Mười ðạo binh ma, ðạo binh ma thứ bảy: hoài nghi

MƯỜI ÐẠO BINH MA, ÐẠO BINH MA THỨ BẢY: HOÀI NGHI

“Này ma vương, ❶ dục lạc là ma quân thứ nhất của ngươi, ❷ hai là bất mãn, ❸ ba là đói khát, ❹ bốn là ái dục, ❺ năm là dã dượi buồn ngủ, ❻ sáu là sợ hãi, ❼ bảy là hoài nghi, ❽ tám là kiêu mạn và vô ơn, ❾ chín là danh lợi và ❿ mười là khen mình chê người.

Này ma vương, hùng binh của ngươi là thế. Chúng luôn luôn thường trú trong con người xấu xa đê tiện; kẻ hèn yếu thì thất bại, nhưng người nào dũng cảm hàng phục được chúng sẽ đạt được chân hạnh phúc… Ta thà chết trên chiến trường này còn hơn sống mà thất bại…” (Kinh Nipata)

Nghi ngờ là đạo binh ma đáng sợ. Khi thiền sinh bắt đầu buông thả trên việc hành thiền của mình, thì thiền sinh cũng bắt đầu nghi ngờ khả năng của chính mình.

Băn khoăn suy nghĩ đã không giúp bạn tiến bộ mà còn làm hoài nghi lan rộng thêm.

Ðầu tiên là nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tiếp đến nghi ngờ phương pháp hành thiền, rồi hoài nghi có thể bành trướng rộng hơn và trở thành nghi ngờ thiền sư. Lúc ấy, thiền sinh có thể tự hỏi: “Không biết ông thầy này có đủ khả năng để am tường tình trạng của mình không?”.

Dĩ nhiên, đây là một trường hợp đặc biệt, cần có một loại chỉ dẫn mới. Trong lúc trình pháp, những điều trình bày của thiền sinh này chỉ do tưởng tượng mà ra. Mọi khía cạnh có thể lý giải, có thể hiểu được trong việc hành thiền đều trở nên đáng ngờ vực.

Ðạo Binh Thứ Bảy, tiếng Pali gọi là Vicikiccha.

Vicikiccha có nghĩa rộng hơn chữ hoài nghi.

Ðó là trạng thái của một tâm mệt mỏi do hiểu không trọn vẹn, không thấu đáo, sự hiểu thiếu bằng cớ, sự phỏng đoán.

Một thiền sinh bị dã dượi buồn ngủ chế ngự không thể chú tâm liên tục vào đề mục để tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển.

Nếu thiền sinh loại này chịu khó chánh niệm thì có thể biết được danh sắc một cách trực tiếp và thấy rõ chúng có liên hệ nhân quả với nhau.

Nếu không chịu chánh niệm quán sát thì sẽ mờ tối trước danh và sắc.

Thiền sinh vẫn chưa hiểu được những gì mà mình chưa thấy trước đây.

Bấy giờ thiền sinh thiếu chánh niệm bèn suy tư và lý luận: “Ta phân vân không biết cái gì hợp thành danh và sắc. Danh và sắc liên hệ với nhau như thế nào?”.

Lúc trình pháp, thiền sinh chỉ bày tỏ kinh nghiệm của mình dựa trên những hiểu biết nông cạn và non nớt trộn lẫn với tưởng tượng.

Vì tâm không quán thấu được chân lý nên giao động phát sinh.

Sau đó là hoang mang, bối rối và do dự kéo đến. Ðó là một khía cạnh khác của vicikiccha.

Suy nghĩ, lý luận nhiều quá sinh ra mệt mỏi, kiệt quệ.

Sự non kém nội quán, hay minh sát, ngăn chặn thiền sinh có một vị thế ổn cố và vững tin.

Tâm thiềnsinh chạy lung tung trước vô số hướng đi. Thiền sinh nhớ lại những cách hành thiền đã từng nghe trước đây, nơi này một ít, nơi kia một ít, đem ra thực hành. Thiền sinh bây giờ như người rơi vào trong một nồi cám heo với đủ thứ tạp nham và chìm trong đó.

Vicikiccha là một trở ngại lớn lao trong việc hành thiền.

Nguyên nhân gần của nó là do dự hoài nghi và thiếu chú tâm chính đáng, tâm không được điều khiển thích hợp để làm tròn nhiệm vụ khám phá chân lý.

Phương pháp hữu hiệu và trực tiếp nhất để điều trị hoài nghi là có sự chú tâm thích đáng.

Nếu bạn biết cách nhìn và hướng mắt vào đúng, bạn sẽ thấy rõ những gì bạn đang tìm, đó là thực tánh của mọi vật.

Chính bạn thấy rõ thực tánh của mọi vật thì bạn không còn hoài nghi về chúng nữa.

Muốn tạo điều kiện thích hợp cho một sự chú tâm chính đáng, việc thiết yếu đầu tiên là phải có một vị thầy. Vị thầy này sẽ hướng dẫn bạn trên con đường dẫn đến chân lý và trí tuệ.

Ðức Phật đã nhiều lần nhắc nhở, người muốn tìm chân lý, phải tìm một vị thầy đủ khả năng hướng dẫn.

Nếu không tìm ra một vị thầy giỏi để hành theo những lời chỉ dẫn của vị này bấy giờ bạn hãy trở về với hàng khối sách dạy thiền đang tràn ngập thị trường. Nhưng hãy thận trọng, đặc biệt nếu bạn là một con mọt sách.

Nếu bạn có nhiều kiến thức về các phương pháp hành thiền và muốn tổng hợp chúng lại, chắc chắn là bạn sẽ thất vọng, và có thể, hoài nghi của bạn càng gia tăng nhiều hơn khi chưa đọc sách.

Dầu bạn có gặp được một số phương pháp hành thiền tốt đẹp, nhưng vì bạn không thực hành rốt ráo đúng theo những lời chỉ dẫn của các phương pháp này, thì kết quả cũng chẳng đến đâu và bạn lại nghi ngờ luôn cả những phương pháp này nữa.

Bạn phải kiên nhẫn thực hành để có cơ hội tự mình chứng nghiệm những lợi ích của việc hành thiền.

Nếu không thực hành một cách thích đáng, thì không thể nào tự mình chứng nghiệm, tự mình thấy rõ chân tánh của mọi hiện tượng.

Nếu không hành thiền đúng, thì không những hoài nghi gia tăng mà tâm bạn còn trở nên ngưng đọng, cứng ngắt, đầy sân hận, bất mãn, và chống đối.

(Thiền sư U Pandita)

… tiếp tục tìm hiểu thêm: “Ngay Trong Kiếp Sống Này” – Thiền sư U Pandita

 

Bài viết liên quan

  • Mười ðạo binh ma, Web, FB
  • Mười ðạo binh ma, ðạo binh ma thứ bảy: hoài nghi, Web, FB
  • Mười ðạo binh ma, ðạo binh ma thứ tám: kiêu mạn và vô ơn, Web, FB
  • Mười ðạo binh ma, ðạo binh ma thứ mười: khen mình, chê người, Web, FB
  • “Ngay trong kiếp sống này” – thiền sư U Pandita. Web Link
  • Audio mp3. Archive
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB