Một vị sư hay tu nữ nhận tiền có thể đắc đạo quả nhập lưu được không?

Chánh Pháp Theravāda

Câu Hỏi 106: Một vị sư hay tu nữ nhận tiền có thể đắc đạo quả nhập lưu được không?

Ngài Đại Trưởng Lão Thiền sư Pa–Auk Tawya Sayadaw Gyi trả lời câu hỏi 106: Theo giáo lý Phật Giáo Nguyên Thuỷ (Theravāda), nếu một vị Tỳ–kheo là Tỳ–kheo thực nhận tiền, vị ấy không thể nào đạt đến đạo quả nhập lưu được. Tuy nhiên có một số vị Tỳ–kheo nhận tiền nói rằng họ đã đạt đến đạo quả nhập lưu. Nếu họ là Tỳ–kheo thực thì đó là điều không thể có. Liên quan tới điều này tôi muốn giải thích cho quý vị hiểu một số giới luật của Theravāda. Đối với một người muốn trở thành Tỳ–kheo thực, họ phải thành tựu năm yếu tố.

Thứ nhất — Giới tử hợp lệ (vatthusampatti), nghĩa là giới tử (người xin thọ giới) phải không có những lầm lỗi. Người ấy không phạm vào tội giết cha, giết mẹ, giết một bậc A–la–hán, cố ý làm cho Đức Phật bị thương, phá hòa hợp Tăng, hành dâm với một Tỳ–kheo Ni hay Sa–di Ni, người ấy còn phải không có tà kiến cố định (tức không tin nghiệp và quả của nghiệp) và ít nhất phải đủ 20 tuổi.

Yếu tố thứ hai — Tăng chúng hợp lệ (Purisasampatti), nghĩa là khi vị ấy thọ giới phải có ít nhất năm vị Tỳ–kheo thực nếu (tăng sự thực hiện) ở ngoài Ấn–độ, và ít nhất mười Tỳ–kheo thực nếu ở trong Ấn–độ, kể cả vị thầy tế độ, để thực hiện Tăng sự. Nếu một, hai hoặc ba trong số các vị Tỳ–kheo ấy đã phạm pārājika (tội bất cộng trụ), hoặc nếu một hay vài trong số các vị Tỳ–kheo ấy khi thọ giới không hợp với giới luật, thì tăng sự kể như không có giá trị.

Yếu tố thứ ba — Ranh giới hợp lệ (Sīmāsampatti), nghĩa là ranh giới (sīmā) phải hợp luật. Nếu ranh giới không hợp luật, chẳng hạn, phòng hành uposatha được nối với bất cứ toà nhà nào bên ngoài ranh giới với các loại dây (dây thép, dây điện), ống nước v.v…, thì tăng sự kể như không giá trị. Và khoảng cách giữa các vị Tỳ–kheo tham dự tăng sự phải nằm trong tầm một cánh tay (hatthapasa).

Yếu tố thứ tư — Tuyên ngôn hợp lệ (ñattisampatti), nghĩa là một trong các vị Tỳ–kheo phải đọc tuyên ngôn để thông báo cho số vị còn lại biết rằng giới tử thỉnh cầu được tu lên bậc trên (upasampada—tu tỳ kheo) với vị (…) là thầy tế độ. Sau đó còn phải được tiếp theo bởi ba lần thông báo. Nếu tuyên ngôn và thông báo tụng không đúng thứ tự hay không tụng đầy đủ, tăng sự kể như không hợp lệ.

Yếu tố thứ năm — Tăng sự hợp lệ (kammavācasampatti), nghĩa là tuyên ngôn tăng sự phải được đọc đúng theo văn phạm. Nếu văn phạm dùng sai, tăng sự kể như không hợp lệ và giới tử không thể trở thành một vị Tỳ–kheo thực thụ.

Khi năm yếu tố vừa đề cập được thành tựu, thì tăng sự kể như hợp lệ và giới tử trở thành một vị Tỳ–kheo thực thụ. Nếu một vị Tỳ–kheo thực này nhận tiền và thực hành thiền chỉ và thiền minh sát, vị ấy không thể đạt đến đạo quả nhập lưu được. Còn nếu một vị Tỳ–kheo nhận tiền nhưng vẫn đắc đạo quả nhập lưu, thì chắc chắn vị ấy không phải là một vị Tỳ–kheo thực.

Ngày nay trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ (Theravāda) không còn Tỳ–kheo Ni (Bhikkhuni) và Sa–di ni (sāmaṇerī) nữa, vì thế chúng tôi không thể nói về họ. Tuy nhiên, chúng tôi có hình thức ‘silashins’; mà chúng ta có thể gọi họ là tu nữ. Nhiều vị Trưởng–lão (Mahāthera) nói rằng vì họ mặc y nên họ phải giữ thập giới, vì thế họ cũng không nên nhận tiền. Nhưng nếu họ muốn nhận tiền họ có thể làm điều đó theo ý muốn của họ.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 5/2/2024