Sái thời

– Photo: Để tránh sái giờ, thọ thực buổi sáng được bắt đầu sau giờ Rạng đông (4h36 -5h36, theo giờ qui định ghi theo lịch từng ngày), thọ thực buổi trưa được bắt đầu trong khoảng 10h15 – 10h30 hàng ngày tại Thiền viện Tharmaneykyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

 

SÁI THỜI

 

“Vị tỳ khưu nào nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm vào lúc sái thời thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”

Lúc sái thời: nghĩa là từ lúc đã quá nửa ngày cho đến rạng đông (ngày hôm sau).

[TK Viên Phúc: Nửa ngày = 12h trưa; Rạng đông = trong khoảng 4h36 – 5h36 am, được ghi cụ thể cho từng ngày theo lịch Phật giáo sử dụng tại Myanmar, cứ ba ngày thì thay đổi 1 phút.]Vật thực cứng: nghĩa là trừ ra năm loại vật thực, vật dùng đến hết đêm, vật dùng trong bảy ngày, và vật dùng suốt đời; phần còn lại gọi là vật thực cứng.

Vật thực mềm: nghĩa là năm loại vật thực (gồm có) cơm, xúp, bánh, cá, thịt. Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Mỗi lần nuốt xuống thì (vị ấy) phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Vào lúc sái thời, nhận biết là lúc sái thời, vị nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Vào lúc sái thời, có sự hoài nghi, vị nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Vào lúc sái thời, (lầm) tưởng là lúc đúng thời, vị nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Vị thọ lãnh vật dùng đến hết đêm, vật dùng trong bảy ngày, vật dùng suốt đời vì mục đích vật thực thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vào lúc đúng thời, (lầm) tưởng là lúc sái thời, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vào lúc đúng thời, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

 

Nguồn trích dẫnTạng Luật – Bộ Phân Tích Giới Bổn, Vinaya Pitaka – Suttavibhanga. Phân Tích Giới Tỳ-khưu – II, (Bhikkhuvibhanga II), Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch. VIII. CHƯƠNG PĀCITTIYA (ƯNG ĐỐI TRỊ) (tt), PHẦN VẬT THỰC – ĐIỀU HỌC THỨ BẢY

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 12 tháng 11, 2016