Phải tích trữ hột giống gì

[lwptoc]

PHẢI TÍCH TRỮ HỘT GIỐNG GÌ TRONG THỜI ÐẠI CHƯ THÁNH NHÂN VẪN CÒN TỒN TẠI?

Thời gian năm ngàn năm của vị Phật hiện tại bao gồm Thời Ðại Chư Thánh Nhân.

Thời Ðại Chư Thánh Nhân nầy sẽ tồn tại ngày nào mà Tam Tạng Kinh Ðiển (Ti–pitakas) còn lưu truyền trên thế gian.

Hạng chúng sanh padaparama nên nhân cơ hội được gặp Phật Giáo (Buddha Sàsana) để tích trữ mầm mống hay hột giống ba–la–mật càng nhiều càng tốt trong kiếp sống nầy.

⚀ Phải tích trữ hột giống sìla (giới).

⚁ Phải tích trữ hột giống samàdhi (định).

⚂ Phải tích trữ hột giống pannà (tuệ).

⚀ Giới (Sìla)

Trong ba loại tích trữ, sìla (Giới), samàdhi (Ðịnh), pannà (Tuệ), hột giống sìla có nghĩa: Panca Sìla [19], Ajìvatthamaka Sìla [20], Atthànga Uposatha Sìla [21], Dasanga Sìla [22] đối với nam nữ tại gia cư sĩ, và Bhikkhu Sìla [23] đối với hàng xuất gia.

⚁ Ðịnh (Samàdhi)

Hột giống Ðịnh (samàdhi) có nghĩa là những cố gắng để thành tựu parikamma–samàdhi (tạm định, định sơ khởi, hay trạng thái chuẩn bị nhập định) bằng cách áp dụng một trong bốn mươi đề mục hành thiền như mười kasinas (những dụng cụ để chú tâm vào), hoặc nếu có thể chuyên cần tinh tấn hơn, thành tựu upacàra–samàdhi (cận định) hoặc tinh tấn chú tâm hơn nữa, thành tựu appanà–samàdhi (toàn định).

⚂ Tuệ (Pannà)

Hột giống trí tuệ (pannà) có nghĩa là trau giồi khả năng phân tách những đặc tính và những phẩm chất của

① rùpa (sắc, những hiện tượng vật chất),

② nàma (danh, những hiện tượng tâm linh),

③ khandhà (uẩn, các nhóm cấu thành cuộc sống),

④ àyatana (căn, sáu cửa giác quan),

⑤ dhàtu (nguyên tố, hay thành phần căn bản cấu thành vật chất, tứ đại),

⑥ sacca (chân lý, hay diệu đế), và

⑦ paticcasamuppàda (duyên khởi, hay phát sanh do điều kiện)

cùng với công phu trau giồi minh sát về ba đặc tướng của đời sống (lakkhana) tức là anicca (vô thường), dukkha (khổ), anattà (vô ngã).

Trong ba loại hột giống của Ðạo Tuệ (magga–nàna) và Quả Tuệ (phala–nàna) [24], sìla (giới) và samàdhi (định) cũng tương tợ như những món đồ trang sức thường xuyên tô điểm thế gian cho đến thời kỳ không có Phật Giáo (sunna, hư không, tức chu kỳ thế gian không có Phật, thời kỳ không có giáo huấn của một vị Phật).

Hột giống giới và định có thể được thành đạt bất luận lúc nào.

Nhưng hột giống pannà (trí tuệ), liên quan đến rùpa, nàma, khandha, àyatana, dhàtu, sacca, và paticcasamuppada (sắc, danh, ngũ uẩn, lục căn, tứ đại, diệu đế và pháp thập nhị duyên khởi) chỉ được có trong thời kỳ có giáo huấn của một vị Phật (Buddha Sàsana).

Ngoài thời kỳ có Phật Giáo (Buddha Sàsana) – xuyên qua vô số “sunna” tức chu kỳ thế gian không có Phật Giáo – không thể có cơ hội để nghe những lời nói liên quan đến pannà (trí tuệ), dù chỉ nghe thoáng qua.

Do đó, người có được duyên may tái sanh ngày nay trong thế gian nầy, trong khi Giáo Huấn của một vị Phật còn đang lưu truyền thịnh vượng, nếu muốn tích trữ hột giống của Ðạo Tuệ và Quả Tuệ nhằm bảo đảm sự giải thoát ra khỏi những đau khổ trong một kiếp sống tương lai, phải đặc biệt thận trọng chú tâm đến paramatha [25] (chân đế, chân lý cùng tột), vốn rất khó gặp, vô cùng khó hơn là tích trữ hột giống sìla (giới) và samàdhi (định).

Tối thiểu ta phải cố gắng thấu hiểu rõ ràng phương cách mà Tứ Ðại (mahà–bhùta) – pathavì, àpo, tejo, và vàyo [26] – cấu thành cơ thể vật chất nầy.

Nếu minh sát hiểu biết tận tường bốn nguyên tố nầy ắt ta thâu hoạch một số khá nhiều những hột giống trí tuệ (pannà), vốn rất khó thành đạt, mặc dầu chưa thấu đạt tuệ giác nào trong những phần khác của Abhidhamma, Vi Diệu Pháp.

Có thể nói rằng sự kiện khó được tái sanh vào thời kỳ có Giáo Huấn của một vị Phật (Buddha Sàsana) đáng cho ta hạ thủ công phu.

Ghi chú:

[19] Panca Sìla: Ngũ Giới. Ðây là những giới căn bản bao gồm mức tối thiểu mà mỗi người, nam hay nữ, cần phải hành trì. Ðó là: cử kiêng không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối và không dùng những chất say.

[20] Ba phần của nhóm “Giới” trong Bát Chánh Ðạo (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng), khi được kể với chi tiết, trở thành Ajìvatthamaka sìla như sau:

1. Con nguyện sẽ không sát hại hay làm tổn thương sanh mạng;

2. Con nguyện sẽ không trộm cắp;

3. Con nguyện sẽ không phạm tà hạnh và dùng các chất say;

4. Con nguyện sẽ không nói dối;

5. Con nguyện sẽ không nói lời đâm thọc, làm cho người nầy hờn giận người kia;

6. Con nguyện không nói lời thô lỗ cộc cằn;

7. Con nguyện không nói lời nhảm nhí;

8. Con nguyện không sinh sống bằng tà mạng.

[21] Atthànga Uposatha Sìla: Tám giới, hay bát quan trai giới, là kiêng cữ:

1. sát sanh,

2. trộm cắp,

3. tà hạnh,

4. nói dối,

5. dùng chất say,

6. ăn sau giờ ngọ,

7. khiêu vũ, hát xướng, đờn kèn, và ca nhạc, đeo tràng hoa, dùng nước hoa, son phấn và trang sức v.v…

8. nằm giường đẹp và cao.

[22] Dasanga Sìla: mười giới, là một hình thức tế nhị của tám giới. Giới số (7) trong Bát Quan Trai Giới chia làm hai, và cộng thêm giới thứ 10 là cữ kiêng, không nhận vàng và bạc.

[23] Bhikkhu Sìla: Tứ Thanh Tịnh Giới, bốn loại giới giúp chư Tăng giới đức trong sạch (catupàrisuddhi–sìla) là:

1. Kiêng cữ, khép mình trong 227 giới luật của nhà sư (Giới Bổn);

2. Thu thúc lục căn;

3. Giới luật liên quan đến chánh mạng;

4. Giới luật liên quan đến bốn đồ dùng cần thiết (tứ vật dụng: y phục, chỗ ở, vật thực và thuốc men).

[24] Magga–nàna: Trí tuệ của bốn Thánh Ðạo, tức Tu Ðà Huờn Ðạo, Tư Ðà Hàm Ðạo, A Na Hàm Đạo, A La Hán Đạo.

Phala–nàna là trí tuệ của bốn Thánh Quả, tức Tu Ðà Huờn Quả, Tư Ðà Hàm Quả, A Na Hàm Quả, A La Hán Quả.

[25] Paramatha: chân lý trong ý nghĩa cùng tột; chân lý tuyệt đối, chân đế. Sách Abhidhammattha Sangaha, Vi Diệu Pháp Toát Yếu, kể ra bốn paramatha dhammas là: Citta, tâm vương; Cetasika, tâm sở; Rùpa, sắc; và Nibbàna, Niết Bàn.

[26] Pathavì (nguyên tố Ðất), Àpo (nguyên tố Nước, hay nguyên tố có đặc tính làm dính liền), Tejo (nguyên tố Lửa) và Vàyo nguyên tố Gió, có đặc tính di động hay nâng đỡ); ta thường gọi là đất, nước, lửa, gió.

Nguồn trích dẫn: 37 PHẨM TRỢ ĐẠO, Một Toát Yếu Về Những Yếu Tố Cần Thiết Cho Sự Giác Ngộ, Ngài Hoà Thượng LEDI SAYADAW, Phạm Kim Khánh dịch.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 2 tháng 10, 2015