Giới và phận sự khác nhau như thế nào

Photo: Ảnh chụp cảnh sinh hoạt tại Thiền Viện Tharmanaykyaw Mahagandhayon Monastery Yangon Myanmar, Pa-auk Meditation Centre Mawlamyine, Mon State, Myanmar, Thiền Viện Viên Không Việt nam. 2010 – 2013

[lwptoc]

GIỚI VÀ PHẬN SỰ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO

Giới và phận sự: Có việc là giới và còn là phận sự, có việc là phận sự mà không phải là giới.

Việc nào là giới và còn là phận sự?

Ở đây, vị tỳ khưu là người có giới, sống thu thúc với sự thu thúc trong giới bổn Pātimokkha, thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học, trong đó cái gì là sự tự chế ngự, sự thu thúc, sự không vượt qua, cái này là giới.

Cái gì là sự thọ trì, cái ấy là phận sự. Giới với ý nghĩa thu thúc, phận sự với ý nghĩa thọ trì. Việc này được gọi là giới và còn là phận sự.

Việc nào là phận sự mà không phải là giới?

Tám pháp từ khước:

pháp của vị ngụ ở rừng,

pháp của vị chuyên đi khất thực,

pháp của vị chỉ mặc y may bằng vải bị quăng bỏ,

pháp của vị chỉ sử dụng ba y,

pháp của vị đi khất thực tuần tự theo từng nhà,

pháp của vị không ăn vật thực dâng sau,

pháp của vị chuyên về oai nghi ngồi (không nằm),

pháp của vị ngụ chỗ ở theo chỉ định,

việc này được gọi là phận sự mà không phải là giới. Việc thọ trì sự tinh tấn được gọi là phận sự mà không phải là giới.

Vị ra sức và xác định tâm rằng: “Hãy sẵn lòng để cho còn lại chỉ da, gân, xương, hãy để cho thịt và máu ở xác thân khô cạn, việc nào có thể đạt được với sức mạnh của người nam, với sức lực của người nam, với tinh tấn của người nam, với nỗ lực của người nam, khi không đạt được việc ấy thì sẽ không có ngừng lại sự tinh tấn.”

Việc thọ trì sự tinh tấn có hình thức như vậy được gọi là phận sự mà không phải là giới.

Vị ra sức và xác định tâm rằng: ‘Khi mũi tên tham ái chưa được nhổ lên, ta sẽ không ăn, ta sẽ không uống, ta không đi ra khỏi trú xá, ta cũng sẽ không nằm xuống một bên hông.’

Việc thọ trì sự tinh tấn có hình thức như vậy cũng được gọi là phận sự mà không phải là giới.

Vị ra sức và xác định tâm rằng: ‘Ta sẽ không lìa khỏi tư thế kiết già này cho đến khi nào tâm của ta còn chưa giải thoát khỏi các lậu hoặc không còn chấp thủ.’
Việc thọ trì sự tinh tấn có hình thức như vậy được gọi là phận sự mà không phải là giới.

Vị ra sức và xác định tâm rằng: ‘Ta sẽ không đứng dậy khỏi chỗ ngồi, ta sẽ không bước khỏi đường kinh hành, ta sẽ không rời khỏi trú xá, ta sẽ không rời khỏi nhà một mái, ta sẽ không rời khỏi tòa lâu đài, ta sẽ không rời khỏi tòa nhà dài, ta sẽ không rời khỏi hang, ta sẽ không rời khỏi động, ta sẽ không rời khỏi cốc, ta sẽ không rời khỏi nhà mái nhọn, ta sẽ không rời khỏi cái chòi, ta sẽ không rời khỏi ngôi nhà tròn, ta sẽ không rời khỏi căn lều, ta sẽ không rời khỏi nhà ăn, ta sẽ không rời khỏi mái che, ta sẽ không rời khỏi gốc cây này cho đến khi nào tâm của ta còn chưa giải thoát khỏi các lậu hoặc không còn chấp thủ.’

Việc thọ trì sự tinh tấn có hình thức như vậy được gọi là phận sự mà không phải là giới.

Vị ra sức và xác định tâm rằng: ‘Ta sẽ đem lại, ta sẽ hoàn tất, ta sẽ chứng đắc, ta sẽ chạm đến, ta sẽ chứng ngộ Thánh pháp ngay trong buổi sáng này.’
Việc thọ trì sự tinh tấn có hình thức như vậy được gọi là phận sự mà không phải là giới.

Vị ra sức và xác định tâm rằng: ‘Ta sẽ đem lại, ta sẽ hoàn tất, ta sẽ chứng đắc, ta sẽ chạm đến, ta sẽ chứng ngộ Thánh pháp ngay trong buổi trưa,

– như trên– trong buổi chiều – trước bữa ăn – sau bữa ăn – vào canh đầu – vào canh giữa – vào canh cuối – vào hậu bán nguyệt – vào tiền bán nguyệt – vào mùa mưa – vào mùa lạnh – vào mùa nóng – ở lứa tuổi thiếu niên – ở lứa tuổi trung niên – ở lứa tuổi lão niên này.’

Việc thọ trì sự tinh tấn có hình thức như vậy cũng được gọi là phận sự mà không phải là giới.

Nguồn trích dẫn: TK Indacanda (Pali Việt – Trương Đình Dũng Ph.D) dịch từ Mahaniddesapali – Đại diễn giải, TTPV 35, trang 92-95

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 20 tháng 5, 2015