Thực tại tột cùng (Paramattha) là gì

THỰC TẠI TỘT CÙNG (PARAMATTHA) LÀ GÌ

Có hai thực tại. Thực tại bề ngoài, hay tục đế, và thực tại cùng tột, chân đế, hay đệ nhất nghĩa đế.

Thực tại bề ngoài là chân lý chế định, quy ước, thực tại thông thường của thế gian (sammuti sacca).

Thực tại cùng tột là chân lý tuyệt đối, trừu tượng (paramattha sacca). Có bốn paramattha như thế, bao gồm tất cả những gì tại thế và siêu thế:

⒈ Tâm Vương (Citta: Nāma = Danh là Tại Thế – Lokiya) ,

⒉ Tâm Sở (Cetasika: Nāma = Danh là Tại Thế – Lokiya),

⒊ Vật chất (Rupa = Sắc là Tại Thế – Lokiya).

⒋ Niết Bàn (Nibbāna: là Siêu Thế – Lokuttara).

Thí dụ, mặt phẳng của cái bàn mà ta nhìn thấy là thực tại bề ngoài, tục đế. Nhưng hiểu một cách rốt ráo, khi thấu đến ý nghĩa cùng tột của nó, cái mặt bàn mà ta thấy bề ngoài bằng phẳng ấy gồm những năng lực và những đặc tánh, hay nói cách khác gồm những rung động.

Trong sự giao dịch thông thường hằng ngày, nhà khoa học dùng danh từ “nước”, nhưng trong phòng thí nghiệm, nhà khoa học gọi là H2O. Cùng thế ấy, trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka) Ðức Phật dùng danh từ thông thường như người, đàn ông, đàn bà, chúng sanh v.v… nhưng trong Tạng Diệu Pháp (Abhidhamma Piṭaka) Ngài dùng một lối diễn đạt khác. Ở đây Ngài áp dụng phương pháp phân giải và dùng những danh từ trừu tượng như Khandha (Uẩn, thành phần cấu tạo chúng sanh), Dhātu (Giới, những nguyên tố, thành phần cấu tạo “sắc”, phần vật chất của chúng sanh), Āyatana (Xứ, thành phần có liên quan đến giác quan: lục căn, lục trần) v.v…

Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) danh từ paramattha có nhiều nghĩa. Ðó là một danh từ kép gồm hai phần: parama và attha. “Parama” được giải thích là cái gì không thể biến chất, không thể biến đổi hay trở thành một cái gì khác (aviparīta), là trừu tượng (nibbaṭṭita); “Attha” là vật. Vậy, paramattha là vật không thể biến chất, hay trừu tượng. Thực tại trừu tượng được xem là gần ý nghĩa với danh từ paramattha nhất. Mặc dầu ở đây dùng danh từ “không biến đổi” nhưng phải hiểu rằng không phải tất cả paramatthas đều vĩnh viễn hay thường còn.

Thí dụ như một cái lọ bằng đồng. Ðó không phải là paramattha vì bản chất của cái lọ đổi thay từng khoảnh khắc và chính nó cũng có thể được nhồi nắn lại để trở thành một cái gì khác hơn cái lọ – cái bồn chẳng hạn. Cả hai vật ấy, cái lọ và cái bồn, đều có thể được phân tách và rút gọn đến mức cùng tột thành những năng lực và những đặc tánh vật chất căn bản mà Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) gọi là Rūpa Paramattha.

Những thực tại nầy cũng vô thường, phải biến đổi. Tuy nhiên, những đặc tánh cá biệt của vật chất (sắc) ấy đồng nhất thể trong hai vật, cái lọ và cái bồn. Nó vẫn giữ trọn vẹn thực chất của nó mặc dầu ta có thể pha trộn cách nào. Do đó Bản Chú Giải định nghĩa parama là không biến chất hay thực tại nguyên vẹn.

Danh từ ‘attha’ phù hợp một cách chính xác với Anh ngữ có nhiều ý nghĩa “thing” (vật). Ở đây không thể dịch “attha” là “có nghĩa”.

Có bốn paramatthas, hay thực tại trừu tượng như thế. Bốn thực tại nầy bao gồm tất cả những gì tại thế và siêu thế.

Cái được gọi chúng sanh là tại thế. Niết Bàn là siêu thế.

Chúng sanh được cấu thành do hai phần: phần tâm linh (nāma, danh) và phần vật chất (rūpa, sắc).

Hiểu theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), Rūpa hay Sắc bao hàm cả hai ý nghĩa: đơn vị căn bản của vật chất và cũng là những biến đổi vật lý. Vi Diệu Pháp liệt kê 28 loại vật chất, sẽ được đề cập đến trong một chương sau.

Nāma bao gồm cả hai, tâm vương và tâm sở. Chương 2 của sách nầy sẽ đề cập đến các tâm sở ấy (cetasika). Có tất cả 52 tâm sở. Vedanā, Thọ, là một. Saññā, Tưởng, là một tâm sở khác. 50 tâm sở còn lại được gọi chung là Saṅkhāra, Hành. Cái chứa đựng những đặc tính tinh thần ấy là Viññāṇa, Thức, hay tâm vương, đề tài của chương nầy.

Theo sự phân tách kể trên, cái được gọi là chúng sanh gồm năm nhóm, hay năm Uẩn (Pañcakkhandhas, Ngũ Uẩn): Rūpa (Sắc), Vedanā (Thọ), Saññā (Tưởng), Saṅkhāra (Hành), Viññāṇa (Thức).

Tâm Vương, Tâm Sở (ngoại trừ 8 loại tâm vương siêu thế và những tâm sở phụ thuộc dính liền theo các tâm nầy) và Sắc, là Tại Thế (Lokiya). Niết Bàn (Nibbāna) là Siêu Thế (Lokuttara). Chỉ có Niết Bàn là thực tại tuyệt đối. Ðó là mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo. Tâm Vương, Tâm Sở và Sắc được gọi là thực tại vì đó là những vật có hiện hữu (Vijjamāna dhammā). Ngoài ra, ba pháp ấy không thể phân chia ra thêm được nữa, không thể biến chất nữa, và là những vật trừu tượng. Ba pháp ấy liên quan đến cái gì ở trong và ở quanh ta.

Paramattha, chân đế, hay thực tại đầu tiên là Citta (Tâm Vương). Danh từ “citta” xuất nguyên từ căn “citi”, có nghĩa suy nghĩ. Theo Bản Chú Giải “citta”, tâm vương hay thức, là cái gì hay biết (cinteti = vijānāti), cái gì nhận thức trần cảnh, hay biết sự hiện hữu của một đối tượng. Không phải cái gì suy nghĩ đến một đối tượng như danh từ nầy hàm ý. Về phương diện Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), Cittā, Tâm Vương hay Tâm, có thể được định nghĩa là sự hay biết một đối tượng. Chỉ có sự hay biết suông, không có cái gì chủ động như một linh hồn.

Citta, Ceta, Cittupāda, Nāma, Mana, Viññāṇa là những danh từ được xem là đồng nghĩa trong Abhidhamma. Do đó, đứng về phương diện Vi Diệu Pháp, Abhidhamma, không có sự khác biệt giữa tâm và thức.

Khi phân tách cái được gọi là chúng sanh làm hai phần, vật chất và tinh thần, thì phần tinh thần hay tâm, được gọi là Danh (Nāma).

Khi phân cái được gọi là chúng sanh làm năm uẩn (Pañcakkhandha) thì phần ấy được gọi là Thức (Viññāṇa). Còn danh từ Citta thì luôn luôn được dùng khi đề cập đến những loại tâm khác nhau. Trong những trường hợp lẻ loi, theo nghĩa thông thường của tâm, cả hai danh từ Citta và Mana thường được dùng.

 

Nguồn: Abhidhammattha Saṅgaha, Vi Diệu Pháp Toát Yếu, Nārada Mahā Thera – Phạm Kim Khánh dịch

What Is Ultimate Reality?

– There are two realities – apparent and ultimate. Apparent reality is ordinary conventional truth (sammuti–sacca). Ultimate reality is abstract truth (paramattha–sacca).

For instance, the smooth surface of the table we see is apparent reality. In an ultimate sense the apparent surface consists of forces and qualities or in other words, vibrations.

For ordinary purposes a scientist would use the term water, but in the laboratory he would say H2O. In the same way the Buddha in the Sutta Pitaka resorts to conventional usage such as man, woman, being, self, etc., but in the Abhidhamma Pitaka He adopts a different mode of expression. Here He employs the analytical method and uses abstract terms such as aggregates (khandha), elements (dhātu), bases (āyatana), etc.

The word paramattha is of great significance in Abhidhamma. It is a compound formed of parama and attha. Parama is explained as immutable (aviparíta), abstract (nibbattita); attha means thing. Paramattha, therefore, means immutable or abstract thing. Abstract reality may be suggested as the closest equivalent. Although the term immutable is used here it should not be understood that all paramattha are eternal or permanent.

A brass vessel, for example, is not paramattha. It changes every moment and may be transmuted into a vase. Both these objects could be analyzed and reduced into fundamental material forces and qualities, which, in Abhidhamma, are termed rūpa paramattha. They are also subject to change, yet the distinctive characteristics of these rūpas are identically the same whether they are found in a vessel or a vase. They preserve their identity in whatever combination they are found – hence the commentarial interpretation of parama as immutable or real. Attha exactly corresponds to the English multi–significant term “thing”. It is not used in the sense of “meaning” here.

There are four such paramattha or abstract realities. These four embrace everything that is mundane or supra mundane.

The so–called being is mundane. Nibbāna is supra mundane. The former is composed of nāma and rūpa. According to Abhidhamma rūpa connotes both fundamental units of matter and material changes as well. As such Abhidhamma enumerates 28 species of matter. These will be dealt with in a subsequent chapter. Nāma, denotes both consciousness and mental states. The second chapter of this book deals with such mental states (cetasikas) which are 52 in number. One of these is vedanā (feeling). Another is saññā (perception). The remaining 50 are collectively called sankhāra (mental states). The receptacle of these mental properties is viññāna (consciousness), which is the subject–matter of this present chapter.

According to the above analysis the so–called being is composed of five Groups or Aggregates (pañcakkhandha):– rūpa (matter), vedanā (feeling), saññā (perception), sankhāra (mental states) and viññāna (consciousness).

Consciousness, mental states (with the exception of 8 types of supra mundane consciousness and their adjuncts), and matter are Mundane (lokiya), and Nibbāna is Supra mundane (lokuttara). The Supra mundane Nibbāna is the only absolutely reality, which is the summum bonum of Buddhism. The other three are called realities in that they are things that exist (vijjamāna dhammā). Besides, they are irreducible, immutable, and abstract things. They deal with what is within us and around us.

The first paramattha or reality is citta. It is derived from the root / citi, to think. According to the commentary citta is that which is aware of (cinteti = vijānāti) an object. It is not that which thinks of an object as the term implies. From an Abhidhamma standpoint citta may better be defined as the awareness of an object, since there is no agent like a soul.

Citta, ceta, cittuppāda, nāma, mana, viññāna are all used as synonymous terms in Abhidhamma. Hence from the Abhidhamma standpoint no distinction is made between mind and consciousness. When the so–called being is divided into its two constituent parts, nāma (mind) is used. When it is divided into five aggregates (pañcakkhandha), viññāna is used. The term citta is invariably employed while referring to different classes of consciousness. In isolated cases, in the ordinary sense of mind, both terms citta and mana are frequently used.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB