Tác ác
TÁC ÁC
– PT: Thưa thầy, con tìm trên gu gồ (Google) mà không thấy “phạm tác ác” là gì, xin thầy dạy cho.
– @: ÐIỀU HỌC (SIKKHÀPADA)
Luật cấm mà đức Chánh Biến Tri chế định từ điều gọi là Điều học (Sikkhàpada) [1].
Điều học có trong Giới bổn [2] (Pàtimokkha) cũng có, không có trong giới bổn cũng có.
([1] Điều học là điều mà bậc tu hành phải học tập. [2] Cũng gọi là Biệt biệt giải thoát giới.)
Điều học có trong Giới bổn (pàtimokkha) là:
1– Bất cộng trụ (pàràjika) có 4 điều.
2– Tăng tàn (sanghàdisesa) có 13 điều.
3– Bất định (aniyata) có 2 điều.
4– Ưng xã đối trị (nissaggiya) có 30 điều.
5– Ưng đối trị (suddhika pàcittiya) có 92 điều.
6– Ưng phát lộ (pàtidesanìya) có 4 điều.
8– Ưng học pháp (sekhiyatavatta) có 75 điều.
Tổng cộng: 220 điều.
Cộng thêm 7 điều Diệt tránh (adhikarana samatha), thành 227 điều.
227 điều của Giới bổn Patimokkha là một phần, là phần đầu tiên (Desanà suddhi) trong TỨ THANH TỊNH GIỚI:
1) Desanà suddhi: Giới trong sạch vì phẩm cách “sám hối”, là nói về “Biệt biệt giải thoát thu thúc giới” tức trong sạch theo 227 điiều luật của Giới Bổn Patimokkha – Pàtimokkha samvarasìla.
2) Samvara suddhi: Giới trong sạch vì phẩm cách “thu thúc”, là nói về “Lục căn thu thúc giới” – Indriyasamvarasìla.
3) Pariyetthi suddhi: Giới trong sạch vì phẩm cách “tìm kiếm”, là nói về “Nuôi mạng thanh tịnh giới” – Àjìvarisuddhisìla.
4) Paccavekkhana suddhi: Giới trong sạch vì phẩm cách “quán tưởng”, là nói về “Thọ vật dụng giới” – Paccayasannissitasìla.
“Biệt biệt giải thoát thu thúc giới” được trong sạch do phẩm cách “sám hối”, là khi phạm rồi, cần phải sám hối giữa Tăng, hoặc 1, 2, 3 vị Tỳ–khưu mới có thể trở nên trong sạch được.
“Lục căn thu thúc giới” được trong sạch do phẩm cách “thu thúc”, là khi phạm rồi, cần phải nguyện rằng “Ta không nên làm như thế nữa”, rồi dè dặt thu thúc thêm, mới có thể trở nên trong sạch được.
“Nuôi mạng thanh tịnh giới” được trong sạch do phẩm cách “tìm kiếm”, là khi phạm rồi phải dứt bỏ anesana, là nguyên nhân phá giới, rồi tìm vật dụng phát sanh đúng theo điều luật mà dùng, mới có thể trở nên trong sạch được.
“Thọ vật dụng giới” được trong sạch do phẩm cách “quán tưởng”, là muốn cho giới ấy trở nên trong sạch, thì cần phải quán tưởng theo cách thức quán tưởng như đã có giải.
PHẠM TỘI (ÀPATTI).
Tội phát sanh vì sự dễ duôi Điều Học (SIKKHÀPADA) mà đức Chánh Biến Tri đã cấm chế (nghĩa là không cho làm) theo Giới luật dành cho Tỳ khưu, gọi là “phạm tội”. Phạm tội ấy, gọi theo tên có 7:
1. Bất cộng trụ (Pàràjika).
2. Tăng tàn (Sanghàdisesa).
3. Trọng tội (Thullaccaya).
4. Ưng đối trị (Pàcittiya).
5. Ưng phát lộ (Pàtidesanìya).
6. Tác ác (Dukkata).
7. Ác ngữ (Dubbhàsita).
Tội Bất cộng trụ mà Tỳ–khưu phạm rồi, chẳng còn làm Tỳ–khưu được nữa.
Tội Tăng tàn, nếu Tỳ–khưu phạm rồi, phải chịu hình phạt cấm phòng rồi mới khỏi tội.
Còn 5 tội sau, khi Tỳ–khưu đã phạm phải cung xưng sám hối giữa Tăng, hoặc 2, 3 vị Tỳ–khưu, hoặc 1 vị Tỳ–khưu, rồi mới hết tội.
Tham khảo thêm http: //dictionary.sutta.org/browse/d/dukkaṭa
Theo Pali Viet Vinaya Terms Từ điển các thuật ngữ về luật do tỳ khưu Giác Nguyên sưu tầm:
TỘI TÁC ÁC nghĩa rộng chỉ chung những hành động bất xứng của một tỳ khưu, gồm tám trường hợp (theo samantapāsādikā).
+ pubbayogadukkaṭa những động thái mang tính tiền đề cho các tội khác (như ba la dităng tàn, ba dật đề).
+ sahapayogadukkaṭa những tình tiết đính kèm trong lúc vi phạm các tội khác
+ anāmāsadukkaṭa tội tác ác chỉ do sự chạm tay vào các vật không hợp luậtnhư vàng ngọc hay ngũ cốc, thực phẩm (trong trường hợp không được phép).
+ ñātadukkaṭa tác ác do không trình tội với tỳ khưu khác
+ vinayadukkaṭa tội có liên quan vấn đề khất thực
+ durupaciṇṇadukkaṭa tội do chạm tay hay lay lắc một cội cây đang có trái
+ ñattidukkaṭa tác ác liên hệ một tuyên ngôn
+ patissavadukkaṭa tác ác do thất hứa
Tuy không được kể ra trong giới bổn,nhưng trường hợp được kể thành tội tác ác thì rất nhiều, chẳng hạn việc vi phạm một trong các điều ưng học pháp
Anumattesu vajjesu bhayadassàvì samàdàya sikkhàttha sikkhàpadesùti.
Hãy là người thường thấy sự lo sợ tội lỗi dù là nhỏ nhen chút ít, rồi nghiêm trì các điều học (sikkhàpada).
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB