Năm thủ uẩn là gì

NĂM THỦ UẨN LÀ GÌ ❓

CÁI GÌ LÀ CĂN BẢN CỦA NĂM THỦ UẨN❓

THẾ NÀO LÀ UẨN❓

NHÂN DUYÊN GÌ KHỞI TẬP NĂM UẨN❓

THẾ NÀO LÀ THÂN KIẾN ❓

THẾ NÀO LÀ KHÔNG THÂN KIẾN ❓

CÁI GÌ LÀ VỊ NGỌT, SỰ NGUY HIỂM, SỰ XUẤT LY❓

NGÃ NÀO CẢM THỌ KẾT QUẢ❓

 

❓– Bạch Thế Tôn, có phải có năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn và thức thủ uẩn?

– Này Tỷ–kheo, có năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.

❓– Bạch Thế Tôn, năm thủ uẩn này, lấy gì làm căn bản?

– Này Tỷ–kheo, năm thủ uẩn này lấy dục làm căn bản.

❓– Bạch Thế Tôn, có phải chính chấp thủ ấy là năm thủ uẩn, hay là ngoài năm thủ uẩn, có một chấp thủ (khác)?

– Này Tỷ–kheo, không phải chính chấp thủ ấy là năm thủ uẩn, cũng không phải ngoài năm thủ uẩn có sự chấp thủ. Này Tỷ–kheo, khi nào có lòng dục, lòng tham đối với năm thủ uẩn, ở đấy chính là chấp thủ.

❓– Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là ý nghĩa chữ uẩn trong các uẩn?

– Này Tỷ–kheo, phàm sắc [thọ, tưởng, hành, thức] gì, ① quá khứ, ② vị lai hay ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần, như vậy là sắc [thọ, tưởng, hành, thức] uẩn. Cho đến như vậy, này Tỷ–kheo, là ý nghĩa chữ uẩn trong các uẩn.

❓– Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì được chấp nhận gọi là sắc [thọ, tưởng, hành, thức] uẩn?

– ① Bốn đại là nhân, này Tỷ–kheo, bốn đại là duyên được chấp nhận gọi là sắc uẩn.

② Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là thọ uẩn.

③ Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là tưởng uẩn.

④ Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là hành uẩn.

⑤ Danh sắc là nhân, này Tỷ–kheo, danh sắc là duyên được chấp nhận gọi là thức uẩn.

❓– Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là thân kiến?

– Ở đây, này Tỷ–kheo, có kẻ vô văn phàm phu

không hiểu rõ các bậc Thánh,

không thuần thục pháp các bậc Thánh,

không tu tập pháp các bậc Thánh,

không hiểu rõ các bậc Chơn nhân,

không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân,

không tu tập pháp các bậc Chơn nhân,

① xem sắc [thọ, tưởng, hành, thức] như là tự ngã, hay

② xem tự ngã như là có sắc [thọ, tưởng, hành, thức], hay

③ xem sắc [thọ, tưởng, hành, thức] như là trong tự ngã, hay

④ xem tự ngã như là trong sắc [thọ, tưởng, hành, thức];

❓– Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là không thân kiến?

– Ở đây, này Tỷ–kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử,

đi đến các bậc Thánh,

thuần thục pháp các bậc Thánh,

tu tập pháp các bậc Thánh,

đi đến các bậc Chơn nhân,

thuần thục pháp các bậc Chơn nhân,

tu tập pháp các bậc Chơn nhân,

① không xem sắc [thọ, tưởng, hành, thức] như là tự ngã, hay

② không xem tự ngã như là có sắc [thọ, tưởng, hành, thức], hay

③ không xem sắc [thọ, tưởng, hành, thức] như là trong tự ngã, hay

④ không xem tự ngã như là trong sắc [thọ, tưởng, hành, thức];

Như vậy, này Tỷ–kheo, là không thân kiến.

❓– Bạch Thế Tôn,

① cái gì là vị ngọt của sắc [thọ, tưởng, hành, thức],

② cái gì là sự nguy hiểm,

③ cái gì là sự xuất ly?

– Này Tỷ–kheo,

① lạc hỷ gì duyên sắc [thọ, tưởng, hành, thức] khởi lên, như vậy là vị ngọt của sắc [thọ, tưởng, hành, thức].

② Cái gì vô thường, khổ, bị biến hoại trong sắc [thọ, tưởng, hành, thức] như vậy là sự nguy hiểm của sắc [thọ, tưởng, hành, thức].

③ Sự nhiếp phục dục tham đối với sắc [thọ, tưởng, hành, thức], sự đoạn diệt dục tham, như vậy là sự xuất ly của sắc [thọ, tưởng, hành, thức].

❓– Bạch Thế Tôn, do biết gì, do thấy gì, mà không có mạn tùy miên rằng: “Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm”, đối với tự thân có ý thức, và đối với cả tưởng ở ngoài?

– Này Tỷ–kheo, phàm có sắc [thọ, tưởng, hành, thức] gì,

① quá khứ, ② vị lai hay ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần,

đối với tất cả sắc, thấy được như thật với trí tuệ là:

“① Cái này không phải của tôi,

② cái này không phải là tôi,

③ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Này Tỷ–kheo, do biết như vậy, thấy như vậy, nên không có mạn tùy miên rằng: “Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm”, đối với tự thân có ý thức, và đối với tất cả tướng ở ngoài.

Rồi một Tỷ–kheo khác khởi lên sự suy tư như sau:

❓”Nếu được nói rằng, chư Tôn giả, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã; như vậy những hành động do vô ngã làm đã được ngã nào cảm thọ kết quả?”

Thế Tôn biết được tâm tư của Tỷ–kheo ấy với tâm tư của mình, liền nói với các Tỷ–kheo:

– Này các Tỷ–kheo, sự kiện này xảy ra, khi ở đây có kẻ ngu si, vô tri, vô minh, với tâm bị tham dục chi phối, lại nghĩ cần phải vượt qua lời dạy của bậc Ðạo sư với câu hỏi:

“Nếu được nói rằng, chư Tôn giả, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã; như vậy những hành động do vô ngã làm đã được ngã nào cảm thọ kết quả?”

Này các Tỷ–kheo, các Ông đã được Ta huấn luyện tìm kiếm nhân duyên, chỗ này chỗ kia, đối với những pháp này, pháp khác.

Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ–kheo, sắc [thọ, tưởng, hành, thức] là thường hay vô thường?

– Vô thường, bạch Thế Tôn.

– Những gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Những gì vô thường, khổ, bị biến hoại, có hợp lý chăng khi xem: “Cái này của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?”

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

– Do vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có sắc [thọ, tưởng, hành, thức] gì,

① quá khứ, ② vị lai hay ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần,

đối với tất cả sắc, thấy được như thật với trí tuệ là:

“① Cái này không phải của tôi,

② cái này không phải là tôi,

③ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử

① yếm ly đối với sắc,

② yếm ly đối với thọ,

③ yếm ly đối với tưởng,

④ yếm ly đối với hành,

⑤ yếm ly đối với thức.

Do yếm ly nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát.

Trong sự giải thoát, vị ấy biết được vị ấy đã giải thoát.

Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm.

Từ nay không còn trở lại đời sống thế này nữa”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy.

Các Tỷ–kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Trong khi sự giảng giải này được nói lên, tâm của sáu mươi vị Tỷ–kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ (trở thành Alahán ngay tại chỗ ngồi của mình).

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikaya, 109. Ðại kinh Mãn nguyệt (Mahàpunnama sutta)

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 30 tháng 6, 2019