Ledi Sayadaw – Tứ như ý túc

Ledi Sayadaw – Tứ như ý túc

Tứ Như Ý Túc (Iddhipàda)

Căn Bản của sự Thành Công

Có bốn loại iddhipàdas (Như ý Túc). Ðó là:

Chandiddhipàdo (chanda, dục như ý túc)

Viriyiddhipàdo (viriya, tấn như ý túc)

Cittiddhipàdo (citta, tâm như ý túc)

Vimamsiddhipàdo (vimamsa hay pannà, trạch pháp, hay tuệ như ý túc).

1– Chanda (dục như ý túc) có nghĩa là nhiệt tâm, nóng lòng mong muốn có được, hết lòng muốn thành đạt, muốn tiến đến, muốn hoàn tất viên mãn, muốn thành tựu.

ý muốn ở đây là cực kỳ mong muốn, ý muốn ở mức cao độ. Không có bất luận chi, bên trong hay bên ngoài cá nhân ta có thể cản ngăn lòng ham muốn ấy. Ðây là loại ham muốn đưa đến ý nghĩ: “Nếu không thành đạt điều này trong kiếp sống hiện tại, ắt ta không thể an tâm. Thà chết còn hơn sống mà không làm được như ý nguyện.”

Ðây là loại mong muốn mà vào thời Ðức Phật Kassapa, Vua Dhammasonda xứ Benares hằng ôm ấp dưỡng nuôi trong lòng, khi Ðức vua tự nghĩ: “Làm vua như ta đây có ích gì, nếu không nghe được một thời Pháp của Ðức Phật Kassapa?” Rồi Ngài từ bỏ ngai vàng ra đi, quyết lòng tìm một người có thể lặp lại cho mình nghe một thời Pháp của Ðức Phật Kassapa, bất luận dài hay ngắn thế nào, dầu chỉ vỏn vẹn một câu kệ cũng được.

Một nguyện vọng thiết tha như vậy có thể dịu bớt nếu được thỏa mãn, như trường hợp vua Bimbisàra, Bà Visàkhà, và Trưởng Giả Anàthapindika. Chỉ đến khi nhoáng thấy dấu hiệu mơ hồ rằng: điều mong muốn có thể thành đạt, nhưng không hoàn toàn viên mãn, tâm trở nên bấn loạn và có ý nghĩ phát sanh rằng: thà chết còn hơn sống mà không thỏa mãn được nguyện vọng.

2– Tinh tấn (Viriya), hay tấn như ý túc, có nghĩa là chánh cần, cùng chung với bốn đặc tánh của nó.

Người có đức hạnh chuyên cần như vậy tự thấm nhuần ý nghĩ rằng: mục tiêu có thể thành tựu nếu mình tận lực cố gắng. Người ấy không rủn chí dầu có ai bảo rằng: mình sẽ trải qua trăm ngàn khó khăn khổ nhọc. Người ấy không sờn lòng dầu thật sự gặp những hoàn cảnh cực kỳ gian lao kham khổ. Người ấy không thối chí dầu nghe nói rằng: mình phải gia công tinh tấn trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Người ấy không nản lòng dầu thật sự gia công tinh tấn chuyên cần suốt thời gian lâu dài như thế ấy.

Những người mà hạnh tinh tấn còn yếu kém suy nhược thụt lùi trước nhiệm vụ, khi chạm trán với những khó khăn cần phải tinh tấn chuyên cần. Họ thối lui khi nghe nói phải xa lìa bạn bè thân thuộc. Họ rụt rè e ngại trước viễn ảnh cần phải ăn uống đạm bạc, ngủ nghỉ phải tiết độ. Họ lùi bước trước viễn ảnh phải thực hành thiền tập lâu dài.

3– Tâm (citta), tâm như ý túc, có nghĩa là bám chặt vào những như ý túc, iddhis, khi gặp Giáo Huấn và nghe Giáo Pháp. Ðây là sự bám níu cực kỳ nhiệt thành và dõng mãnh.

Mặc dầu sống giữa những gì tốt đẹp và xa hoa của thế gian, giữa những quyền thế, tiền của và phước báu dồi dào, giữa những kinh sách quý báu và hết lòng nghiên cứu học hỏi, ta không mãi mê chìm đắm trong đó, mà lúc nào cũng hướng tâm về những iddhis, như ý túc. Ta chỉ toại nguyện và an lòng khi gom tâm chăm chú vào những vấn đề liên quan đến iddhis, như ý túc.

Cũng như nhà luyện kim tỉ mỉ chú tâm vào, chỉ để ý đến trạng thái biến chất của vàng hay bạc, mà không nghĩ đến gì khác, quên cả ăn uống ngủ nghỉ, không hay biết đến bất luận gì khi đi ra ngoài. Tâm lúc nào cũng miệt mài chăm chú vào bản chất như ý túc, iddhis.

4– Vimamsà (trạch pháp) có nghĩa: sáng suốt hiểu biết rõ ràng, nhận chân tầm quan trọng của những khổ đau trong cảnh địa ngục, và những hoàn cảnh bất hạnh triền miên trải dài theo những kiếp sinh tồn của vòng luân hồi. Ðó là sự hiểu biết có thể nhận thấy lợi ích đặc thù của iddhis, như ý túc. Ðó là sự hiểu biết có thể tiềm ẩn và sâu kín nằm trong những pháp khó hiểu, và trong bản chất của những pháp khó thấu ấy.

Một người đã có nhiều hiểu biết như thế không còn tìm vui thích trong cuộc rượt bắt những lạc thú trần tục, ngoại trừ chạy theo những iddhis, như ý túc. Người ấy chỉ mãn nguyện khi nắm vững những iddhis, như ý túc, uyên thâm và sâu thẳm. Giáo Pháp càng thâm sâu, nguyện vọng thành đạt Giáo Pháp càng nhiệt thành và mạnh mẽ.

Người có một trong bốn như ý túc, tức bốn Căn Bản của Sự Thành Công (iddhipàda) không thể còn chấp nhận hay ngụy biện rằng: trong kiếp sống hiện tại này, mình không thể gia công chuyên cần tinh tấn, nhằm vững chắc kiên cố trong pháp Niệm Thân (kàyagatà–sati) và trong những mức độ cao hơn của Giáo Huấn (sàsana) như bảy giai đoạn thanh lọc tâm (Thanh Tịnh Ðạo, visuddhi).

Người đã có một trong bốn Như ý Túc (iddhipàdas), có thể thành đạt thêm những Như ý Túc còn lại — tùy theo số lượng ba–la–mật đã được tích trữ — cho đến khi tiến đạt đến những Như ý Túc Siêu Thế, hoặc trong kiếp này hoặc trong kiếp kế sau ở một cảnh trời. Trường hợp của những vị có hai hay ba, hoặc bốn Như ý Túc thì không cần phải bàn thảo dong dài thêm nữa.

Trường hợp những người không có “căn bản nào của sự thành công” nên cố gắng thành đạt một trong Tứ Như ý Túc (iddhipàdas). Những vị này nên chỉ chấp nhận và ngụy biện rằng: mình không thể làm được, bởi vì mình không có ý muốn thành đạt những lợi ích cao siêu của Giáo Huấn, như Tứ Niệm Xứ (satipatthàna). Những vị ấy nên xem sự chấp nhận không thể làm được ấy là con đường xa lộ đưa ngay vào bốn cảnh khổ (Apàya–loka). Như vậy, các vị này nên học hỏi, nghiên cứu, và nghiền ngẫm suy gẫm những lời dạy trong Kinh sách, làm phát sanh ý muốn chân thành, lòng thúc dục (chanda). Những vị này nên đến gần một vị thầy có thể khơi động, làm phát sanh nhiệt tâm của mình và nương tựa nơi vị thầy ấy.

Do đó, người khôn ngoan sáng suốt ngày nay phải tận lực thành đạt Tứ Như ý Túc, bốn căn bản của sự thành công, nhằm loại trừ lãnh vực rộng lớn của Thân Kiến (sakkàya ditthi) và thành tựu — trong Giáo Huấn của vị Phật hiện tại — những lợi ích cao thượng nhất có thể được thành tựu, tùy ba–la–mật của mình.

Trích trong: 37 Phẩm Trợ Đạo

Cố Đại Lão Thiền Sư Ledi Sayadaw

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 13/5/2024