Ngủ và thức dậy trong thiền quán

NGỦ VÀ THỨC DẬY TRONG THIỀN QUÁN

––––––––––––––––––––––––––––––

… người hành thiền phải chuyên cần liên tục ghi nhận, đều đặn và không gián đoạn. Không nên ngừng nghỉ, tưởng rằng, “chỉ trong một khoảnh khắc ít oi thì không có gì quan trọng”.

Tất cả những động tác trong khi ngã lưng nằm xuống, sắp xếp tay chân, phải được tỉ mỉ ghi nhận, không bỏ sót chi tiết nào.

Khi đã nằm yên, không còn cử động nữa thì trở lại phồng xẹp ở bụng. Dầu đi ngủ trễ cũng vậy, hành giả phải luôn luôn liên tục niệm từng chi tiết.

Một người hành thiền thật sự nghiêm chỉnh phải chuyên cần giữ tâm niệm như mình sẽ không ngủ. Vị ấy vẫn tiếp tục chuyên cần ghi nhận cho đến khi ngủ.

Nếu thật sự pháp hành vững chắc tốt đẹp và thắng cơn buồn ngủ, người ấy sẽ không ngủ. Trái lại, nếu buồn ngủ thắng thế, người ấy sẽ ngủ lúc nào mà không hay biết.

Khi cảm nghe buồn ngủ, hành giả phải niệm, “buồn ngủ, buồn ngủ”.

Nếu nghe mí mắt sụp xuống, ghi nhận, “sụp mắt, sụp mắt”.

Nếu nghe nặng nề, “nặng, nặng”.

Nếu nghe xốn mắt, ghi nhận, “mắt xốn, mắt xốn”.

Có thể rằng khi ghi nhận như vậy thì cơn buồn ngủ sẽ qua và mắt nhẹ nhàng sáng tỏ trở lại. Lúc ấy hành giả ghi nhận, “sáng, sáng” và tiếp tục niệm phồng xẹp ở bụng.

Tuy nhiên, dầu hành giả có thể chuyên cần và kiên trì như thế nào, nếu thật sự là buồn ngủ ắt phải đi ngủ.

Ngã ra ngủ thì không có gì khó, trong thực tế, quả thật là dễ dàng. Hành giả cứ tiếp tục niệm phồng xẹp trong oai nghi nằm, rồi dần dần thiu thỉu, mơ màng và ngủ luôn.

Vì lẽ ấy người mài tập hành thiền không nên hành nhiều trong oai nghi nằm vì dễ ngủ quên. Nên thực hành trong oai nghi đi và ngồi.

Nhưng khi quá trể về khuya và đã đến giờ ngủ thì hành giả phải tiếp tục niệm trong tư thế nằm, ghi nhận phồng xẹp ở bụng. Tự nhiên giấc ngủ sẽ đến.

Giờ ngủ là giờ mà hành giả nghỉ ngơi. Nhưng người hành thiền thật sự nghiêm chỉnh nên rút ngắn bàt thời gian ngủ nghỉ xuống còn độ bốn tiếng đồng hồ. Ðó là thời gian “giữa đêm” mà Ðức Phật cho phép ngủ nghỉ.

Ngủ bốn tiếng là đủ lắm rồi. Nhưng vị hành giả sơ cơ cảm thấy bốn tiếng là không đủ để giữ sức khoẻ thì có thể kéo dài đến năm, hoặc sáu tiếng cũng được. Ngủ sáu tiếng đồng hồ thì rõ ràng là đủ để khỏi mất sức khoẻ.

Khi vừa tỉnh giấc, hành giả nên lập tức niệm trở lại. Vị hành giả thật sự quyết tâm thành tựu Ðạo Tuệ và Quả Tuệ phải liên tục chú niệm, chỉ ngừng nghỉ trong khi ngủ mê mà thôi. Ngoài ra, giờ phút nào còn thức thì phải luôn luôn ghi nhận một cách liên tục, không gián đoạn.

Vì lẽ ấy, lúc vừa tỉnh giấc hành giả tức khắc bắt đầu ghi nhận trạng thái tâm của mình, “thức, thức”. Nếu không kịp hay biết liền lúc vừa thức giấc thì phải bắt đầu niệm phồng xẹp ở bụng.

Nếu có ý định ngồi lên, phải ghi nhận, “muốn ngồi dậy, muốn ngồi dậy”.

Rồi tiếp tục ghi nhận những động tác liên tục tiếp nối để ngồi dậy như sắp xếp chân, tay v.v…

Khi ngẩng đầu lên, ghi nhận, “ngẩng đầu, ngẩng đầu”. Khi ngồi dậy, ghi nhận, “ngồi, ngồi”. Nếu có những động tác nào khác nữa của tay hoặc chân, tất cả đều phải được ghi nhận.

Nếu không có gì thay đổi mà chỉ ngồi yên, hành giả trở lại niệm phồng xẹp ở bụng.

Cũng phải thận trọng ghi nhận khi rửa mặt và khi tắm. Thông thường những cử động trong lúc ấy khá mau lẹ. Nếu không niệm hết từng chi tiết cũng phải cố gắng ghi nhận càng nhiều càng tốt.

Rồi đến lúc lau mình, mặc quần áo, sắp xếp lại chỗ ngủ, mở cửa phòng đi ra và đóng cửa lại, tất cả đều phải được ghi nhận.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Mahasi Sayadaw – Thực tập Thiền minh sát

Bài viết liên quan

  • Ngủ và thức dậy trong thiền quán, Web, FB
  • Ăn trong thiền quán, Web, FB
  • Lợi ích của thiền hành, Web, FB
  • Ðạo hiển lộ trong lúc kinh hành, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 16 November 2022 ·