Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng

[lwptoc]

NIỆM PHẬT, NIỆM PHÁP, NIỆM TĂNG

(I) Buddhanussati:

“Iti pi so Bhagava,

1) Araham,

2) Sammasambuddho,

3) Vijja caranasampanno,

4) Sugato,

5) Lokavidu,

6) Anuttaro purisadamma sarathi,

7) Sattha deva–manussanam,

8) Buddho,

9) Bhagava ti.”

***

Niệm Phật:

“Như vậy, Người, Đức Thế Tôn là

1) bậc A–la–hán,

2) bậc Toàn Giác,

3) bậc Có Đủ Trí Tuệ và Đức Hạnh,

4) bậc Thoát Ly Khéo Léo,

5) bậc Hiểu Rõ Thế Gian,

6) bậc Thuần Phục Con Người,

7) bậcThầy Của Trời Và Người,

8) Phật,

9) Thế Tôn”.

………

Những Ích Lợi Của Việc Niệm Phật

(Buddhanussati)

Khi tưởng niệm Phật bằng lòng tin thành tín và sự hiểu biết, thì những Đức Hạnh của Đức Phật trở thành đối tượng trợ duyên cho việc khởi sinh những trạng thái lành thiện của tâm, và nhờ đó ngăn chặn những trạng thái bất thiện khởi sinh lên trong tâm. Bằng cách hành thiền thường xuyên và đầy nhiệt tâm, một người sẽ có được những ích lợi tốt đẹp như sau:

i) Tăng trưởng lòng tin mạnh mẽ, giúp làm thanh tịnh tâm để chánh niệm và chánh địnhđược dễ dàng thiết lập.

ii) Tạo ra nhiều niềm hoan hỷ, vui tươi giúp vượt qua những lúc khó khăn, phiền não trong cuộc đời, ví dụ như những lúc đau bệnh, mất mát hay gặp nhiều chướng ngại, khó khăn…

iii) Thấm nhuần lòng tự tin trong con người giúp xua tan đi những nỗi sợ hãi, lo lắng, nghi ngờ và bất an trong cuộc sống và trong bước đường tu tập. Nhờ vào ý nghĩa sâu xa, uyên áo của những Đức Hạnh của Đức Phật và những tư tưởng trong khi chiêm nghiệm những đức hạnh khác nhau của Đức Phật, người hành thiền sẽ không nhắm đích đến chứng đạt (sở đắc) những tầng “thiền định” (jhana), nhưng chỉ thiền tập cho đến khi đạt “Định” đó để làm cơ sở phục vụ cho Thiền Minh Sát. Bằng cách tưởng niệm hay chánh niệm về Đức Hạnh của Đức Phật (Buddhanussati) theo sau là hành Thiền Minh Sát (Vipassana), người hành thiền có thể được bảo đảm được tái sinh về cảnh giới phúc lành ngay cả khi người đó không chứng đạt được những (1 trong 4) chặng con đường Đạo hay (1 trong 4) Thánh Quả nào trong kiếp sống này.

 

(II) Dhammanussati:

“1) Svakhato Bhagavata Dhammo,

2) Sanditthiko,

3) Akaliko,

4) Ehipassiko,

5) Opanayiko,

6) Paccattam Veditabbo Vennuhi ti.”

***

Niệm Pháp:

“ 1) Giáo pháp được Đức Thế Tôn giảng bày khéo léo,

2) thiết thực, dễ nhìn thấy,

3) mang lại hiệu quả ngay, có tác dụng tức thì,

4) mời người đến và thấy,

5) dẫn dắt hướng thượng,

6) được người có trí chứng ngộ, người khôn ngoan tự chứng ngộ được.”

………

Những Ích Lợi Của Việc Niệm Pháp:

Việc tưởng niệm thường xuyên những Đức Tính của Giáo Pháp (Dhamma) người niệm vượt qua tham, sân, si trong tâm mình. Khi tâm niệm trong Pháp (Dhamma), tánh ngay thẳng hay tâm chánh trực khởi sinh và một đệ tử có thể vượt qua được những (5) chướng ngại trong tâm. Nhưng ở đây cũng giống như khi tưởng niệm Phật (Buddhanussati), người hành thiền chưa đạt được những “tầng” thiền định, mà chỉ có thể đạt đến Cận Định, bởi vì những đức tính của giáo Pháp (Dhamma) thì vô cùng sâu rộng, và người hành thiền cần phải có những nỗ lực và chánh niệm rất lớn trong việc tưởng niệm Pháp. (Nhưng Cận Định là đủ để một người hành thiền làm nền tảng để chuyển qua hành thiền trí tuệ Minh Sát –ND). Sau khi có thể đạt Cận Định bằng việc tưởng niệm Pháp (Dhammanussati), một người có thể phát triển Trí Tuệ Nhìn Thấu Suốt Bên trong bản chất những hiện tượng vật lý và tâm linh của mình (Minh Sát), đó là cách để dẫn đến hạnh phúc Niết–bàn (Nibbana).

 

(III) Sanghanussati:

“1) Supatipanno Bhagavato savakasangho,

2) ujupatipanno Bhagavato savakasangho,

3) nayapatipanno Bhagavato savakasangho,

4) samicipatpanno Bhagavato savakasangho; yadidam cattari purisa yugani attha purisa puggala, esa Bhagavato savakasangho;

5) ahuneyyo,

6) pahuneyyo,

7) dakkhineyyo,

8) anjali karaniyo,

9) anuttaram punnakkhettam lokassa ti.”

***

Niệm Tăng:

“1) Tăng đoàn của những đệ tử Đức Thế Tôn tu hành tốt đẹp,

2) Tăng đoàn của những đệ tử Đức Thế Tôn là chánh trực,

3) Tăng đoàn của những đệ tử Đức Thế là chân thật,

4) Tăng đoàn của những đệ tử Đức Thế Tôn là đúng đắn. Đó là bốn đôi, tám vị, đây là Tăng Đoàn của những đệ tử Đức Thế Tôn;

5) đáng được cung cấp tứ vật dụng,

6) đáng được tiếp đón,

7) đáng được cúng dường,

8) đáng được đảnh lễ,

9) là phúc điền (ruộng phước) vô thượng ở trên đời”.

………

Những Ích Lợi Của Việc Niệm Tăng:

Khi một người hồi tưởng đến Đức Hạnh của Tăng Đoàn, thì tâm người đó không bị xâm nhập bởi tâm tam độc Tham, sân, Si, và trở nên chính trực, ngay thẳng và hoan hỉ, không bị vướng che bởi những chướng ngại của tâm.

Nhưng ở đây, khi tưởng niệm Tăng Đoàn (Buddhanussati) người hành thiền tâm không nhập thẳng vào những tầng “thiền định”, nhưng chỉ đạt đến mức Cận Định cần thiết, bởi vì những Đức hạnh của Tăng Đoàn là rất sâu rộng, uyên thâm và sự tưởng niệm những Đức Hạnh đòi hỏi nhiều nỗ lực lớn lao và chánh niệm miên mật. Người thường xuyên tưởng niệm những Đức hạnh của Tăng Đoàn thì thường sẽ có được lòng tôn kính và lòng tin vào Tăng Đoàn, và không còn những nỗi sợ hãi trong kiếp sống. Người đó cũng có thể chịu đựng được đau đớn, có thể thiết lập tư tưởng mình là một người bạn đồng hành cùng tăng Đoàn và tâm luôn hướng về việc có được những phẩm chất, Đức Hạnh của Tăng Đoàn. Khi chánh định đạt được bằng quá trình chánh niệm Đức hạnh Tăng Đoàn (Sanghanussati), một người có thể phát triển Thiền Minh Sát nhìn thấu suốt bản chất đích thực của những tiến trình thân tâm hay danh–sắc, để cuối cùng giác ngộ Niết–bàn.

Nếu một người không chứng đắc được Đạo, Quả trong kiếp này, thì chắc chắn rằng người đó cũng được tái sinh về một cõi phúc lành.

Nguồn trích dẫnGIÁO TRÌNH PHẬT HỌC (BUDDHISM COURSE), Chan Khoon San, Biên dịch: Lê Kim Kha, Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2011

Bài viết liên quan

  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 19 tháng 5, 2015