Làm gì để tín tâm ngày càng tăng trưởng

LÀM GÌ ĐỂ TÍN TÂM NGÀY CÀNG TĂNG TRƯỞNG❓

https://archive.org/details/dhamma–in–photo–du–luu–phan–20230924

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 Tín tâm (saddhā) là một trong những yếu tố quan trọng trong phật giáo Nguyên thủy Theravada. Đây là yếu tố đầu tiên dẫn đầu Ngũ Căn/Quyền (Indriya), và Ngũ lực (Bala), là những pháp thuộc “37 pháp giác ngộ” mà chính Đức Phật đã truyền dạy:

“… Này các Tỳ–khưu, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người?

Đó chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Như ý túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ–đề phần, Tám Thánh đạo phần.”

(Ðại kinh Bát–Niết–Bàn, Trường bộ 16)

🍀 Dưới đây là một số yếu tố giúp phát triển Chánh tín trên nền tảng trí tuệ, trong phật giáo Nguyên thủy Theravada:

❶ Nghe giảng (suta–maya–pañña Văn Tuệ): Nghe và học từ Tam tạng kinh điển Pali (Tạng Kinh Nikaya Tạng Luật Vinaya, Tạng Vi Diệu Pháp Abhidhamma). Đây là quá trình tu học lâu dài, từng bước qua các lớp học tuần tự từ thấp đến cao, cùng các bài giảng của các bậc Đại Trưởng Lão Thánh tăng trong quá khứ và hiện tại, những người có kiến thức và kinh nghiệm thâm sâu, tức đã thành tựu viên mãn pháp học, pháp hành và pháp thành theo lời Phật dạy.

❷ Nghiên cứu (cintā–maya–pañña Tư Tuệ): Nghiên cứu và suy ngẫm về các giáo lý và lời dạy thực hành của chính Đức Phật và các đệ tử của Đức Phật để có thể áp dụng thiết thực vào đời sống phạm hạnh dẫn đến giác ngộ giải thoát.

❸ Sống đạo (carita–maya–pañña Hành Tuệ): Sống một cuộc sống thiện hạnh, đạo đức và tuân thủ các quy tắc đạo đức xã hội và giới luật Phật giáo. Đặc biệt là phải vun bồi tín tâm nhờ nương tựa quy y duy nhất nơi Tam Bảo Phật Pháp Tăng; thọ trì giới luật trong sạch, luôn tác ý tránh xa 10 ác nghiệp, luôn tinh tấn trong 10 thiện nghiệp trên thân, trên khẩu (lời nói), trên ý: ① không sát sinh, ② không trộm cắp, ③ không tà dâm, ④ không nói đối, ⑤ không nói lời hai lưỡi, ⑥ không nói lời độc ác, ⑦ không nói lời phù phiếm, ⑧ không tham lam, ⑨ không sân hận, ⑩ không tà kiến. ⇛⇛⇛ Đóng góp cống hiến thời gian, công sức, tịnh tài, để chia sẻ, hỗ trợ, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng hướng thiện, ngày càng trở lên tốt đẹp, văn hóa, văn minh, thịnh vượng.

❹ Tu tập thực hành (bhāvanā–maya–pañña Tu Tuệ): Thực hành sống đức độ, thiểu dục và tri túc, tiết chế trong ăn – uống – ngủ – nghỉ, chánh niệm và tỉnh giác mọi lúc mọi nơi, nỗ lực tinh tấn không ngừng thực hành các phương pháp tu tập về Giới – Định – Tuệ để tăng cường tín tâm, làm cơ sở phát triển tâm linh, dẫn đến giác ngộ giải thoát. Trước hết là thực hành mọi lúc mọi nơi, không ngừng tích tạo 10 phước nghiệp: ① bố thí, ② trì giới, ③ tu tiến tâm và tuệ (hành thiền), ④ cung kính, ⑤ phục vụ, ⑥ tùy hỷ phước, ⑦ hồi hướng phước, ⑧ thỉnh pháp, ⑨ thuyết pháp, ⑩ sửa đổi tà kiến.

❺ Đời sống ẩn cư thoát ly (vuṭṭhāna – maya – pañña): Có 3 l᧐ại ẩn cư:

– ① Thân ẩn cư: chọn một ᥒơi an tĩnh yên lặng, an toàn, ít người quấy rầy, ít nguy hiểm quấy nhiễu, có vị thiện tri thức hướng dẫn chỉ đường, có chỗ hành thiền thuận lợi … ⇛ thân và khẩu được thanh tịnh, giύp thân ẩn cư.

– ② Tâm ẩn cư: Ɩà hành thiền Chỉ và/hoặc thiền Quán cho đḗn chứng đắc Định (Sát na định, cận định, toàn định), ⇛ tâm được ẩn cư khỏi những phiền não, chương ngại (5 triền cái tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối tiếc, hoài nghi) troᥒg một thời giɑn dài. Tâm ẩn cư Ɩà bước ᵭầu tốt đẹp nҺưng chưa ᵭủ, chúng ta cần tiến thêm bước nữa Ɩà thực hành thiền Quán vun bồi tuệ Minh Sát để có tuệ giác đoạn trừ phiền não, phá vỡ vô minh.

– ③ Phiền não ẩn cư: Ɩà ƙhi hành thiền Minh Sát thành tựu tốt đẹp cho đḗn khi chứng đắc Đạo, Quả, chúng ngộ Niết bàn, ⇛ tâm được giải thoát rɑ khỏi tất cả phiền não, không còn dư sót – đây được ɡọi Ɩà giai đoᾳn “phiền não ẩn cư”.

Chúng ta ít nhất cũng phải có được thân ẩn cư và tâm ẩn cư, thì cuối cùᥒg mới mong giác ngộ đạo quả. Giáo pháp kҺông tҺể đᾳt được đối với người thích quần tụ: quần tụ với người kҺác và quần tụ với phiền não.

🍀 Thêm vào đó, Tâm tịnh tín, bất động, không thối chuyển nơi Tam Bảo Phật Pháp Tăng cũng chính là các chi phần của một vị Thánh Nhập lưu Sotapana đã diệt trừ các kiết sử Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ, không còn tái sinh trong 4 đọa xứ Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A tu la, chỉ còn tối đa tái sinh 8 kiếp trước khi đắc Đạo Quả Alahán chấm dứt sinh tử luân hồi:

…—Những ai, này các Tỷ–kheo, các Ông có lòng từ mẫn, những ai mà các Ông nghĩ rằng cần phải nghe theo, các bạn bè, thân hữu, hay bà con, hay cùng một huyết thống; các người ấy cần phải được các Ông khuyến khích, áp đặt, an trú trong bốn Dự lưu phần.

Thế nào là bốn?

Cần phải khuyến khích, cần phải áp đặt, cần phải an trú trong tịnh tín bất động

⚀ ❶ đối với Phật:

“Ðây là Thế Tôn,

① bậc Ứng Cúng,

② Chánh Ðẳng Giác,

③ Minh Hạnh Túc,

④ Thiện Thệ,

⑤ Thế Gian Giải,

⑥ Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu,

⑦ Thiên Nhân Sư,

⑧ Phật,

⑨ Thế Tôn”.

Dầu cho, này các Tỷ–kheo, bốn đại chủng địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại có đổi khác, nhưng nhất định không có thay đổi trong vị Thánh đệ tử đã thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật.

Ở đây, sự đổi khác có nghĩa là: Một Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động như vậy sẽ sanh vào địa ngục, hay vào loài bàng sanh, hay vào hàng ngạ quỷ; sự kiện như vậy không xảy ra.

⚁ ❷ … đối với Pháp:

“① Pháp được Thế Tôn khéo thuyết,

② thiết thực hiện tại,

③ không có thời gian,

④ đến để mà thấy,

⑤ có khả năng hướng thượng,

⑥ được người trí tự mình giác hiểu”.

⚂ ❸ … đối với Tăng:

“① Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn;

② Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn;

③ Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn;

④ Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn.

Tức là bốn đôi tám chúng.

Chúng đệ tử Thế Tôn

⑤ đáng được cung kính,

⑥ đáng được tôn trọng,

⑦ đáng được đảnh lễ,

⑧ đáng được chắp tay,

⑨ là phước điền vô thượng ở đời.”

⚃ ❹ Cần phải khuyến khích, cần phải áp đặt, cần phải an trú vào các giới được các bậc Thánh ái kính.

Dầu cho, này các Tỷ–kheo, bốn đại chủng địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại có đổi khác; nhưng nhất định không có sự đổi khác trong vị Thánh đệ tử đã thành tựu tịnh tín bất động đối với các giới được các bậc Thánh ái kính.

Ở đây, sự đổi khác có nghĩa là vị Thánh đệ tử thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính, sẽ sanh vào địa ngục, hay các loài bàng sanh, hay các ngạ quỷ; sự kiện như vậy không xảy ra.

⇛⇛⇛ Những ai mà các Ông có lòng từ mẫn, này các Tỷ–kheo, … an trú trong bốn Dự lưu phần.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: SN 55.17 Dutiyamittāmaccasutta – Chương 55: Tương Ưng Dự Lưu – II: Phẩm Một Ngàn, hay Vườn Vua – 55.17. Bạn Bè Thân Hữu (2)

 

🍀 Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho đạo hữu cùng tất cả mọi người trong gia đình luôn được khỏe mạnh, thành công, an vui, và hạnh phúc, luôn tinh tấn làm lành, lánh dữ, thanh lọc tâm, vun bồi phước thiện Bố thí – Trì giới – Tu tập Tâm và Tuệ tạo duyên lành giúp sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

––––––––––––––––––––––––––––––

THAM KHẢO: TÍN CĂN – TÍN LỰC

37 PHẨM TRỢ ĐẠO – MỘT TOÁT YẾU VỀ NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO SỰ GIÁC NGỘ – LEDI SAYADAW

https://www.budsas.net/uni/u–37bd/37bd–06.htm

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 Chương V – Ngũ căn (Indriya)

––––––––––––––––––––––––––––––

Danh từ indriya được giải thích là:

Indassa kammam indriyam.

Có nghĩa: indriya là hành động thống trị hay kiểm soát, của người cai trị.

“Hành động thống trị” có nghĩa là bất luận ở nơi đâu, người thống trị cũng có toàn quyền định đoạt, không ai có thể chống đối hay cưỡng lại.

Nơi đây, kiểm soát hay thống trị tâm mình là điểm chánh yếu của Ngũ Căn, tức năm khả năng kiểm soát tâm.

Có năm Khả Năng như thế ấy:

1. Saddhindriya(Tín Căn)

2. Viriyindriya(Tấn Căn)

3. Satindriya (Niệm Căn)

4. Samàdhindriya (Ðịnh Căn)

5. Pannidriya(Tuệ Căn)

TÍN CĂN

Saddhindriya, (ở một mức độ nào) đồng nghĩa với saddhà, đức tin.

Nhưng có hai saddhà, đức tin, là:

1. Pakati–saddhà, Ðức Tin thông thường, và

2. Bhàvanà–saddhà, Ðức Tin được Tu Tập (tức được trau giồi hay thuần thục hóa) do pháp hành thiền.

Ðức Tin và sự tín nhiệm (saddhà) dắt dẫn người thường thực hiện những hành động như Bố Thí (dàna), Trì Giới (sìla) và “bắt đầu tu tập “Hành Thiền (Bhàvanà) – được gọi là Ðức Tin Thông Thường.

Nơi đây, như đã chỉ trong hình ảnh người mất trí (chương II), mặc dầu ở một mức độ nào, niềm tin (saddhà) ấy cũng là một Khả Năng Kiểm Soát, nó không tăng trưởng đến khả năng có thể kiểm soát cái tâm chao động của một người thường trong khi hành thiền (bhàvanà). Tầm mức kiểm soát chỉ đến mức độ kềm chế và hướng dẫn một cái tâm bất ổn đến hành động Bố Thí, Trì Giới và “bắt đầu” hành thiền.

Không có Ðức Tin và Tín Nhiệm (saddhà) tâm không bao giờ hướng về thiện nghiệp, kusala kamma (những hành động có tác ý trong sạch) bởi vì thông thường tâm chỉ thỏa thích trong những hành động bất thiện.

Ðiều nầy đúng, trong nỗ lực thành đạt Giới Thanh Tịnh (sìla visuddhi) cũng như trong việc nghiên cứu học hỏi kinh điển. Bởi vậy cho nên những hành động thiện thông thường (pakati – ckusala – kamma) cũng được tạo nên do Ðức Tin Thông Thường (pakati–saddhà), không phải được trau giồi qua pháp hành thật sự thích đáng (abhàvita).

Trong công trình theo dõi một đề mục hành thiền (kammatthàna) khi thực hành thiền Vắng Lặng và Minh Sát, Ðức Tin Thông Thường không đủ khả năng để kiểm soát tâm vì tâm có thể từ chối, thối lui và nhảy ra khỏi Ðức Tin sang một nơi khác. Trong công trình hành thiền, Ðức Tin Thông Thường không đủ.

Chính Ðức Tin được Trau Giồi chuẩn bị nền tảng để tâm thâu thập cường độ và năng lực qua pháp hành thiền, như Niệm Hơi Thở.

Trong phạm vi các “Phẩm Giác Ngộ Ðạo” (bodhipakkhiya – dhamma) chính “Ðức Tin được Trau Giồi Phát Triển” (bhàvanà saddhà) được gọi là saddhindriya, Tín Căn, hay đức tin có khả năng kiểm soát.

Trong công phu hành thiền, Ðức Tin này một mặt tự biểu hiện qua sự biến dạng của tình trạng chú tâm bất ổn định và chao động và mặt khác tượng trưng cho sự xuất hiện của tâm sáng suốt và vững bền.

Trạng thái gom tâm chỉ có thể vững chắc tập trung vào những đề mục sáng tỏ không mù mờ.

Pháp hành Niệm Thân (kàyagatà–sati) như Niệm Hơi Thở, chuẩn bị làm nền tảng cho “Ðức Tin được Trau Giồi Phát Triển” bhàvanà–saddhà, Ðức Tin và Tín Nhiệm được công phu thực hành thiền tập trau giồi, phát triển và thuần hóa.

Nếu gom tâm vào pháp Niệm Thân, như niệm hơi–thở–ra–và hơi–thở–vào, có nghĩa là đã có Ðức Tin được Trau Giồi.

Chừng đó, nếu tiếp tục hành thiền Vắng Lặng (samatha) và Minh Sát (vipassanà), hành giả sẽ thành đạt khả năng tận diệt ba tầng lớp của Thân Kiến (sakkàya–ditthi) trong chính kiếp sống hiện tại.

Công phu hành thiền Vắng Lặng và thiền Minh Sát cần phải được thực hành thích nghi.

Hành giả phải nương tựa nơi một vị thầy thông suốt Giáo Pháp.

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 Chương VI – Ngũ lực (Bala)

––––––––––––––––––––––––––––––

Những “Năng Lực Tinh Thần” (balàni) được gọi như vậy bởi vì “nó khắc chế những trạng thái tâm đối nghịch”.

Hoặc nữa, như các bản chú giải giải thích: Nó có nhiều năng lực, trong ý nghĩa các thế lực đối nghịch không thể làm nó lay chuyển (akampanatthena).

Ðối chiếu với Ngũ Căn có Ngũ Lực (bala):

1. Saddhà (Tín Lực, đức tin)

2. Vìriya (Tấn Lực, hạnh tinh tấn)

3. Sati (Niệm Lực, tâm chú niệm)

4. Samàdhi (Ðịnh Lực, tâm định)

5. Pannà (Tuệ Lực, trí tuệ).

Ngũ Lực giống như năm vị tướng soái, hay chỉ huy trưởng, tàn sát và tiêu diệt “vương quốc Thân Kiến đối nghịch”.

Ðây là năm năng lực hùng mạnh mà chư vị Tỳ Khưu và hàng tại gia cư sĩ có thể đặt niềm tin và an toàn nương tựa vào.

Cũng như trường hợp Tín Căn, Tín Lực (saddhà bala) có hai loại:

1) Tín Lực Thông Thường (pakati–saddhà) và

2) Tín Lực được Trau Giồi (bhàvanà–saddhà).

“Tín Lực Thông Thường” không có được trau giồi và phát triển qua pháp hành đặc biệt, còn liên hợp với Tham ái (tanhà) tùy trường hợp, chỉ có thể tạo những thiện nghiệp thông thường (pakati–kusala–kamma) như Bố Thí (dàna), Trì Giới (sìla) v.v…

Năng lực ở mức độ hạn chế của nó không thể khắc phục tâm Tham. Ngược lại, Tham ái (tanhà) cầm giữ “Ðức Tin Thông Thường” dưới quyền lực của nó.

Tham ái giữ Ðức Tin Thông Thường dưới quyền lực của nó như thế nào?

– Kinh điển Pàli rõ ràng đề cập đến bốn “Phương Pháp Thực Hành Cổ Truyền của chư Thánh Nhân” (ariya–vamsa).

Ðó là:

1. Dễ dàng an phận, bằng lòng với thức ăn mà mình có,

2. Dễ dàng an phận, bằng lòng với y phục mà mình có,

3. Dễ dàng thỏa mãn với bất luận chỗ ở nào mình có,

4. Tìm thích thú và hoan hỷ trong công phu hành thiền (bhàvanà).

“Bốn phương pháp thực hành cổ truyền của chư Thánh Nhân” nầy hợp thành phạm vi của saddhà, đức tin.

Trong thế gian ngày nay phạm vi rộng lớn nầy của đức tin, saddhà, đã kín đáo ẩn mình chìm đắm mất dạng.

Ngày nay, người ta hoan hỷ và thỏa thích trong lạc thú trần gian (paccayàmisa);

người ta hoan hỷ và thỏa thích trong địa vị, quyền thế, và danh vọng trần gian (lokàmisa);

người ta hoan hỷ và thỏa thích với cuộc sống có nhiều lạc thú, tài sản phong phú, nhiều oai lực và quyền thế (vattàmisa)

và như thế, vương quốc rộng lớn của Tham ái (tanhà) được kiên cố vững chắc và tỏ tường như đại dương mênh mông rộng lớn bao trùm hòn đảo.

Ðiều nầy cho thấy điểm suy nhược của Ðức Tin Thông Thường (pakati–saddhà) trong thế gian nầy.

Chính “Ðức Tin được Trau Giồi”, sanh khởi từ công phu thực hành pháp Niệm Thân (như Niệm Hơi Thở) – được gia công chuyên cần chí đến khi mọi tình trạng chao động và bất ổn trong tâm chấm dứt – mới có thể loại trừ Tham ái (tanhà), tức hoan hỷ thỏa thích trong ba loại lạc thú trần gian (àmisa) kể trên.

Chính Ðức Tin được Trau Giồi (bhàvanà saddhà) có thể cứu vớt chư vị tỳ khưu và hàng cư sĩ tại gia đang lặn hụp chìm đắm trong đại dương của ba Tham ái, và giúp đưa họ đến “hòn đảo ẩn trú” của vương quốc Ðức Tin (saddhà), tức bốn Pháp Thực Hành Cổ Truyền của chư Thánh Nhân (ariya–vamsa–dhamma).

Trong phạm vi các “Phẩm giác ngộ” (Bodhipakkiya – dhamma) chính Ðức Tin được Trau Giồi phải được thành đạt.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: 37 PHẨM TRỢ ĐẠO

Một Toát Yếu Về Những Yếu Tố Cần Thiết Cho Sự Giác Ngộ – LEDI SAYADAW

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 24/9/2023