Ngã mạn – Mānā

NGÃ MẠN – MĀNĀ

Ngã mạn là tự hào điều gì mình hơn người, hoặc có sự so sánh “ta với người”.

a– Tự hào.

“Ngã mạn ngủ ngầm” là “khuynh hướng tự hào, thường có với chúng sinh, tiềm ẩn trong tâm của chúng sinh”.

Bộ Phân tích (vibhaṅga) trong Tạng Thắng pháp có liệt kê những trường hợp tự hào, xin nêu ra vài điều như sau:

“Tự hào về sinh chủng (jāti);

tự hào về dòng dõi (gotta);

tự hào về sức khỏe (ārogya);

tự hào về tuổi trẻ (yobbana);

tự hào về đời sống (jīvita);

tự hào về lợi lộc (lābha),

tự hào về danh tiếng (yasa),

tự hào về dung sắc (vaṇṇa),

tự hào về tài sản…

tự hào về Giới hạnh,

tự hào về thiền chứng (jhāna),

tự hào về trí lão luyện (rattaññū);

tự hào về thần thông… “

“Có những loài hữu tình, này các Tỳkhưu, đang còn trẻ, kiêu mạn trong tuổi trẻ, say đắm (mattā) trong tuổi trẻ….”

“Có những loài hữu tình, này các Tỳkhưu, kiêu mạn trong khỏe mạnh, say đắm trong kiêu mạn ấy…”

“Có những loài hữu tình, này các tỳkhưu, đang sống, kiêu mạn trong sự sống… “

Đối với 3 loại tự hào này, Đức Phật dạy:

*– Quán tưởng sự già để diệt trừ kiêu mạn tuổi trẻ.

*– Quán tưởng sự bệnh để diệt trừ kiêu mạn khỏe mạnh.

*– Quán tưởng sự chết để diệt trừ kiêu mạn sự sống.

b– So sánh.

Ngài Buddhaghosa trong sách Atthasālinī đưa ra ba cách so sánh đối với 3 hạng người, đó là “cách biểu hiện” của ngã mạn, như sau:

– Hơn so với hơn; hơn so với bằng và hơn so với thua.

– Bằng so với hơn, bằng so với bằng và bằng so với thua.

– Thua so với hơn, thua so với bằng và thua so với thua.

Tuy nhiên, trong cách “so sánh” như thế, có so sánh sai, có so sánh đúng.

Nhưng có` câu hỏi rằng: Vì sao “so sánh sai” không phải là tà kiến?

Ngài Buddhaghosa có giải thích “sự so sánh” không phải xuất phát từ bản ngã, mà xuất phát từ “điều đang có trong tâm”.

Vì không kết hợp với “bản ngã” nên không liệt vào Tà kiến.

“Tự khoe điều tốt của mình” cũng là hình thức ngã mạn.

Như Ngài Anuruddha khoe mình có thiên nhãn thông, có thể nhìn thấy ngàn thế giới như nhìn một vật trong lòng bàn tay.

Đức Sāriputta nghiêm khắc phê phán Ngài Anuruddha là “đó là kiêu mạn của hiền giả”.

Ngoài ra, sự “tự ty” cũng là một hình thức của ngã mạn.

Chi pháp “ngã mạn ngủ ngầm” là tâm sở Ngã mạn (mānacetasika) có trong 4 tâm tham không hợp tà kiến.

Ngã mạn ngũ ngầm chỉ bị sát tuyệt khi chứng thánh đạo Alahán.

Nguồn trích dẫn: Đường vào Thắng pháp – TK Chánh Minh

 

Chánh kinh: Thấy Biết như thế nào để đoạn tận Ngã Kiến, Ngã Sở Kiến, Ngã Mạn❓

🍀

Nhân duyên ở Sāvatthi …

Ngồi xuống một bên, Tôn giả Rāhula bạch Thế Tôn:

– Biết như thế nào, bạch Thế Tôn, thấy như thế nào đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có những ý niệm về ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, vượt ngoài kiêu mạn, tịch tịnh, khéo giải thoát?

[“kathaṁ nu kho, bhante, jānato kathaṁ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṁ mānasaṁ hoti vidhāsamatikkantaṁ santaṁ suvimuttan”ti?]

– Phàm sắc gì, này Rāhula, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại … hoặc xa hay gần; tất cả pháp, sau khi thấy với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, thì sẽ được giải thoát, không có chấp thủ.

Phàm thọ gì … phàm tưởng gì … phàm các hành gì …

Phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả pháp, sau khi thấy với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, thì sẽ được giải thoát, không có chấp thủ.

[Yaṁ kiñci, rāhula, rūpaṁ atītānāgatapaccuppannaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā …pe… yaṁ dūre santike vā, sabbaṁ rūpaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya disvā anupādā vimutto hoti.

Yā kāci vedanā … yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṁ kiñci viññāṇaṁ atītānāgatapaccuppannaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā oḷārikaṁ vā sukhumaṁ vā hīnaṁ vā paṇītaṁ vā yaṁ dūre santike vā, sabbaṁ viññāṇaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya disvā anupādā vimutto hoti.]

Do biết như vậy, này Rāhula, do thấy như vậy đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có những ý niệm về ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, vượt ngoài kiêu mạn, tịch tịnh, khéo giải thoát.

Evaṁ kho, rāhula, jānato evaṁ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṁ mānasaṁ hoti vidhāsamatikkantaṁ santaṁ suvimuttan”ti.

Nguồn trích dẫn: Chương 22: Tương Ưng Uẩn – IV: Phẩm Trưởng Lão -22.92. Rāhula

 

🍀

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

Rồi Sona, con một gia chủ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.

Thế Tôn nói với Sona, con một gia chủ, đang ngồi một bên:

– Này Sona, những Sa–môn hay Bà–la–môn nào quán SẮC vô thường, khổ, biến hoại là: ① “Ta tốt đẹp hơn”, hay quán: ② “Ta bằng nhau”, hay quán: ③ “Ta hạ liệt hơn”; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải LÀ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG THẤY NHƯ THẬT!

… quán THỌ vô thường, khổ, biến hoại …

… quán TƯỞNG vô thường, khổ, biến hoại …

… quán các HÀNH vô thường, khổ, biến hoại …

… quán THỨC vô thường, khổ, biến hoại là: ① “Ta tốt đẹp hơn”, hay quán: ② “Ta bằng nhau”, hay quán: ③ “Ta hạ liệt hơn”; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải LÀ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG THẤY NHƯ THẬT!

Này Sona, những Sa–môn hay Bà–la–môn nào không quán sắc vô thường, khổ, biến hoại là: “Ta tốt đẹp hơn”, hay không quán: “Ta bằng nhau”, hay không quán: “Ta hạ liệt hơn”; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!

Này Sona, những Sa–môn hay Bà–la–môn nào không quán thọ … không quán tưởng … không quán các hành …

Này Sona, những Sa–môn hay Bà–la–môn nào không quán thức vô thường, khổ, biến hoại là: “Ta tốt đẹp hơn”, hay không quán: “Ta bằng nhau”, hay không quán: “Ta hạ liệt hơn”; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!

Ông nghĩ thế nào, này Sona, SẮC là thường hay vô thường?

– Vô thường, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

THỌ là thường hay vô thường? …

TƯỞNG là thường hay vô thường? …

Các HÀNH là thường hay vô thường? …

THỨC là thường hay vô thường?

– Vô thường, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý hay chăng nếu quán cái ấy là: “① Cái này là của tôi, ② cái này là tôi, ③ cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Do vậy, này Sona, phàm SẮC gì ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, thuộc ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: “❶ Cái này không phải của tôi, ❷ cái này không phải là tôi, ❸ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Phàm THỌ gì … phàm TƯỞNG gì … phàm các HÀNH gì …

Phàm THỨC gì ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, thuộc ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: “❶ Cái này không phải của tôi, ❷ cái này không phải là tôi, ❸ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Nếu thấy vậy, này Sona, vị Ða văn Thánh đệ tử

① yếm ly đối với sắc,

② yếm ly đối với thọ,

③ yếm ly đối với tưởng,

④ yếm ly đối với các hành,

⑤ yếm ly đối với thức.

 

⚀ Do yếm ly, vị ấy ly tham.

⚁ Do ly tham, vị ấy giải thoát.

⚂ Trong sự giải thoát, khởi lên chánh trí: “Ta đã giải thoát”.

⚃ Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Kinh – Chương 22: Tương Ưng Uẩn – V: Phẩm Tự Mình Làm Hòn Ðảo. – 22.49. Sona

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB