Khóa Thiền Minh sát Tứ niệm xứ tích cực & nghiêm mật 10 ngày tại Cần thơ từ 9/11 đến 18/11/2022

Khóa Thiền Minh sát Tứ niệm xứ tích cực & nghiêm mật 10 ngày tại Cần thơ từ 9/11 đến 18/11 theo truyền thống Đại trưởng lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw

––––––––––––––––––––––––––––––

8h sáng ngày 9/11/2022, tại Thiền đường ngôi chùa cổ kính PôthiSômRon, Ô môn, Cần Thơ, Khóa Thiền Minh sát Tứ niệm xứ tích cực & nghiêm mật 10 ngày tại Cần thơ từ 9/11 đến 18/11theo truyền thống Đại trưởng lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw đã được chính thức bắt đầu

sau lời tuyên bố khai mạc của đại đức Giác Tâm, trưởng ban trị sự giáo hội Phật giáo quận Ô môn, và sau lời của Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, đại diện thay mặt ban tổ chức khóa thiền cùng toàn thể thiền sinh, tùy hỷ công đức phước báu trong các thiện nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để có được giấy phép tổ chức khóa thiền của Ngài Trụ trì chùa PôthiSômRon, Hòa thượng Đào Như (Đào Chóp) – Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần thơ, cũng như của Đại đức Giác Tâm, và

lời phát nguyện thực hành tu tập Minh sát Tứ niệm xứ trong suốt khóa thiền một cách tích cực và nghiêm mật để tri ơn công đức hỗ trợ này và công đức cúng dường hộ độ của các thí chủ, để mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, cho gia đình, và cho cộng đồng xã hội ngay trong kiếp sống này, và mai sau, góp phần nhỏ bé của mình vào sứ mệnh cao thượng dùy trì và bảo tồn tinh khiết Chánh pháp do chính Đức Phật Gotama tự mình thực chứng và trao truyền cho chúng ta,

và cuối cùng là lời của Hòa thượng Đào Như đọc giấy phép khóa thiền, cùng những lời sách tấn, và những chia sẻ kinh nghiệm sống động, chân thực, gần gũi, sau 3 tháng thực hành Thiền tập nghiêm mật của chính Ngài tại Thiền lâm Pa–auk, Myanmar từ nhưng năm 2013.

Nguyện cầu sự thành tựu viên mãn cho Khóa Thiền bởi luôn được Oai đức Tam bảo hộ trì, bởi Oai lực của Chư thiên hộ pháp, bởi nhiệt tâm cung kính phục vụ của ban tổ chức và thiện nam tín nữ phụng sự, bởi sự phát tâm trong sạch và hào phóng của các thí chủ, bởi nỗ lực tinh cần dũng mãnh của các thiền sinh.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Lành thay! Lành thay! Lành thay!

––––––––––––––––––––––––––––––

MAHASI SAYADAW: TÓM TẮT HƯỚNG DẪN TU TẬP THỰC HÀNH MINH SÁT TỨ NIỆM XỨ

––––––––––––––––––––––––––––––

… Ðúng thật là Sư (tức Ngài Mahàsi) đã nêu ra quá nhiều sự việc mà hành giả cần phải ghi nhận, nhưng nếu tóm tắt thì chỉ có một vài điều thiết yếu.

Khi đi mau, niệm, “mặt bước”, “trái bước”, rồi khi đi chậm, thêm vào “dở lên”, “đặt xuống”.

Lúc ngồi lại yên, chỉ niệm phồng xẹp ở bụng.

Cùng thế ấy khi nằm, nếu không có gì đặc biệt xảy ra, chỉ niệm phồng xẹp.

Vào lúc ấy, nếu tâm phóng, ghi nhận sinh hoạt của tâm vừa khởi hiện rồi trở về phồng xẹp.

Cũng ghi nhận những cảm giác tê cứng, đau nhức, mỏi hoặc ngứa, mỗi khi nó vừa sanh khởi, rồi trở về phồng xẹp.

Cùng thế ấy, ghi nhận mỗi khi co tay vào, duỗi tay ra, hoặc bất luận cử động nào khác của tay, chân, hoặc khi ngẩng đầu lên, nghiêng mình hay ngồi ngay thẳng, rồi trở về phồng xẹp ở bụng.

Khi liên tục chuyên cần chú niệm như vậy một ít lâu hành giả sẽ thuần thục dần dần và ngày càng ghi nhận được thêm nhiều chi tiết hơn.

Lúc mài tập thiền tâm hành giả phóng đi nơi nầy nơi khác và hành giả bỏ sót, quên niệm nhiều việc.

Nhưng, không nên thất vọng. Người nào mài tập thiền cũng gặp khó khăn trở ngại ấy. Dần dần rồi mình sẽ quen và hay biết liền khi tâm phóng, và như vậy cho đến khi tâm an trụ, không còn phóng nữa.

Chừng đó tâm sẽ kiên cố vững chắc trên đề mục, tức trên đối tượng của sự chú tâm.

Tâm niệm và đề mục khởi sanh cùng một lúc, như khi niệm phồng xẹp, tâm ghi nhận và bụng di động phát sanh một lượt. Khi phồng cũng như lúc xẹp.

Ðối tượng vật chất của sự chú tâm – trong trường hợp nầy là cái bụng phồng xẹp – và tâm ghi nhận, phát sanh đồng thời, gắn liền như một cặp.

Trong sự phát sanh trùng hợp của cặp “niệm và đối tượng”, chỉ có đối tượng vật chất của sự chú tâm và tâm ghi nhận.

Vào đúng lúc, hành giả sẽ tự bản thân thật sự chứng nghiệm.

Trong khi ghi nhận trạng thái phồng lên và xẹp xuống của bụng, một lúc nào hành giả sẽ phân biệt rõ ràng rằng bụng phồng lên là hiện tượng vật lý, và sự ghi nhận – tức sự hay biết cái bụng phồng lên – là hiện tượng tâm linh.

Cùng thế ấy, bụng xẹp xuống là hiện tượng vật lý và sự ghi nhận là hiện tượng tâm linh.

Như vậy, hành giả sẽ chứng nghiệm rành mạch sự phát sanh từng cặp của những hiện tượng tâm–vật–lý.

Do đó, mỗi khi ghi nhận hành giả sẽ tự bản thân hiểu biết tận tường rằng chỉ có những đặc tính vật lý – đối tượng của sự hay biết, hoặc đối tượng của sự chú tâm – và những đặc tính tâm lý, ghi nhận hiện tượng vật lý ấy.

Sự hiểu biết rành rẽ và tận tường ấy được gọi là Nàmarùpa Pariccheda Nyàna, Tuệ Phân Tích Danh Sắc, bước đầu của Vipassanà Nyàna, Tuệ Minh Sát. Vững chắc đạt đến tuệ giác nầy là mức tiến rất quan trọng.

Khi hành giả tiếp tục chuyên cần chú niệm, tuệ giác thấu triệt và phân biệt rõ ràng nguyên nhân và hậu quả sẽ phát sanh, gọi là Paccaya Pariggaha Nyàna, Tuệ Phân Biện Nhân Duyên.

Hành giả vẫn tiếp tục ghi nhận và tự bản thân kinh nghiệm rằng những gì khởi sanh ắt phải nhanh chóng hoại diệt. Người không hiểu biết ngỡ rằng cả hai hiện tượng, vật chất và tâm lý, mãi mãi tồn tại suốt đời, từ bé đến làn.

Trong thực tế không phải vậy. Không có hiện tượng nào vĩnh cửu thường còn. Tất cả các hiện tượng đều khởi sanh và hoại diệt một cách rất nhanh chóng, không tồn tại được đến thời gian một nháy mắt.

Vị hành giả sẽ tự mình nhận thức điều nầy trong khi liên tục chú niệm. Vị ấy sẽ nhận định rõ rệt và tin chắc trạng thái vô thường của tất cả mọi hiện tượng. Niềm tin vững chắc ấy được gọi là Aniccà–nupassanà Nyàna, tuệ giác phát sanh do quán niệm về đặc tướng vô thường của vạn pháp.

Tiếp theo tuệ nầy là Dukkhànupassanà Nyàna, nhận thức rằng tất cả những gì vô thường là đau khổ. Trong lúc ấy cũng có thể hành giả đang chứng nghiệm đủ loại khó chịu trong thân mình và nhận thức rằng thân nầy chỉ là nơi tàng trử đau khổ. Ðó cũng là Dukkhànupassanà Nyàna, tuệ giác phát sanh do quán niệm về đặc tướng đau khổ.

Kế đó hành giả tự bản thân chứng nghiệm và nhận thức chắc chắn rằng tất cả những hiện tượng tâm–vật–lý ấy tự nó phát sanh, chà không phải được sanh ra do ý muốn của ai. Những hiện tượng ấy không cấu hợp thành một cá nhân hay một “thực thể–tự ngã” nào. Sự chứng ngộ ấy là Anattànupassanà Nyàna, tuệ giác phát sanh do quán niệm về đặc tướng vô ngã.

Mài miệt chuyên cần như vậy, đến lúc chứng ngộ vững chắc rằng tất cả những hiện tượng ấy là vô thường, khổ, vô ngã, hành giả sẽ đắc Niết Bàn.

Tất cả chư Phật trong quá khứ, chư vị A La Hán và các bậc Thánh Nhân cũng đều nhờ noi theo chính con đường ấy mà chứng đắc Niết Bàn.

Tất cả những vị đang hành thiền ở đây phải nhận thức rằng trong giờ phút hiện tại nầy mình đang đi trên con đường quán niệm (Sati–Patthàna, Niệm Xứ) để thành tựu trọn vẹn ước nguyện chứng ngộ Ðạo Tuệ (Magga Nyàna), Quả Tuệ (Phala Nyàna) và Niết Bàn Pháp (Nibbàna Dhamma), tùy hợp theo trạng thái chín mùi của những Ba La Mật (Pàramis) mà mình đã tạo.

Quý vị hành giả phải cảm nghe sung sướng về điều mình đang làm vài triển vọng chứng nghiệm tâm Ðịnh cao thượng (Samàdhi, tâm vắng lặng mà hành giả thành đạt do nhờ an trụ nhất điểm) và Tuệ Giác (Nyàna, tri kiến siêu thế, hay trí tuệ) mà xưa kia chư Phật, chư vị A La Hán và các bậc Thánh Nhân đã chứng nghiệm. Ðó là những gì mà trước kia họ chưa từng chứng nghiệm.

Trong một thời gian không lâu lắm họ sẽ tự bản thân chứng nghiệm Ðạo Tuệ, Quả Tuệ, và Niết Bàn mà chư Phật, chư vị A La Hán và các bậc Thánh Nhân đã chứng nghiệm.

Trong thực tế, họ có thể chứng đắc trong vòng một tháng, hoặc hai mươi ngày, hoặc mười lăm ngày cần mẫn chú niệm. Những vị đã có đầy đủ Ba La Mật thật sự đặc biệt có thể chứng đắc các pháp cao thượng ấy trong vòng bảy ngày.

Như vậy, quý vị hành giả hãy yên tâm tin tưởng rằng mình sẽ chứng đắc các pháp cao thượng ấy trong thời gian nói trên và sẽ vượt qua khỏi những trói buộc của Sakkàya ditthi, Thân Kiến, và Vicikicchà, Hoài Nghi, và tránh khỏi hiểm họa phải tái sanh vào các khổ cảnh.

Hành giả nên tiếp tục tu niệm và gia công hành thiền trong niềm tin vững chắc.

Ước mong tất cả quý vị thiền sinh có thể hành thiền tốt đẹp và nhanh chóng chứng đắc Niết Bàn mà chư Phật, chư vị A La Hán và chư Thánh Nhân đã chứng ngộ.

Sàdhu! Sàdhu! Sàdhu!

Lành Thay! Lành thay! Lành thay!

Thực tập Thiền minh sát– Ngài Mahàsi Sayàdaw

––––––––––––––––––––––––––––––

Mọi bài viết, hình ảnh trên FB Sumangala Bhikkhu Viên Phúc và Website: http://ehipassiko.info có thể chia sẻ và sử dụng không cần xin phép.

Ở cuối mỗi bài viết đều có các đường dẫn links đến các bài viết liên quan và tới nhóm đề tài hữu ích đối với các quý đạo hữu thực sự tầm cầu pháp học pháp hành.

Nguyện mong cho Chánh pháp của Đức Phật Gotama được lan tỏa rộng khắp mang lại lợi lạc cho chư thiên và loài người sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

––––––––––––––––––––––––––––––

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 11 November 2022 ·