Như thế nào là tự mình làm hòn đảo cho chính mình, bài 1/2
NHƯ THẾ NÀO LÀ TỰ MÌNH LÀM HÒN ÐẢO CHO CHÍNH MÌNH, BÀI 1/2
⚀ Như Thế Nào Là Tự Mình Làm Hòn Ðảo Cho Chính Mình, Nương Tựa Nơi Chính Mình, Không Nương Tựa Một Ai Khác? Lấy Pháp Làm Hòn Đảo, Lấy Pháp Làm Nơi Nương Tựa, Không Nương Tựa Một Ai Khác?
Thực hành tu tập Tứ Niệm Xứ và Như lý tác ý quán Ngũ uẩn Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức là Vô Thường – Khổ – Vô Ngã thì mới thực sự là hiểu và làm đúng theo lời Đức Phật dạy: “tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác”.
CHÁNH KINH:
🍀
– Hãy sống tự mình làm hòn đảo cho chính mình, này các Tỷ–kheo, hãy nương tựa nơi chính mình, không nương tựa một ai khác. Hãy lấy pháp làm hòn đảo, hãy lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác.
Với những ai sống tự mình làm hòn đảo cho chính mình, này các Tỷ–kheo, nương tựa nơi chính mình, không nương tựa một ai khác. Lấy pháp làm hòn đảo, lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác, hãy như lý quán sát: “Sầu, bi, khổ, ưu, não do nguồn gốc gì sanh? Do cái gì làm cho hiện hữu?”
Và này các Tỷ–kheo, sầu, bi, khổ, ưu, não do nguồn gốc gì sanh? Do cái gì làm cho hiện hữu?
Ở đây, này các Tỷ–kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân,
❶ vị ấy quán (samamupassati):
⚀ sắc như là tự ngã,
⚁ hay tự ngã như là có sắc,
⚂ hay sắc ở trong tự ngã,
⚃ hay tự ngã ở trong sắc.
Sắc của vị ấy biến hoại và đổi khác. Khi sắc của vị ấy biến hoại và đổi khác thì sầu, bi, khổ, ưu, nào sẽ khởi lên.
❷ Vị ấy quán thọ như là tự ngã …
❸ Vị ấy quán tưởng như là tự ngã …
❹ Vị ấy quán các hành như là tự ngã …
❺ Vị ấy quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Thức này của vị ấy biến hoại và đổi khác. Khi thức của vị ấy biến hoại và đổi khác thì sầu, bi, khổ, ưu, não sẽ khởi lên.
Này các Tỷ–kheo, biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, biến hoại, tiêu tan, đoạn diệt; vị ấy thấy tất cả sắc, thọ, tưởng, hành, thức xưa và nay là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại.
Do thấy như thật với chánh trí tuệ như vậy, sầu, bi, khổ, ưu, não được đoạn tận.
Do chúng được đoạn tận, vị ấy không bị ưu, não.
Do không bị ưu, não, vị ấy sống an lạc.
Do sống an lạc, vị Tỷ–kheo được gọi là (Tadanganibbuto) vị đã lắng dịu mọi tướng phần, nhứt hướng Niết–bàn.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Saṃyutta Nikāya, Chương 22: Tương Ưng Uẩn, V: Phẩm Tự Mình Làm Hòn Ðảo. 43. Tự Mình Làm Hòn Ðảo
🍀
Này Ānanda, thế nào là vị Tỷ–kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?
Này Ānanda, ở đời, vị Tỷ–kheo,
⚀ đối với thân, quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời;
⚁ đối với các cảm thọ, quán cảm thọ, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời;
⚂ đối với tâm, quán tâm, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời;
⚃ đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời.
Này Ānanda, như vậy vị Tỷ–kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.
Này Ānanda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ānanda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ–kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB