Opaneyyiko – có khả năng hướng thượng – nghĩa là gì

OPANEYYIKO – CÓ KHẢ NĂNG HƯỚNG THƯỢNG – NGHĨA LÀ GÌ❓

––––––––––––––––––––––––––––––

– HNV: Sādhu. Cho con hỏi tại sao từ ‘applicable’ lại dịch là ‘có khả năng hướng thượng’ và nghĩa là gì ạ? Con cám ơn Sư.

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

Đức Phật không sử dụng tiếng Anh mà sử dụng cổ ngữ địa phương vùng Trung Ấn Magadha, nay thường quen gọi là tiếng Pali (thực ra Pali không phải là ngôn ngữ, mà là là danh từ dùng để gọi các văn bản chữ viết ghi lại lời Phật dạy bằng cổ ngữ vùng maghada – còn được gọi là Tam Tạng kinh điển Pali). Từ Đức Phật dùng ở đây là opaneyyiko – từ này được HT Thích Minh Châu dịch là “có khả năng hướng thượng”, Bhikkhu Sujato dịch là “relevant”, Bhikkhu Bodhi dịch là “applicable”.… v. v…… Việc chọn từ nào để dịch là phụ thuộc sự thể nhập về Phật giáo và sự hiểu biết văn hóa của các dịch giả.

🍀 Từ opaneyyiko này, cũng như các từ còn lại (sandiṭṭhiko – thiết thực hiện tại, akāliko – không có thời gian, ehipassiko – đến để mà thấy, opaneyyiko – có khả năng hướng thượng, paccattaṃ veditabbaṃ viññūhī – được người trí tự mình giác hiểu) để mô tả Pháp Niết Bàn, và cũng là để mô tả các ân đức (các đặc tính phẩm chất) của Pháp bảo được chính Đức Phật định nghĩa ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu là: Pháp dẫn đến sự đoạn tận tham ái, sân hận, si mê không còn dư sót. Các giải nghĩa nào mà ra ngoài ý nghĩa trên đều là trái với lời Phật dạy:

“… cảm thọ tham ái được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ sân được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn. Như vậy, này Bà–la–môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.”

[Tăng chi bộ kinh – vi. phẩm các bà–la–môn – 55. Niết–bàn]

🍀 Trong Thanh Tịnh Đạo Ngài Trưởng Lão Thánh tăng Alahán Buddhagosha có chú giải:

… Pháp này với bốn đạo bốn quả là đáng dụ dẫn, nói cách khác, đáng khơi dậy trong tâm người ta bằng cách tu tập, dù cho y phục hay đầu của ta đang bốc cháy (xem A iv, 520).

Do đó pháp này gọi là “Dẫn tới trước” hay hướng thượng Opanayika.

Ðiều này áp dụng cho tám pháp xuất thế vô vi thì đáng trở thành đối tượng của tâm, nên cũng là “dẫn tới trước”, nghĩa là đáng được xem như chỗ trú ẩn của ta bằng cách chứng nhập.

Hoặc cái dẫn dắt (upaneti) người thánh thiện đến niết bàn chính là thánh đạo. Lại nữa, cái có thể dưa đến giác ngộ là Pháp gồm quả và niết bàn.

[Thanh Tịnh Đạo – Chương VII (tiếp theo): Niệm Pháp]

– Hết trích dẫn –

🍀 Ngài Hộ Pháp trong Nền tảng phật giáo – Quy y tam bảo có giải thích:

Opaneyyiko dhammo:

Chánh–pháp đó là 9 pháp siêu–tam–giới là pháp NÊN HƯỚNG TÂM CHỨNG ĐẮC TRƯỚC TIÊN, để mong giải thoát khổ tử sinh luân–hồi trong 3 giới 4 loài.

Những hạng phàm–nhân chắc chắn chưa từng chứng ngộ chân–lý tứ Thánh–đế, chưa từng chứng đắc Thánh–đạo, Thánh–quả nào, cũng chưa từng chứng ngộ Niết–bàn lần nào, trong kiếp tử sinh luân–hồi trong tam–giới, nên những hạng phàm–nhân thường bị 11 thứ lửa (*) và 1.500 loại phiền–não thiêu đốt, làm cho thân tâm nóng nảy, chẳng bao giờ được an–lạc thật sự. Cho nên, dập tắt lửa phiền–não là việc cần kíp, không nên chậm trễ.

(*) 11 thứ lửa: Lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa sinh, lửa già, lửa chết, lửa sầu não, lửa than khóc, lửa khổ thân, lửa khổ tâm, lửa thống khổ cùng cực.

Để diệt tận được phiền–não một cách hữu hiệu chỉ có 9 pháp siêu–tam–giới mà thôi.

– 4 Thánh–đạo–tuệ có khả năng đặc biệt diệt đoạn–tuyệt được phiền–não (samucchedapahāna).

– 4 Thánh–quả–tuệ có khả năng diệt bằng cách làm an–tịnh được phiền–não (paṭipassaddhipahāna).

– Niết–bàn là pháp giải thoát khổ, diệt tử sinh luân–hồi (nissaraṇapahāna).

⚀ Bậc Nhập–lưu Thánh–đạo–tuệ có khả năng diệt tận được 2 loại phiền–não là tà–kiến và hoài–nghi, cho nên bậc Thánh Nhập–lưu vĩnh viễn không bao giờ khổ do tà–kiến và hoài–nghi nữa.

Bậc Thánh Nhập–lưu vĩnh viễn không còn tái–sinh trong 4 cõi ác–giới, chỉ còn tái–sinh trong cõi thiện–giới nhiều nhất 7 kiếp. Đến kiếp thứ 7, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A–ra–hán, rồi tịch diệt Niết–bàn, giải thoát khổ tử sinh luân–hồi trong tam–giới.

⚁ Bậc Nhất–lai Thánh–đạo–tuệ có khả năng diệt tận được 1 loại phiền–não là sân loại thô, cho nên bậc Thánh Nhất–lai vĩnh viễn không bao giờ khổ do sân loại thô nữa.

Bậc Thánh Nhất–lai chỉ còn tái–sinh 1 kiếp nữa trong cõi thiện–giới mà thôi. Kiếp ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A–ra–hán, rồi tịch diệt Niết–bàn, giải thoát khổ tử sinh luân–hồi trong tam–giới.

⚂ Bậc Bất–lai Thánh–đạo–tuệ có khả năng diệt đoạn–tuyệt được 1 loại phiền–não là sân loại vi–tế, và tham trong ngũ–dục cõi dục–giới, cho nên bậc Thánh Bất–lai vĩnh viễn không bao giờ khổ do sân loại vi–tế và tham trong ngũ–dục nữa.

Bậc Thánh Bất–lai không còn tái–sinh trở lại cõi dục– giới nữa, chỉ còn tái–sinh kiếp sau trên cõi trời sắc–giới mà thôi, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A–ra–hán, rồi tịch diệt Niết–bàn, giải thoát khổ tử sinh luân–hồi trong tam–giới.

⚃ Bậc A–ra–hán–Thánh–đạo–tuệ có khả năng diệt đoạn–tuyệt được tất cả mọi phiền–não còn lại là tham, si, ngã–mạn, buồn–chán, phóng–tâm, không biết hổ–thẹn tội–lỗi, không biết ghê–sợ tội–lỗi và tất cả mọi tham–ái, mọi ác–pháp không còn dư sót. Vì vậy, bậc Thánh A–ra–hán hoàn toàn không có khổ tâm, chỉ còn khổ thân mà thôi.

Bậc Thánh A–ra–hán ngay trong kiếp hiện–tại chắc chắn sẽ tịch diệt Niết–bàn, giải thoát khổ tử sinh luân–hồi trong tam–giới.

Đối với các hạng phàm–nhân còn đầy đủ mọi phiền– não, mọi tham–ái, mọi ác–pháp, thì còn phải khổ–tâm, khổ–thân.

Hễ còn tử sinh luân–hồi trong tam–giới, thì khó tránh khỏi khổ trong 4 cõi ác–giới (địa–ngục, a–su–ra, ngạ–quỷ, súc–sinh).

Muốn giải thoát khỏi khổ tái–sinh, thì chỉ có chứng đắc 4 Thánh–đạo, 4 Thánh–quả và Niết–bàn mà thôi.

Vì vậy, hành–giả quyết tâm tinh–tấn không ngừng, đặt ưu tiên hàng đầu là hướng tâm đến sự chứng đắc 4 Thánh–đạo, 4 Thánh–quả và Niết–bàn mà thôi.

Dù cho lửa cháy trên đầu cũng không quan tâm, bởi vì, hành–giả suy xét rằng: “Lửa cháy trên đầu chỉ làm khổ (nóng nảy) một kiếp hiện–tại này, nhưng phiền–não chưa diệt được, không chỉ làm khổ (nóng nảy) trong kiếp hiện–tại, mà còn khổ lâu dài trong vô số kiếp vị–lai nữa.”

Sự chết là điều chắc chắn, nhưng không biết chắc chắn sẽ chết khi nào. Cho nên, hành–giả đặt ưu tiên hàng đầu là hướng tâm cố gắng tinh–tấn không ngừng, thực–hành pháp–hành thiền–tuệ, để dẫn đến chứng ngộ chân–lý tứ Thánh–đế, chứng đắc 4 Thánh–đạo, 4 Thánh– quả và Niết–bàn”.

Vì vậy, 4 Thánh–đạo, 4 Thánh–quả và Niết–bàn là 9 pháp siêu–tam–giới mà hành–giả nên đặt ưu tiên hướng tâm của mình để chứng đắc trước tiên.

Cho nên, ân–đức Pháp–bảo này gọi là Opaneyyiko dhammo.

[Nguồn trích dẫn: Nền tảng phật giáo – Quy y tam bảo – Tỳ khưu Hộ Pháp]

– Hết trích dẫn –

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

 

Bài viết liên quan

  • Pali term: opaneyyika (opanayika), Web Link
  • Nibbāna – niết bàn thiết thực hiện tại (có thể thấy được ngay trong kiếp sống này) là gì?, Web Link
  • Thế nào là vô vi – niết bàn – đến bờ bên kia? (chân lý về sự chấm dứt khổ và phương pháp thực hành chấm dứt khổ), Web Link
  • Dukkha nirodha – khổ đoạn diệt chân lý về sự chấm dứt khổ – niết bàn là gì?, Web Link
  • Như Lai chỉ nói nên sự khổ và sự diệt khổ, FB
  • Giác ngộ có nghĩa là là gì, FB
  • Giác ngộ giải thoát là giác ngộ tứ thánh đế, FB
  • Con đường nào dẫn đến vô vi, niết bàn? không định – vô tướng định – vô nguyện định, Web Link
  • Đường tới Niết bàn – Tu tập tâm: quán tưởng bất tịnh thức ăn, FB
  • Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, FB
  • Có thể sờ thấy Niết bàn, FB
  • Như thế nào là thế giới quan theo kinh điển Phật giáo nguyên thủy, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, FB
  • 969 ân đức tam bảo & giới thanh tịnh dẫn chúng ta tới đâu?, Web Link
  • Phật pháp, Phật giáo, đạo Phật là gì, FB
  • Trả lời ngoại đạo, FB
  • Phê phán ngoại đạo (và cả trong nội bộ) có nên chăng?, Web Link
  • Tha thứ như thế nào, FB
  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, FB
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, FB
  • Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), FB
  • Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, FB
  • Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, FB
  • Bát thánh đạo, FB
  • Bát chánh đạo là con đường tối thượng. Web Link
  • Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, FB
  • Pháp thượng nhân. Uttarimanussadhammo, FB
  • Anata – vô ngã là gì, FB
  • Who am I, ta là ai, FB
  • Điều này không thể xảy ra, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 19/10/2023