Pavāraṇā – lễ Tự tứ (lễ mời phê bình)

PAVĀRAṆĀ – LỄ TỰ TỨ (LỄ MỜI PHÊ BÌNH)

Ngày 15 (hoặc 14 tuỳ theo chu kỳ) kỳ trăng tròn sau 3 tháng an cư (ngày rằm tháng 9 âm lịch), là ngày kết thúc Vassa – kỳ An cư mùa mưa, thay vì Lễ Uposatha tụng đọc Patimoka (Giới luật) như thường lệ là buổi lễ Pavāraṇā. Đây là buổi Lễ mỗi năm một lần.

Theo Ngài Sayadaw U Pandita trong cuốn ” On the Path to Freedom” thì “Pavarana” có nghĩa là “Lời mời”, và đã trở thành tên gọi cho buổi họp mặt cuối kỳ An cư mùa mưa, khi các thành viên của Sangha (Tăng đoàn) – những người đã liên tục ở cùng nhau suốt ba tháng, có thể tự thấm thía những lời khiển trách giữa họ với nhau. Sự xưng tội lẫn nhau đã được kêu mời nhân dịp chia tay theo truyền thống của Sangha.

Trong buổi lễ Pavarana (lễ Tự Tứ) này, các vị Tỳ khưu sau khi trải qua ba tháng An cư mùa mưa, trọn vẹn, không bị đứt đoạn, mời các vị Tỳ khưu còn lại khiển trách mình. Hoàn toàn vì mục đích tẩy sạch các vết nhơ, vị Tỳ khưu tự hạ mình để tiếp nhận lời khiển trách và tạo cơ hội để các vị Tỳ khưu khác chỉ ra các lỗi lầm của mình. Đức Thế Tôn đã cho phép các vị Tỳ khưu mời các vị khác hoặc tự hạ mình nhận sự phê phán, vì vậy, nếu có bất kỳ lỗi lầm nào được thấy, được nghe, hoặc nghi ngờ, chúng đều có thể được nêu ra.

Trong Phật giáo, điều này cần được giảng dạy và hướng dẫn. Nếu các thành viên giữ im lặng, họ sẽ không thể trao đổi giữa họ với nhau, thay vào đó, họ bị cách ly. Cũng ví như các động vật, họ sẽ không thể học và thảo luận về Pháp, và không thể nói cái gì là tốt hoặc xấu.

Đức Thế Tôn đã tự bắt đầu truyền thống này. Thửa đó Đức Thế Tôn đang ở khu nhà người mẹ của Migara, tại công viên East, gần Savatthi, và cùng với Ngài là hội chúng gồm năm trăm vị Tỳ khưu, tất cả đều là các vị Arahat. Khi đó, trong dịp lễ Pavarana, từ chỗ ngồi trên khoản trống, quan sát thính chúng đạo hữu thinh lặng, Ngài đã ngỏ lời với họ:

– Này các Tỳ khưu, ta mời các ông, các ông có điều gì ở đây chê trách ta trong lời nói và việc làm không?

Như vậy, rất rõ ràng là Đức Phật đã đánh giá cao sự xưng tội lẫn nhau giữa các thành viên Tăng đoàn.

Lời mời (Pavareti) lẫn nhau này có còn hiệu lực sau buổi lễ không? Vẫn có hiệu lực. Tại sao chúng ta lại cần đến Lời mời như vậy? Không ai là hoàn hảo trên thế giới này. Do vậy, cần mời người khác chỉ lỗi cho mình, và trong tinh thần xây dựng. Nếu đồng sự giữ im lặng không chỉ ra các vết nhơ, họ được coi là nhẫn tâm đối với vị Tỳ khưu liên quan. Họ cần phải hiểu rằng, nếu họ không thảo luận các lỗi lầm của các vị Tỳ khưu, các vị này sẽ có kết cục thảm hại. Do vậy, với lòng nhân hậu đối với vị Tỳ khưu, họ cần phải thực hiện việc phê bình. Đồng thời, họ cũng cần phải ghi nhớ rằng sự phê phán thiếu xây dựng sẽ chỉ gây nên sự lăng mạ mà thôi.

Khi đã sống cùng nhau trong cùng một Tu viện suốt cả ba hoặc bốn tháng, các vị Tỳ khưu có thể thấy, nghe, hoặc nghi ngờ các vết nhơ nơi các vị khác. Do vậy, họ có trách nhiệm lấp đầy khoảng trống, sửa chũa các khiếm quyết, loại bỏ sự bất đồng giữa mọi người. Điều này chỉ thích hợp khi mỗi xúc cảm phát sinh trong khi sống cùng nhau phải được bộc lộ trong tinh thần hòa hợp, anh em.

Do vậy, với tâm từ tới các vị Tỳ khưu đồng sự, các vị Tỳ khưu cần phải đáp ứng lời yêu cầu phê bình trong tinh thần xây dựng. Bằng cách này, vị Tỳ khưu liên quan sẽ có được lợi ích bởi việc phát hiện các lỗi lầm và sửa chũa chúng kịp thời.

Để thành tựu Pavarana – tự dâng hiến bản thân tới Tăng đoàn và mở đường cho các lời khiển trách, vị Tỳ khưu cần tuyên bố:

” Kính thưa các Ngài trong Tăng đoàn, xin mời, hoặc thấy, hoặc nghe, hoặc nghi ngờ. Các Ngài hãy khiển trách tôi với tâm từ. Tôi gắng xin sửa chữa.

Lần thứ nhì,….

Lần thứ ba… “

Như vậy vị Tỳ khưu sẽ được sám hối và trở thành trong sạch. Có thể cách tu dưỡng này cũng nên được làm cho thích hợp hơn trong các lĩnh vực khác của cuộc sống để mang lại lợi ích. Một thiền sinh đã thử áp dụng phương pháp này trong trường học, và đã không thành công vì các học sinh đã không sống cùng nhau cả ngày lẫn đêm, đủ lâu để thấy lối lầm của người khác. Mỗi khi giáo viên chỉ ra lỗi lầm của học sinh, các học sinh cũng cần phải chỉ ra lỗi lầm của giáo viên. Không có nhiều giáo viên có thể chịu đụng được lời phê bình. Sự sẵn sàng đáp ứng các đánh giá của người ngoài để thanh tịnh hóa theo cách thức như vậy là phẩm chất của bậc Thiện tri thức – Kalyanamitta.

(TK Viên Phúc lược dịch từ ” On the Path to Freedom” của Ngài Sayasaw U Pandita)

Còn theo lời TK Hộ Pháp trong cuốn GƯƠNG BẬC XUẤT GIA 

HÀNH PAVĀRAṆĀKAMMA

Mỗi năm vào ngày 15 (hoặc 14 tùy theo chu kỳ) là ngày cuối cùng trong 3 tháng an cư nhập hạ của Tỳ khưu, (sáng ngày hôm sau là ngày mãn hạ), Ðức Phật cho phép chư Tỳ khưu thỉnh mời (pavāraṇā) để nhắc nhở, khuyên bảo lẫn nhau với tâm từ do bởi thấy, nghe, nghi ngờ. Khi Tỳ khưu nhận thức được sai lầm rồi, sẽ sửa chữa cho trở nên hoàn thiện.

Trong Phật giáo, đối với Tỳ khưu biết rõ đã phạm āpatti nào, lỗi lầm nào, Ðức Phật cho phép Tỳ khưu làm lễ sám hối āpatti ấy, lỗi lầm ấy với một vị Tỳ khưu khác hay chư Tăng, nguyện cố gắng thu thúc giữ gìn cho được trong sạch trở lại. Ðối với Tỳ khưu không thấy, không biết āpatti, Ðức Phật cho phép Tỳ khưu hành lễ pavāraṇā thỉnh mời chư Tăng, hay cá nhân nhắc nhở chỉ dạy những āpatti, những lỗi lầm lẫn nhau. Khi Tỳ khưu nhận thức rõ āpatti, lỗi lầm, sẽ sửa chữa lại cho được hoàn thiện.

Hành Tăng sự pavāraṇā cũng là một trong những cách hành Tăng sự chỉ dành riêng cho Tỳ khưu mà thôi. Những Tỳ khưu được phép tham dự hội họp tại sīmā, để hành Tăng sự pavāraṇākamma, phải hội đủ những điều kiện còn khó hơn cả hành Tăng sự uposathakamma.

– Tỳ khưu có giới hoàn toàn trong sạch.

– Tỳ khưu phải an cư 3 tháng hạ trước, kể từ bình minh ngày 16/6 đến bình minh ngày 16/9 âm lịch.

– Tỳ khưu suốt 3 tháng an cư nhập hạ không bị đứt hạ…

Những Tỳ khưu này có quyền tham dự hội họp tại sīmā, để làm lễ hành Tăng sự pavāraṇā giữa chư Tỳ khưu Tăng. Nếu chỗ Tỳ khưu an cư không có sīmā, thì chư Tỳ khưu có thể đến chùa khác có sīmā để làm lễ hành Tăng sự pavāraṇā.

Nếu Tỳ khưu phạm āpatti; Tỳ khưu an cư 3 tháng hạ sau, kể từ ngày 16/7 đến ngày 16/10 âm lịch; Tỳ khưu an cư 3 tháng hạ trước nhưng bị đứt hạ; Tỳ khưu không nhập hạ; những hạng Tỳ khưu này không được phép tham dự lễ hành Tăng sự pavāraṇā.

Pavāraṇā: Lời thỉnh mời, có 3 loại:

1– Saṃghapavāraṇā: Lời thỉnh mời giữa chư Tỳ khưu Tăng.

2– Gaṇapavāraṇā: Lời thỉnh mời giữa nhóm Tỳ khưu.

3– Puggalapavāraṇā: Một Tỳ khưu nguyện pavāraṇā.

Hành pavāraṇā, có 3 cách:

1– Tevācikā pavāraṇā: Pavāraṇā đọc 3 lần.

2– Dvivācikā pavāraṇā: Pavāraṇā đọc 2 lần.

3– Ekavācikā pavāraṇā: Pavāraṇā đọc 1 lần

LỢI ÍCH LỜI PAVĀRAṆĀ

Người ta thường thấy lỗi người khác thì dễ, thấy lỗi của mình thì khó. Riêng bậc Thiện trí thường có trí nhớ, trí tuệ biết mình, mới tự thấy được lỗi của mình mà sửa chữa, để trở nên thánh thiện, không quan tâm đến lỗi người khác; nhưng một khi có người nào thỉnh mời, nhờ nhắc nhở, chỉ dạy những āpatti, những lỗi lầm, khi ấy, bậc Thiện trí có tấm lòng từ, bi, mong muốn sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài của người ấy, Ngài mới quan tâm giúp đở chỉ ra những āpatti, những lỗi lầm và dạy cách sửa chữa bỏ điều sai làm điều đúng, bỏ điều ác làm điều thiện, để cho người ấy trở nên người thiện…

Trong đoàn thể chư Tỳ khưu Tăng, muốn cho được hoàn thiện, để đem lại đức tin đối với những người chưa có đức tin và làm tăng trưởng đức tin đối với những người đã có đức tin, nên Ðức Phật chế định cách hành Tăng sự pavāraṇā của chư Tỳ khưu, từ vị Ðại Trưởng Lão cho đến vị tân Tỳ khưu, mỗi vị đều thành tâm nghiêm chỉnh, tha thiết nói lên lời thỉnh mời chỉ rõ lỗi của mình, trong trường hợp do thấy, do nghe, hoặc do nghi ngờ. Khi nhận thấy đúng, vị ấy phải xin thành tâm sám hối và sửa chữa để trở nên thánh thiện, tốt đẹp. Tốt đẹp không chỉ riêng cho mình, mà còn chung cho đoàn thể chư Tỳ khưu Tăng. Ðó là sự lợi ích của việc hành Tăng sự pavāraṇā (lời thỉnh mời).

Nguồn:  Gương bậc xuất gia 

 

Bài viết liên quan

  • Pavāraṇā – Lễ Tự Tứ 2020, Web, FB
  • Pavāraṇā – Lễ Tự Tứ (Lễ Mời Phê Bình), Web, FB
  • Lễ Hội Ánh Sáng – Lighting Festival 2016, Web, FB
  • Thadingyut Light Festival – Lễ Hội Ánh Sáng Thadingyut 2017, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, WebFB
  • Tôi Nguyện, WebFB
  • Tại Sao Myanmar, WebFB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, WebFB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, WebFB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, WebFB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, WebFB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, WebFB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), WebFB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, WebFB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, WebFB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • YoutubeArchive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, WebFB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, WebFB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, WebFB