Khóa Thiền Minh sát Tứ niệm xứ theo truyền thống Đại trưởng lão Thiền Sư Mahasi tại Hà nội 3/12–10/12/2022

KHÓA THIỀN MINH SÁT TỨ NIỆM XỨ THEO TRUYỀN THỐNG ĐẠI TRƯỞNG LÃO THIỀN SƯ MAHASI TẠI HÀ NỘI 3/12-10/12/2022 ĐÃ KHAI MẠC TỐT ĐẸP

––––––––––––––––––––––––––––––

Được sự hộ trì của oai đức Tam bảo, được sự nhiệt thành, chu đáo của các thành viên ban tổ chức và các phụng sự viên, được sự hộ độ hào phóng trong sạch của các thí chủ, và đặc biệt nhờ sự khát khao tầm cầu Chánh pháp của các thiền sinh, Khóa Thiền Minh sát Tứ niệm xứ theo truyền thống Đại trưởng lão Thiền Sư Mahasi tại Hà nội 3/12–10/12/2022đã, đã khai mạc tốt đẹp với sự tham dự của 70 thiền sinh, đa phần là những thiện nam tín nữ trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết, lần đầu tiên được biết đến Phật Giáo nguyên thủy Theravada (Nam Tông) thông qua pháp thiền vun bồi Định và Tuệ “Minh sát Tứ niệm xứ”, do chính Đức Phật thực hành, thực chứng và trao truyền cho nhân loại cùng chư thiên “con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn.”

Hoan hỷ cùng các thiện nghiệp Minh sát Tứ niệm xứ tu tập, nghe pháp, sửa đổi tà kiến, bố thí cúng dường, cung kính phục vụ Tam Bảo của quý đạo hữu đã, đang và sẽ được tiếp tục vun bồi – đã, đang và sẽ được tiếp tục thành tựu – mang lại phước báu vô lượng ngay trong kiếp sống này, và trong các kiếp vị lai cho đến ngày thành tựu rốt ráo giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi trong Tam giới, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Anumodāmi!

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Anumodāmi!

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

––––––––––––––––––––––––––––––

MAHASI SAYADAW – THỰC TẬP THIỀN MINH SÁT

––––––––––––––––––––––––––––––

Thực hành Thiền Minh Sát là cố gắng thấu hiểu rõ ràng và chính xác bản chất của những hiện tượng tâm–vật–lý đang diễn tiến bên trong chính bản thân mình.

Hiện tượng vật lý là những sự vật hay những gì quanh mình mà ta cảm nhận rõ ràng. Toàn thể châu thân của mình mà ta cảm nhận rõ ràng hợp thành một nhóm những tính chất vật lý (rùpa, sắc, hay phần vật chất).

Hiện tượng tâm linh là những sinh hoạt của tâm, hay sự hay biết (nàma, danh, hay phần tinh thần).

Ta cảm nhận rõ ràng những danh–sắc này mỗi khi thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ đụng, hoặc nghĩ đến. Phải giác tỉnh hay biết nó bằng cách quan sát và ghi nhận, “thấy, thấy”, “nghe, nghe”, “ngửi mùi, ngửi mùi”, “nếm vị, nếm vị”, “sờ đụng, sờ đụng” hoặc “suy tư, suy tư”.

Mỗi khi thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ đụng, hoặc suy nghĩ phải ghi nhận những sự việc nầy.

Nhưng vào giai đoạn sơ cơ trong pháp hành ta không thể ghi nhận đầy đủ tất cả những sự việc xảy ra. Do đó, nên bắt đầu ghi nhận những gì phát hiện hiển nhiên và dễ cảm nhận.

Khi thở thì bụng phồng lên và xẹp xuống. Ðó là cử động hiển nhiên. Ðó là tính chất vật lý gọi là vàyodhàtu nguyên tố di động trong vật chất, thường được gọi là nguyên tố gió.

Nên bắt đầu ghi nhận di động ấy, tâm chăm chú theo dõi quan sát bụng. Ta sẽ thấy bụng phồng lên khi thở vô và xẹp xuống khi thở ra.

Trạng thái phồng lên phải được ghi nhận thầm, “phồng, phồng”, và di động xẹp xuống, “xẹp, xẹp”. Trong trường hợp không thấy rõ ràng trong tâm cái bụng phồng lên và xẹp xuống bằng cách ghi nhận thầm thì hành giả có thể dùng hai bàn tay đặt lên bụng.

Không nên sửa đổi lối thở, cứ thở tự nhiên như thường. Không nên thở chậm lại hay mau lên. Cũng không nên thở mạnh hay yếu hơn. Bởi vì khi thay đổi lối thở như vậy thì hành giả sẽ chóng mệt. Cứ thở đều đặn như thường và ghi nhận trạng thái phồng lên và xẹp xuống của cái bụng – ghi nhận thầm chà không nói ra lời.

Trong pháp hành Thiền Minh Sát (Vipassanà), bất luận danh từ nào mà ta nói lên, hay tên nào mà ta gọi đến, cũng không thành vấn đề. Vấn đề thật sự là hay biết hoặc cảm nhận.

Ta phải ghi nhận cái bụng phồng lên khi nó mới bắt đầu nổi lên, và liên tục theo dõi di động của bụng cho đến khi nó không còn phồng lên nữa, cũng rõ ràng giống như ta nhìn thấy và theo dõi cử động phồng lên bằng mắt.

Khi bụng xẹp xuống cũng vậy, ghi nhận di động của bụng từ đầu đến cuối. Phải ghi nhận như thế nào mà sự hay biết của ta và sự di động của bụng đồng thời phát hiện cùng một lúc.

Cử động và tâm hay biết phải trùng hợp vài nhau giống như chọi viên đá vào tường. Ðá và tường chạm nhau cùng một lúc. Cùng thế ấy, hành giả ghi nhận cử động xẹp xuống của bụng.

Trong khi ghi nhận cử động của bụng như thế thì tâm hành giả có thể phóng đi nơi khác. Sự kiện nầy cũng phải được ghi nhận liền bằng cách nói thầm, “phóng tâm, phóng tâm”. Khi ghi nhận như vậy một hoặc hai lần thì tâm ngừng phóng đi và hành giả trở lại bụng phồng xẹp.

Nếu tâm phóng đến một nơi nào, ghi nhận, “đến, đến”, rồi trở về phồng xẹp.

Nếu hành giả tưởng tượng gặp một người nào, ghi nhận, “gặp, gặp”, rồi trở về phồng xẹp.

Nếu hành giả tưởng tượng gặp và nói chuyện vài người nào thì cũng ghi nhận, “nói chuyện, nói chuyện”.

Tóm tắt, bất luận ý nghĩ hay suy tư nào phát sanh đến cũng phải được hành giả tỉ mỉ ghi nhận.

Nếu tưởng tượng, ghi nhận “tưởng tượng, tưởng tượng”.

Nếu suy nghĩ, “suy nghĩ”.

Nếu toan tính, “toan tính”.

Nếu nhận thấy, “nhận thấy”.

Nếu suy tư, “suy tư”.

Nếu cảm nghe hạnh phúc, “hạnh phúc”.

Nếu nhàm chán, “nhàm chán”.

Nếu cảm nghe bằng lòng, “bằng lòng”.

Nếu buồn phiền, “buồn phiền”.

Sự ghi nhận tất cả những sinh hoạt của tâm như vậy được gọi là cittànupassanà, niệm tâm, hay tâm quán niệm xứ.

Vì thiếu sót, không ghi nhận những sinh hoạt của tâm như vậy nên ta có khuynh hướng đồng hóa sinh hoạt tâm linh ấy vài một người, một cá nhân. Thấy tâm là người, người là tâm, tâm và người là một.

Ta có khuynh hướng nghĩ rằng chính “Ta” đang tưởng tượng, suy tư, toan tính, hiểu biết v.v… Ta nghĩ rằng có một người sống và suy tư từ bé đến làn.

Ðúng ra thì không có một người như vậy hiện hữu. Thay vì một người, xem như một thực thể đơn thuần, nguyên vẹn, chỉ có hành vi của tâm liên tục nối tiếp.

Vì lẽ ấy ta phải ghi nhận những sinh hoạt tâm linh và thấu đạt thực tướng của nó, hiểu biết đúng như thật sự nó là vậy.

Vì lẽ ấy phải ghi nhận tất cả và mỗi hành vi của tâm, ngay lúc nó khởi phát. Khi được ghi nhận như vậy thì nó có khuynh hướng tan biến.

Chừng đó hành giả quay trở về phồng xẹp.

⇛ xem tiếp tại đây: Mahasi Sayadaw – Thực tập Thiền minh sát

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 3 December 2022 ·