries to attain is the meaning.

Dullabha monkhood is difficult to attain because laity cannot attain or try and fulfil the (227) rules of training (sila sikkhapada) which, when expanded become more than ninety thousand millions or nine thousand kotis. Only when these numerous rules can be observed, sila merit can be obtained. That is why dullabha means attaining what is difficult to attain.

(From: Ashin Kundalabhivamsa
Aggamaha Kammatthanacariya)

🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀
Thọ giới Tỳ Khưu Dullabba – xuất gia gieo duyên để được hưởng lợi ích.
🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀

Trong thực tế, thuật ngữ dullabha không có nghĩa là thọ giới Tỳ Khưu trong một thời gian ngắn và sau đó trở lại làm người tại gia. Nó có nghĩa là, vị Tỳ Khưu dullabha là những người cố gắng đạt được những gì là khó khăn để đạt được.

Trong từ dullabha, ‘du’ là một từ và ‘labha’ là một từ khác; du-đó là khó khăn, labha là đạt được hoặc cố gắng để có được. Dullabha, có nghĩa là đời sống tu sĩ khó đạt được, nhưng cố gắng đạt tới.

Dullabha – đời sống tu sĩ xuất gia là khó khăn để đạt được bởi vì người tại gia không thể đạt được hoặc không thể cố gắng và thọ trì 227 giới luật (sila sikkhapada), mà khi mở rộng sẽ trở thành hơn chín mươi nghìn triệu hoặc chín nghìn kotis. Chỉ khi những giới luật này được thọ trì viên mãn thì mới có thể thành tựu công đức về Giới . Đó là lý do tại sao dullabha nghĩa là đạt tới cái khó đạt tới.

(From: Ashin Kundalabhivamsa
Aggamaha Kammatthanacariya)

🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀
Hỏi và Đáp – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀

– NNH: Thưa sư con hỏi: Xuất gia gieo duyên, Kinh tạng nào đề cập tới, cho phép xuất gia gieo duyên ạ? Cho phép toàn diện hay mức độ nào ạ?

– Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala: Câu ‘Gieo Duyên’ (Xuất Gia) chỉ có trong tiếng Việt. Trong truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada thì xuất gia thọ cụ túc giới là trở thành vị tỳ khưu toàn diện trong Pháp và Luật do chính Đức Phật truyền dạy, là để đạt tới điều không thể đạt tới nếu chỉ là người cư sĩ tại gia. Ví dụ như: phải là Tỳ khưu thì mới là thành viên thật sự của Tăng đoàn tức một trong ba Bảo vật tối thượng trên đời, hay phải là Tỳ khưu thì mới thọ trì 227 giới bổn Patimokkha, hay được tham dự các Tăng sự, v. v… … Khi nào thấy không còn đủ điều kiện, nhân duyên nữa thì những vị tỳ khưu này xin xả y, hoàn tục, và khi nào đầy đủ nhân duyên thì lại xuất gia trở thành Tỳ khưu, cứ vậy một, vài lần, thời gian có lúc có thể rất ngắn dăm ngày, nửa tháng. Theo truyền thống thì thường họ có thể xuất gia như vậy 6, 7 lần như trong tích truyện Pháp cú đã kể lại, còn theo Luật thì không thấy có ghi tối đa là bao nhiêu lần có thể xuất gia trở thành Tỳ khưu.

Mỗi một giây phút làm Tỳ khưu là một giây phút vô cùng quí giá không thể nghĩ bàn của đời người, mang lại công đức vô lượng và những trải nghiệm không thể phai mờ đối với vị đó trên hành trình tâm linh dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết bàn.

Tham khảo thêm bài viết:

  • Xuất Gia Gieo Duyên, Web, FB
  • Làm Những Điều Tốt Đẹp Nhất, Lợi Ích Nhất Khi Có Cơ Hội Làm Người, Khi Có Cơ Hội Gặp Chánh Pháp Như Lai Còn Tỏa Sáng Trên Thế Gian Là Gì? , Web, FB

Nguyện mong cho tất cả các thiện nam, tín nữ với niềm tin bất thối chuyển nơi Tam Bảo luôn được oai đức của Phật, Pháp, Tăng hộ trì, vượt qua mọi thử thách gian nan, sớm giác ngộ giải thoát, chứng ngộ Niết bàn.

Lành thay Lành thay Lành thay!
Sadhu Sadhu Sadhu!

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

[Phần Ghi chú và Các bài viết liên quan này là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham tìm hiểu nhưng chưa biết cách lần mò trong biển kiến thức bao la, có thể có được nguồn Chánh kinh trực tiếp khi cần thiết một cách thuận tiện và nhanh chóng.]

Bài Viết Liên Quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 29 tháng 10, 2018