Không Nên Suy Tư Về Những Điều Gì Và Nên Suy Tư Về Những Điều Gì

[lwptoc]

KHÔNG NÊN SUY TƯ VỀ NHỮNG ĐIỀU GÌ VÀ NÊN SUY TƯ VỀ NHỮNG ĐIỀU GÌ❓

… Này các Tỷ–kheo, chớ có suy tầm các tầm ác, bất thiện như:

① dục tầm,

② sân tầm,

③ hại tầm.

Vì sao?

Các tầm ấy, này các Tỷ–kheo, KHÔNG LIÊN HỆ ĐẾN MỤC ĐÍCH, CHÚNG KHÔNG PHẢI CĂN BẢN CHO PHẠM HẠNH, CHÚNG KHÔNG ĐƯA ĐẾN YẾM LY, LY THAM, ĐOẠN DIỆT, AN TỊNH, THẮNG TRÍ, GIÁC NGỘ, NIẾT–BÀN.

Khi các Ông suy tầm, này các Tỷ–kheo, các Ông

❶ hãy suy tầm: “Ðây là Khổ”,

❷ hãy suy tầm: “Ðây là Khổ tập”,

❸ hãy suy tầm: “Ðây là Khổ diệt”,

❹ hãy suy tầm: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

Vì sao?

Các suy tầm ấy, này các Tỷ–kheo, LIÊN HỆ ĐẾN MỤC ĐÍCH, CHÚNG LÀ CĂN BẢN CHO PHẠM HẠNH, CHÚNG ĐƯA ĐẾN YẾM LY, LY THAM, ĐOẠN DIỆT, AN TỊNH, THẮNG TRÍ, GIÁC NGỘ, NIẾT–BÀN.

Do vậy, này các Tỷ–kheo,

❶ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ”.

❷ Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ tập”.

❸ Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ diệt”.

❹ Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: Tương Ưng Sự Thật – I: Phẩm Định

 

—Chư Tỷ–kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ–tát, Ta suy nghĩ như sau: “Ta sống suy tư và chia hai suy tầm”. Chư Tỷ–kheo,

❶ phàm có ① DỤC TẦM NÀO, ② SÂN TẦM NÀO, ③ HẠI TẦM NÀO, Ta phân thành phần thứ nhất;

❷ phàm có ① LY DỤC TẦM NÀO, ② VÔ SÂN TẦM NÀO, ③ VÔ HẠI TẦM NÀO, Ta phân thành phần thứ hai.

Chư Tỷ–kheo, rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

🍀

① Khi DỤC TẦM KHỞI LÊN, Ta tuệ tri: “Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết–bàn”.

Chư Tỷ–kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm này đưa đến tự hại”, dục tầm được biến mất.

Chư Tỷ–kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm đưa đến hại người”, dục tầm được biến mất.

Chư Tỷ–kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm đưa đến hại cả hai”, dục tầm được biến mất.

Chư Tỷ–kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết–bàn”, dục tầm được biến mất.

Chư Tỷ–kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận dục tầm.

② Chư Tỷ–kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, SÂN TẦM KHỞI LÊN … (như trên) …

③ … HẠI TẦM KHỞI LÊN, Ta tuệ tri: “Hại tầm này khởi lên nơi Ta, và hại tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết–bàn”.

Chư Tỷ–kheo, khi Ta suy tư: “Hại tầm này đưa đến tự hại” …

… “Hại tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết–bàn”, hại tầm biến mất.

Chư Tỷ–kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận hại tầm.

🍀

① Chư Tỷ–kheo, Tỷ–kheo suy tư, quán sát nhiều vấn đề gì, thời tâm sanh khuynh hướng đối với vấn đề ấy.

Chư Tỷ–kheo, nếu Tỷ–kheo suy tư, quán sát nhiều về dục tầm, vị ấy từ bỏ ly dục tầm.

Khi tâm đã nặng về dục tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về dục tầm.

② Chư Tỷ–kheo, nếu Tỷ–kheo suy tư quán sát nhiều về sân tầm … (như trên) …

③ … về hại tầm, vị ấy từ bỏ vô hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về hại tầm thời tâm vị ấy có khuynh hướng về hại tầm.

Chư Tỷ–kheo, ví như vào cuối tháng mùa mưa, về mùa thu, khi lúa đã trổ hạt, một người mục đồng chăn giữ bò, cầm roi đánh các con bò bên này, đánh bên kia, chế ngự chúng, ngăn chận chúng. Vì sao vậy? Chư Tỷ–kheo, vì người mục đồng thấy do nhân duyên này, đưa đến sự chết, sự tù tội, sự đánh đập hay sự trách móc.

Chư Tỷ–kheo, cũng vậy, Ta đã thấy sự nguy hại, sự hạ liệt, sự uế nhiễm của các pháp bất thiện, và thấy sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh tịnh của các thiện pháp.

🍀

① Chư Tỷ–kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi ly dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri như vầy: “Ly dục tầm này khởi lên nơi Ta và ly dục tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết–bàn”.

Chư Tỷ–kheo, nếu BAN ĐÊM Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm) không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi.

Chư Tỷ–kheo, nếu BAN NGÀY Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi.

Chư Tỷ–kheo, nếu BAN ĐÊM, BAN NGÀY, Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi.

Và Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân Ta có thể mệt mỏi; khi thân mệt mỏi thì tâm bị dao động; khi tâm bị dao động thì tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ–kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động.

② Chư Tỷ–kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi vô sân tầm khởi lên … (như trên) …

③ … vô hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri như vậy: “Vô hại tầm này khởi lên nơi Ta và vô hại tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết–bàn”.

Chư Tỷ–kheo, nếu ban đêm … không phải từ nhân duyên ấy, mà Ta thấy sợ hãi.

Và nếu Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân Ta có thể mệt mỏi; khi thân mệt mỏi thì tâm bị dao động, khi tâm bị dao động, tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ–kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động.

🍀

① Chư Tỷ–kheo, nếu vị Tỷ–kheo suy tư, quán sát nhiều về vấn đề gì thời tâm sanh khuynh hướng đối với vấn đề ấy.

Chư Tỷ–kheo, nếu Tỷ–kheo suy tư, quán sát nhiều về ly dục tầm, vị ấy từ bỏ dục tầm.

Khi tâm đã đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có khuynh hướng về ly dục tầm.

② Chư Tỷ–kheo, nếu Tỷ–kheo suy tư, quán sát nhiều về vô sân tầm … (như trên) …

③ … nếu Tỷ–kheo suy tư, quán sát nhiều về bất hại tầm, vị ấy từ bỏ hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về bất hại tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về bất hại tầm.

🍀

Chư Tỷ–kheo, ví như vào cuối tháng hè, khi tất cả lúa gạo đã cất vào kho thóc, một người mục đồng chăn giữ các con bò. Khi người mục đồng ở dưới gốc cây hay ở ngoài trời, người ấy có thể nghĩ đến có việc cần phải làm, và người ấy nghĩ: “Ðây là những con bò”. Chư Tỷ–kheo, cũng vậy ở đây, có việc cần phải làm, và Ta nghĩ: “Ðây là những pháp”.

Chư Tỷ–kheo, TA PHÁT TÂM DÕNG MÃNH, TINH TẤN, KHÔNG CÓ TIÊU CỰC, NIỆM KHÔNG TÁN LOẠN ĐƯỢC AN TRÚ, THÂN ĐƯỢC KHINH AN, KHÔNG CÓ CUỒNG NHIỆT, TÂM ĐƯỢC ĐỊNH TĨNH NHẤT TÂM.

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 19. Kinh Song Tầm

 

… Khổ thay, này các Tỷ–kheo, là người sống biếng nhác, dính đầy các pháp ác, bất thiện và mục đích lớn bị suy giảm!

An lạc thay, này các Tỷ–kheo, là người sống tinh cần, tinh tấn, viễn ly các ác, bất thiện pháp, và mục đích lớn được viên mãn!

Này các Tỷ–kheo, không phải với cái hạ liệt có thể đạt được cái cao thượng.

Này các Tỷ–kheo, phải với cái cao thượng mới đạt được cái cao thượng.

Ðáng được tán thán, này các Tỷ–kheo, là Phạm hạnh này với sự có mặt của bậc Ðạo Sư.

Do vậy, này các Tỷ–kheo, HÃY TINH TẤN LÊN ĐỂ CHỨNG ĐẠT NHỮNG GÌ CHƯA CHỨNG ĐẠT, ĐỂ CHỨNG ĐẮC NHỮNG GÌ CHƯA CHỨNG ĐẮC, ĐỂ CHỨNG NGỘ NHỮNG GÌ CHƯA CHỨNG NGỘ.

Có vậy, sự xuất gia này của chúng ta sẽ không phải trống không, có kết quả, có thành tích (Sa udrayà). Và những vật dụng chúng ta thọ dụng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, thuốc trị bệnh, dầu cho những thứ này là khiêm tốn (vokàrà), đối với chúng ta sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, các Ông cần phải học tập.

Này các Tỷ–kheo, thấy được tự lợi là vừa đủ để tinh tấn không phóng dật.

Hay này các Tỷ–kheo, khi thấy lợi tha là vừa đủ để tinh tấn, không phóng dật.

Hay này các Tỷ–kheo, thấy lợi cả hai, là vừa đủ để tinh tấn, không phóng dật.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 12: Tương Ưng Nhân Duyên – III: Phẩm Mười Lực – 22. Mười Lực

 

HỎI ĐÁP

– VB: Dạ các tầm về Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Con nên phải thực hành cụ thể ra sao ạ thưa Sư! Có phải chọn một đối tượng rồi suy tư về bốn điều trên hay suy tư tổng quát chung chung ạ? Con xin cám ơn Sư 🙏🙏🍀

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Như lý tác ý về Khổ Tập Diệt Đạo trong mọi cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái đụng chạm, cái suy nghĩ: khi tiếp xuc & cảm thọ trên Thân –Thọ –Tâm – Pháp. Đây cũng chính là thực hành đúng đắn Minh sát Tứ niệm xứ mọi lúc mọi nơi liên tục để thấy biết như thật bản chất vô thường khổ vô ngã của tất cả mọi pháp hữu vi trong tam giới, liễu tri Khổ thánh đế, cũng đồng thời liễu tri ba thánh đế Tập, Diệt, Đạo còn lại.

 

Bài Viết Liên Quan

  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Có Phải Vô Ngã Là Không Nên Phân Biệt, Không Nên Lựa Chọn Đúng Sai, Tốt Xấu, Thiện Ác?, Web, FB
  • Vô Phân Biệt Cái Gì?Và Phân Biệt Cái Gì?, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB