Làm gì để loại trừ tư duy bất thiện và tà kiến khi chưa đắc Định, Tuệ

Làm gì để loại trừ tư duy bất thiện và tà kiến khi chưa đắc Định, Tuệ❓

Thực Hành Giáo PhápNhóm Phật tử Phật giáo Nguyên Thủy

 

1️⃣Câu Hỏi: Nếu một người không dính mắc vào những của cải vật chất, yêu thương, thức ăn, v.v… mà chỉ vui thích với thiên nhiên như trồng hoa chẳng hạn, liệu người ấy có cần thiết phải hành pháp quán thế gian bên ngoài không?

Trả Lời: Thích thú với thiên nhiên như trồng hoa, cũng là một loại dính mắc. Bao lâu đạo trí và quả trí chưa xuất hiện trong những tiến trình tâm của hành giả, chừng đó phiền não vẫn còn hiện diện trong tâm hành giả như những khuynh hướng ngủ ngầm. Một ngày nào đó nếu những đối tượng đối nghịch tấn công, những phiền não này có thể trỗi dậy, như trường hợp của Trưởng–lão Mahǎnǎga Mahǎthera. Ở mỗi phần trong Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta) Đức Phật dạy chúng ta quán năm uẩn cả bên trong lẫn bên ngoài. Các bản chú giải cũng giải thích rằng: chỉ quán bên trong, hay chỉ quán bên ngoài thôi thì không đủ để đạt đến Niết–bàn. Hành giả phải quán năm uẩn cả bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, thực hành pháp quán thế gian bên ngoài vẫn là điều cần thiết đối với hành giả.

2️⃣Câu Hỏi: Làm thế nào để một người hành thiền nhưng chưa đắc một thiền chứng hay tuệ minh sát nào, loại trừ được những tư duy bất thiện và tà kiến?

Trả Lời:

(1)– Vị ấy nên tập trung suy nghĩ vào đề mục thiền của mình, chẳng hạn như hơi thở và tứ đại.

(2)– Ngoài điều này ra, vị ấy cũng có thể thực hiện sự phản tỉnh chân chánh, như phản tỉnh đến những khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử, của bốn ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ…), của vòng tử sanh luân hồi, v.v…

(3)– Vị ấy cũng có thể tư duy trên giáo pháp của Đức Phật. Trong khi làm như vậy, những tư duy bất thiện và tà kiến chưa sanh sẽ không có cơ hội sanh khởi, và những tư duy bất thiện hoặc tà kiến đã sanh sẽ biến mất.

3️⃣Câu Hỏi: Một người Phật tử chưa đạt đến một thiền chứng nào liệu có thích hợp để đi giảng dạy hay chia xẻ Pháp (Dhamma) với những người khác không?

Trả Lời: Có, nếu người ấy giảng dạy đúng giáo pháp của Đức Phật. Quí vị có nhớ câu chuyện Trưởng–lão Mahāsiva tôi đã kể trước đây không? Khi ngài vẫn còn là một phàm nhân (chưa đắc thánh), ngài đã dạy thiền cho nhiều vị Tỳ–kheo, và sáu mươi ngàn vị đệ tử của ngài đã trở thành bậc A–la–hán.

4️⃣Câu Hỏi: Sayadaw nói rằng hậu quả của việc xúc phạm đến một bậc thánh là rất xấu. Sao lại có một sự khác nhau như vậy giữa hậu quả của việc xúc phạm một bậc thánh và xúc phạm một phàm nhân?

Trả Lời: Bởi vì giới, định và tuệ của một bậc thánh cao thượng hơn, trong khi giới, định và tuệ của một phàm nhân chỉ thấp thỏi hoặc thậm chí không có.

5️⃣Câu Hỏi: Sau khi xúc phạm một bậc thánh, nếu người phạm lỗi không có cơ hội hoặc không có can đảm để xin bậc thánh ấy tha thứ, mà chỉ cảm thấy hối hận hay xin sám hối trước một bức tượng Phật, liệu tội của người ấy có vẫn là một chướng ngại cho việc hành thiền của anh ta không?

Trả Lời: Có, nó vẫn là một chướng ngại. Nếu bậc thánh ấy vẫn còn sống, người này phải đích thân xin ngài tha thứ. Nếu bậc thánh ấy đã chết, người này phải xin tha thứ trước mộ ngài hay trước những di vật (xá–lợi…) của ngài.

Đại Lão Thiền Sư Pa Auk Sayadaw

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 26/1/2024