Lời khuyên dạy cuối cùng của Như Lai

LỜI KHUYÊN DẠY CUỐI CÙNG CỦA NHƯ LAI

“vayadhammā saṅkhārā appamādena sampādethā”

Trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravada tại Myanmar, thường trước khi nghe pháp, hoặc trước một số nghi lễ, các Sadi, Tu nữ, Phật tử sẽ Sám hối, Đảnh lễ Tam Bảo, Kính lễ Đức Thế Tôn, Qui Y Tam Bảo và thọ Giới, và ngay sau đó vị Trưởng lão /Đại đức sẽ giáo huấn hội chúng bằng cách nhắc lại chính xác, y nguyên lời giáo huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết bàn, bằng tiếng Pali:

“appamādena sampādethā” = “Hãy tinh tấn, chớ có phóng dật!”,

các Phật tử đáp lại:

“ama bhante” = “Xin vâng, Thưa Ngài”.

Lời giáo huấn cuối cùng của Đức Phật đã được bảo tồn và trao truyền sống động, nguyên vẹn tới loài người và chư thiên ngày nay sau hơn 2500 năm, tiếp truyền cho mỗi Phật tử chúng ta uy lực dũng mãnh không thể nghĩ bàn của Tam Bảo: Phật Pháp Tăng. Lành thay.

Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “handa dāni, bhikkhave, āmantayāmi vo, vayadhammā saṅkhārā appamādena sampādethā”ti. Ayaṃ tathāgatassa pacchimā vācā.

Và Thế Tôn nói với các Tỷ–kheo:

– Này các Tỷ–kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: “Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật”.

Ðó là lời cuối cùng của Như Lai.

[Ghi chú: “Không phóng dật” – “appamada” được giải thích là “luôn luôn chánh niệm”.

Chú giải: “‘Quí vị hãy hoàn thành mọi phận sự của mình không được phép sao nhãng chánh niệm!’ Chỉ trong một từ appamada, Như Lai trước khi nhập Niết bàn đã tóm tắt lại giáo huấn của Ngài trong suốt bốn nhăm năm.”]

And the Blessed One addressed the bhikkhus, saying: “Behold now, bhikkhus, I exhort you: All compounded things are subject to vanish. Strive with earnestness!”.

These were the last words of the Blessed One.

[Note: Earnestness (appamada) is explained as “presence of mindfulness.”

Comy.: “‘You should accomplish all your duties without allowing mindfulness to lapse!’ Thus did the Blessed One, while on the bed of his Parinibbana, summarize in that one word on earnestness the advice he had given through forty–five years.”]

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn (Mahàparinibbàna sutta)

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 6 tháng 4, 2017