Tu tập vun bồi tứ vô lượng tâm

[lwptoc]

TU TẬP VUN BỒI TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

1. Từ (mettā) – 2. Bi (Karuṇā) – 3. Hỷ (muditā) – 4. Xả (upekkhā)

(Tu tập bốn Phạm trú – cattāro brahma vihāra)

TRONG TẤT CẢ 10 PHƯƠNG:

1. Hướng Đông (puratthimāya disāya)

2. Hướng Tây (pacchimāya disāya)

3. Hướng Bắc (uttarāya disāya)

4. Hướng Nam (dakkiṇāya disāya)

5. Hướng Đông Nam (puratthimāya anudhisāya)

6. Hướng Tây Bắc (pacchimāya anudisāya)

7. Hướng Đông Bắc (uttarāya anudisāya)

8. Hướng Tây Nam (dakkhināya anudisāya)

9. Hướng dưới (heṭṭhimāya disāya)

10. Hướng trên (uparimāya disāya).

NGUYỆN CHO TẤT CẢ 12 LOẠI CHÚNG SINH

Năm phạm trù không nêu rõ:

1. Tất cả chúng sinh (sabbe sattā)

2. Tất cả loài có hơi thở (sabbe pāṇā)

3. Tất cả sinh vật (sabbe bhūtā)

4. Tất cả mọi người (sabbe puggalā)

5. Tất cả các cá thể (sābbe attabhāva pariyapannā)

Bảy phạm trù có nêu rõ:

1. Tất cả nữ nhân (sabbā itthyo)

2. Tất cả nam nhân (sabbe purisā)

3. Tất cả thánh nhân (sabbe ariyā)

4. Tất cả phàm nhân (sabbe anāriya)

5. Tất cả chư thiên (sabbe devā)

6. Tất cả nhân loại (sabbe munussā)

7. Tất cả chúng sanh trong các cảnh giới thấp (sabbe vinipātikā)

TỪ – METTA

1) averã hontu

2) abyãpajjhã hontu

3) anĩgha hontu

4) sukkhĩ–attãnam pariharantu

1) không bị hận thù và hiểm nguy

2) tâm không phiên não

3) thân không đau đớn

4) giữ gìn thân tâm được an lạc.

BI – KARUNA

Dukkhã muccantu

Hết khổ đau

HỶ – MUDITTA

Yatha–laddha–sampattito mavigacchantu

Không bị tước đoạt hạnh phúc đã có

XẢ – UPEKKHA

Kamassakã

Mỗi chúng sinh là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra

Ghi chú

1) Thiền Tâm Từ là một trong bốn thiền bảo hộ cho hành giả tu tập thiền. Bốn thiền bảo hộ là những đề tài thiền thuộc về:

1. Từ (mettā) – Bảo vệ hành giả khỏi nguy hại từ mọi loài chúng sinh.

2. Niệm ân đức Phật (Buddhānussati) – Bảo vệ hành giả khỏi mọi khiếp đảm, sợ hãi.

3. Thiền (quán) bất tịnh (asubha bhāvanā) – Bảo vệ hành giả khỏi tham dục và tham ái.

4. Niệm sự chết (Maraṇāsussati) – Bảo vệ hành giả khỏi sự dễ duôi, biếng nhác.

2) 11 lợi ích của thiền tâm từ:

1– Ngủ được an lạc.

2– Thức dậy được an lạc.

3– Không thấy các ác mộng.

4– Ðược mọi người thương yêu, quý mến.

5– Ðược các hàng phi nhân thương yêu, quý mến.

6– Ðược chư thiên hộ trì.

7– Lửa hoặc chất độc hoặc các loại vũ khí… không thể làm hại được.

8– Tâm dễ dàng an tịnh.

9– Gương mặt sáng sủa.

10– Lúc lâm chung, tâm không mê muội (tâm sáng suốt).

11– Ðề mục niệm rải tâm từ có khả năng chứng đắc các bậc thiền sắc giới (trừ tứ thiền); nếu chưa trở thành bậc Thánh A–ra–hán, thì sau khi chết, bậc thiền sắc giới sở đắc của mình cho quả tái sanh lên cõi trời sắc giới phạm thiên.

Tham khảo

  1. Biết Và Thấy, Tác giả: Pa – Auk Sayadaw, Dịch giả: Pháp Thông BÀI PHÁP THOẠI 3, Tu tập Bốn Phạm Trú và Bốn Thiền Bảo Hộ
  2. Tụng Niệm Tứ Vô Lượng Tâm: youtube

 

💦Câu Hỏi 150: Sayadaw có thể giải thích cho chúng con rõ ý nghĩa của tứ vô lượng tâm (bốn trạng thái tâm vô lượng), mettā (từ), karuṇā (bi), muditā (hỷ), upekkhā (xả)’?

Người ta nên hành tứ vô lượng tâm này như thế nào? Và mettā bhāvanā là gì?

💦Trả Lời Câu Hỏi 150: Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), mettā (từ) có nghĩa là ước muốn đem hạnh phúc và sự tốt đẹp đến cho các chúng sinh.

Tu tập tâm từ là cách để làm cho một người nhiều sân hận được trong sạch.

Karuṇā (bi), có nghĩa là ước muốn xua tan khổ đau khỏi các chúng sinh.

Tu tập tâm bi là cách để làm cho một người nhiều ác độc được thanh tịnh.

Muditā (hỷ) có nghĩa là vui mừng với thành công của người khác.

Tu tập tâm hỷ là cách để làm cho một người nhiều ác cảm, tức không vui đối với hạnh phúc của người khác, được thanh tịnh.

Upekkhā (xả) có nghĩa là tính vô tư, không thiên vị đối với các chúng sinh.

Tu tập tâm hỷ là cách để làm cho một người nhiều tham được thanh tịnh.

Sở dĩ chúng được gọi là những trạng thái ‘tâm vô lượng’ vì đối tượng của chúng là các chúng sinh (nhiều) không tính kể. Thay vì được tu tập đến chỉ một chúng sinh duy nhất hay đến những chúng sinh trong một vùng giới hạn nào đó, chúng phải được thấm nhuần đến các chúng sinh trong toàn vũ trụ. Đấy là lý do vì sao chúng được gọi là tứ vô lượng tâm.

Mettā bhāvanā có nghĩa là đề mục thiền tu tập tâm từ đối với các chúng sinh. Nó là tâm vô lượng đầu tiên trong tứ vô lượng tâm. Một người muốn tu tập tứ vô lượng tâm này trước phải thực hành tâm từ, rồi mới đến tâm bi, hỷ và xả.

Để bắt đầu, hành giả phải tu tập tâm từ cho chính mình với bốn ý nghĩ sau:

Cầu mong cho tôi thoát khỏi hiểm nguy, cầu mong cho tôi thoát khỏi khổ tâm, cầu mong cho tôi thoát khỏi khổ thân, cầu mong cho tôi được an vui và hạnh phúc.

Sau khi tâm hành giả đã trở nên nhu nhuyến và dịu dàng, hành giả tiếp tục rải tâm từ đến một người đáng kính cùng phái (nam hay nữ) với hành giả.

Trước hết, hành giả nhớ lại khuôn mặt vui tươi hay cả người của anh ta hay cô ta, rồi gởi tâm từ với một trong bốn ý nghĩ sau:

Cầu mong cho con người hiền thiện này thoát khỏi hiểm nguy, cầu mong cho con người hiề n thiện này thoát khỏi khổ tâm, cầu mong cho con người hiền thiện này thoát khỏi khổ thân, cầu mong cho con người hiền thiện này được an vui và hạnh phúc.

Tu tập tâm từ mạnh mẽ và đầy năng lực đối với người ấy cho đến khi hành giả đạt đến sơ thiền, nhị thiền và tam thiền tâm từ(mettā) với ý nghĩ thứ nhất (Cầu mong cho con người hiền thiện này thoát khỏi hiểm nguy), kế tiếp với mỗi trong ba ý nghĩ còn lại.

Theo cách này, hành giả tu tập tâm từ đối với mười người đáng kính cùng phái tuần tự từng người một, rồi mười người thân, mười người không thân không thù, và mười người thù hay khó ưa.

Sau khi hành giả đã thành công trong việc đạt đến tam thiền (đề mục) tâm từ với mỗi người trong họ kể như đối tượng, hành giả phải phá bỏ ranh giới giữa bản thân hành giả, người thân (kể cả những người đáng kính), người không thân không thù, và người thù.

Trước hết, tu tập tâm từ đối với bản thân trong vài phút, kế cho một người thân, một người không thân không thù, và rồi một người thù, đạt đến tam thiền tâm từ với mỗi trong ba hạng người sau (thân, không thân không thù và người thù).

Rồi ở vòng thứ hai, hành giả cũng hành theo cách trên nhưng thay vào một người thân, người không thân không thù và người thù khác.

Ở vòng thứ ba, hành giả cũng thay người thân, không thân không thù và người thù khác vào…Thực hành theo cách này liên tục cho đến khi cuối cùng hành giả phá bỏ được những ranh giới giữa bốn loại người này. Đến lúc đó tâm từ của hành giả đối với họ hoàn toàn bình đẳng, không có bất cứ sự phân biệt nào.

Sau khi đã phá bỏ được ranh giới, hành giả có thể rải tâm từ đến tất cả chúng sinh theo những cách khác nhau, bắt đầu từ những chúng sinh trong một vùng nhỏ, rồi dần dần mở rộng đến toàn vũ trụ và sau đó theo mười hướng.

Sau khi đã thành công trong thiền tâm từ, hành giả có thể tu tập thiền tâm bi, hỷ và xả theo cùng cách thức như thiền tâm từ ở trên. Tất nhiên đây chỉ là một giới thiệu tóm tắt. Muốn có những hướng dẫn chi tiết, vui lòng tham khảo bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), Biết và Thấy (Knowing and Seeing). Hoặc khi hành giả hành đến giai đoạn này, tôi sẽ dạy cách làm thế nào để hành giả thực hành những thiền ấy một cách hệ thống hơn.

Mời quý vị đọc sách

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB