Tripiṭaka tablets at Kuthodaw Pagoda

Tripiṭaka tablets at Kuthodaw Pagoda

Tam Tạng Pali khắc trên 730 tấm đá cẩm thạch tại Chùa tháp Ku–thô–đô, Myanmar.

01 Gateway, Kuthodaw at Mandalay
09 Tipitaka Chedis, Kuthodaw at Mandalay
10 Dhammapada Page 1, Kuthodaw at Mandalay
15 Atthakatha Slabs, Sandamuni at Mandalay
17 Atthakatha Slabs, Sandamuni at Mandalay
24 Atthakatha Chedis, Sandamuni at Mandalay
01 Gateway, Kuthodaw at Mandalay

––––––––––––––––––––––––––––––

Khám Phá Bộ Sách Kinh Phật Lớn Nhất Thế Giới Tại Myanmar

––––––––––––––––––––––––––––––

Nhắc đến sách, chúng ta thường nghĩ đến những trang giấy trắng in chữ đen còn thơm mùi mực, hay hiện đại hơn là e–book, những cuốn sách điện tử rất nhiều trên internet. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng còn có một “cuốn sách” khổng lồ, độc đáo được làm từ…đá! Nó có tới 1.458 trang bằng đá. Đó là ở chùa Kuthodaw ở Mandalay – Myanmar.

Ngôi chùa Kuthodaw nằm tại Mandalay – thành phố lớn thứ hai và là kinh đô cuối cùng của mảnh đất này trên bờ đông sông Irrawaddy là một quần thể gồm nhiều đền, tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch gọi là Kyauksagu, nơi đây thường được du khách du lịch Myanmar đến thăm quan và tìm hiểu.

Hoàng đế Mindon Min (1808 – 1878), vị hoàng đế cuối cùng của hoàng gia Myanmar tại vị từ năm 1853 đến 1878 đã sớm lo lắng cho sự an nguy của đất nước trước khả năng xâm lược của người Anh về phía nam cùng những nguy hại đến những giáo điều Phật pháp nên đã quyết định để lại cho đời sau một tặng phẩm của hoàng gia để truyền bá Phật giáo có khả năng tồn tại đến 5000 năm – Bộ kinh Tam Tạng tiếng Pali khắc chữ dát vàng trên đá khi ông là người duy nhất có trong tay bức phù điêu khổng lồ chứa toàn bộ Bộ kinh Tam Tạng tiếng Pali kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy.

Công việc ghi chép lại kinh Phật lên mặt đá hoàn toàn không đơn giản. Các nhà sao chép bản kinh đã mất ít nhất ba ngày để viết lại toàn bộ Bộ kinh ghi trên hai mặt của bức phù điêu khổng lồ, sau đó, trung bình mỗi ngày các thợ đẽo đá phải tạc khoảng 16 dòng chữ trước khi đổ vàng ròng lên các phiến đá cẩm thạch.

Toàn bộ quá trình của công việc tạc chữ bắt đầu từ ngày 14 tháng 10 năm 1860 và hoàn thành ngày 4/5/1868 với tổng số “trang” là 1.458 được khắc trên 730 phiến đá, mỗi phiến cao 1,5m và rộng 1m. Và, phải mất 450 ngày ròng rã với 8 tiếng đọc mỗi ngày thì người ta mới có thể đọc và hiểu toàn bộ cuốn sách.

Ngày nay, sau khi trải qua một thời gian dài và nhiều lần phục chế, nhiều chữ vàng đã không còn, những “trang sách” giờ đây chỉ còn là lớp muội đen và vệt đá khắc.

Chưa ai đủ khả năng khôi phục lại vẻ đẹp lộng lẫy vốn có của bộ sách khổng lồ nhất thế giới tồn tại cách đây hàng trăm năm.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn:

https://myanmarsensetravel.com/kham–pha–bo–sach–kinh–phat…

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 17/10/2023