Tỳ Khưu Đảnh Lễ Những Ai?
Photo: Bà San Suu Kyi, giải thưởng Nobel hòa bình, lãnh tụ Đảng Liên minh dân chủ Myanmar, Cố vấn tối cao chính phủ Myanmar, đảnh lễ cố Đại Trưởng Lão Thiền Sư U Pandita trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravada.
Tỳ Khưu Đảnh Lễ Những Ai?
– ĐL: Sư từ bi cho con hỏi, một bậc tỳ khưu nếu quỳ xuống đảnh lễ cha mẹ thì có phạm giới luật không ạ?
– Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala: Phạm tội tác ác – Dukkata.
Vị Tỳ khưu báo hiếu, trả ơn cha mẹ một cách đầy đủ bằng cách an trú cha mẹ vào Lòng tin, vào Thiện giới, vào Bố thí, vào Trí tuệ như Đức Phật đã dạy trong Tăng chi kinh [1], ngoài cách này thì không có thể trả ơn, báo hiếu cha mẹ một cách trọn vẹn và đầy đủ công ơn sâu nặng của cha mẹ.
Theo Giới Luật, vị Tỳ khưu không nên lạy 10 hạng người sau [2]:
1. Tỳ–khưu tu sau mình.
2. Sa–di và kẻ thế.
3. Tỳ–khưu tu lâu năm hơn mà hành sái theo kinh luật.
4. Phụ nữ.
5. Bán nam bán nữ.
6. Tỳ–khưu phạm phép “Tăng tàn”.
7. Tỳ–khưu đáng cho Giáo hội phạt lại như trước, vì đang khi bị phạt mà lại phạm thêm phép Tăng tàn.
8. Tỳ–khưu đang sửa mình để cho Giáo hội giao thiệp lại như trước.
9. Tỳ–khưu đang hành phạt sửa lỗi để cho Giáo hội giao thiệp lại.
10. Tỳ–khưu đã bị hành phạt rồi, mà Giáo hội đang chứng cho nhập vô Giáo hội lại.
(Trích từ: LUẬT XUẤT–GIA TÓM TẮT [2])
Chúng ta hãy tham khảo thêm những câu trả lời liên quan đến vấn đề này bởi vị Đại Trưởng Lão Thiền Sư Paauk Sayadaw [3]:
– Câu Hỏi 174: Liệu một vị Tỳ–kheo Nguyên Thuỷ (Theravada) đảnh lễ một vị Bồ Tát, chẳng hạn như, nếu vị ấy đảnh lễ đức bồ tát Di lạc (Arimetteyya bodhisatta) có được không?
– Trả lời Câu Hỏi 174: Theo Giới Luật Thượng Toạ Bộ (Theravāda Vinaya), một vị Tỳ–kheo không nên đảnh lễ hoặc cúi đầu lạy trước một người nam hay người nữ, trước một vị chư thiên (deva) hay phạm thiên (brahma).
Vì thế nếu bây giờ đức bồ tát Di–lạc có trở thành một vị Tỳ–kheo và ngài là một vị Tỳ–kheo cao hạ, thì chúng tôi phải đảnh lễ ngài.
Nhưng nếu ngài là một vị Tỳ–kheo nhỏ hạ, chúng tôi sẽ không đảnh lễ.
Nếu ngài là một người tại gia, hay một vị chư thiên, hay một vị phạm thiên, thì chúng tôi cũng không được đảnh lễ ngài.
Vì nếu một vị Tỳ–kheo đảnh lễ như vậy, họ sẽ phạm tội tác ác (dukkata).
– Câu Hỏi 88: Có phải đạo quả cao nhất mà một người tại gia có thể đạt được là đạo quả bất lai (A–na–hàm) không?
– Trả Lời Câu Hỏi 88: Người tại gia cũng có thể đắc quả A–la–hán. Chẳng hạn, cha của Đức Phật, Vua Suddhodhana (Tịnh–Phạn) trở thành bậc thánh A–la–hán khi còn là người tại gia.
Tuy nhiên, một bậc thánh A–la–hán tại gia thường sẽ xuất gia trong ngày vị ấy đắc quả A–la–hán, nếu không thì phải nhập Niết–bàn ngay trong ngày ấy.
Một người đã xuất gia sẽ không đảnh lễ một bậc A–la–hán tại gia.
– Câu Hỏi 89: Một phàm tăng Tỳ–kheo có phải đảnh lễ một bậc Sa–di đã đắc A–la–hán không?
– Trả Lời Câu Hỏi 89: Không. Chẳng những thế một vị Alahán Sa–di phải đảnh lễ một vị phàmtăng Tỳ–kheo nữa bởi vì vị Tỳ–kheo có giới cao hơn (adhisīla—tăng thượng giới).
– Câu Hỏi 175: Có phải một vị Tỳ–kheo chỉ trở thành Tỳ–kheo thực sau khi người ấy đắc nhập lưu thánh đạo (sotāpannamagga), và nhập lưu thánh quả (sotāpannaphala) không?
– Trả lời Câu Hỏi 175: Có hai loại Tỳ–kheo (bhikkhus), đó là định danh Tỳ–kheo (sammuti bhikkhu) và thực thụ Tỳ–kheo. Nói chung các vị Tỳ–kheo còn là phàm nhân (puthujjana) đều là định danh Tỳ–kheo.
Định danh Tỳ–kheo có nghĩa là họ trở thành Tỳ–kheo theo sự cho phép của Đức Phật. Các vị xuất gia trong vòng Sīma (ranh giới ấn định để chư Tỳ–kheo tăng thực hiện các tăng sự như xuất gia, tụng giới bổn v.v…) bằng cách tụng kammavācā (thành sự ngôn) gọi là định danh Tỳ–kheo.
Bao lâu họ chưa đạt đến thánh quả, họ vẫn là hàng phàm nhân. Nếu còn là phàm nhân (puthujjana), họ được gọi là sammuti bhikkhus, tức các vị Tỳ–kheo chỉ theo tên gọi (định danh Tỳ–kheo).
Nhưng các vị định danh Tỳ–kheo này cũng phải giữ giới phòng hộ theo giới bổn ba–la–đề–mộc–xoa (pātimokkhasamvara sīla), giới phòng hộ các căn (indriyasamvara sīla), giới nuôi mạng thanh tịnh (ājivapārisuddhi sīla), và giới quán tưởng tứ vật dụng (paccayasannissita sīla).
Bốn loại giới này được gọi là tăng thượng giới (adhisīla). Tăng thượng giới này rất quan trọng đối với một vị Tỳ–kheo. Vì sao? Vì có thể có một vị phàm phu Tỳ–kheo và một vị A–la–hán Tỳ–kheo: Nếu một vị phàm phu Tỳ–kheo cao hạ hơn vị A–la–hán Tỳ–kheo, vị A–la–hán Tỳ–kheo phải đảnh lễ vị phàm phu Tỳ–kheo.
Đây là giới luật của Đức Phật. Vì thế tăng thượng giới là hết sức quan trọng.
(Trích từ: Hỏi Và Đáp Với Thiền Sư Pa–Auk Tawya Sayadaw [3])
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
Ghi chú
[1] BÁO HIẾU TRẢ ƠN CHA & MẸ
“Có hai hạng người, này các Tỷ–kheo, ta nói không thể trả ơn được.
Thế nào là hai?
Mẹ và Cha.
Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ–kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ–kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha.
Hơn nữa, này các Tỷ–kheo, nếu có an trú cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ–kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha.
Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỷ–kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này.
Nhưng này các Tỷ–kheo,
ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới;
đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí;
đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ.
Cho đến như vậy, này các Tỷ–kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha.”
Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Chương II – Hai Pháp
[2] LUẬT XUẤT-GIA TÓM TẮT (PABBAJITA VINAYA SANKHEPA) – TỲ-KHƯU HỘ-TÔNG (VANSARAKKHITA BHIKKHU)
[3] Hỏi Và Đáp Với Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw
Nguồn trích dẫn: tienvnguyen.net
Bài viết liên quan
- Xưng Hô Thế Nào Cho Đúng, Web, FB
- Namo: Nên Niệm Nam Mô Phật – Không Nên Niệm Mô Phật, Web, FB
- Vun Bồi Phước Nghiệp Cung Kính, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Vì Sao Xuất Gia, Web, FB
- Đức Phật Đã Có Suy Nghĩ Gì Trước Khi Xuất Gia?, Web, FB
Lễ Xuất Gia Thọ Giới Tỳ Khưu
- Bài 1/4 – Thầy Tế Độ – Ācariyupajjhāya, Web, FB
- Bài 2/4 – Xét Hỏi Sa Di), Web, FB
- Bài 3/4 -Tuyên Ngôn & Thành Sự Ngôn, Web, FB
- Bài 4/4 – Bốn Pháp Nương Nhờ & Bốn Pháp Không Nên Hành, Web, FB
- Xuất Gia Gieo Duyên, Web, FB
- Đạt Tới Cái Khó Đạt Tới, Web, FB
- Mười Pháp Mà Bậc Xuất Gia Phải Quán Tưởng Thường Xuyên., Web, FB
- Như Thế Nào Là Tỳ Khưu Giới Hạnh Đầy Đủ?, Web, FB
- Việc “Chư Tăng Chỉ Thọ Dụng Vật Thực Do Đi Khất Thực, Ăn Ngày Một Bữa, Với Ba Y, Một Bát” Là Khổ Hạnh Đầu Đà – Dhutanga, Không Phải Là Giới., Web, FB
- Thế Nào Là Bốn Điều Đáng Sợ Hãi Chờ Đợi Những Người Xuất Gia?, Web, FB
- Bổn Phận Cư Sĩ Tại Gia Là Gì? Bổn Phận Tu Sĩ Xuất Gia Là Gì?, Web, FB
- Vì Sao Tỳ Kheo Sinh Sống Bằng Nghề Hèn Hạ Nhất Là Nghề Khất Thực – Ăn Xin?, Web, FB
- Đã Về Đến “nhà”, Web, FB
- Phàm Tăng Và Thánh Tăng, Web, FB
- Xưng Hô Thế Nào Cho Đúng, Web, FB
- Phạm Hạnh Được Sống Vì Mục Đích Gì ?, Web, FB
- Mục Tiêu Cuối Cùng Của Phạm Hạnh Là Gì?, Web, FB
- Đôi Lời Nhắn Nhủ Tới Những Vị Sắp Xuất Gia Theo Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada. , Web, FB