Vun bồi phước nghiệp cung kính

[lwptoc]

VUN BỒI PHƯỚC NGHIỆP CUNG KÍNH

– PM:

Con cảm ơn thầy đã nhắc nhở. Mong thầy bỏ qua cho sự thiếu hiểu biết về việc giao tiếp chưa đúng của Con. Con không có ý gì.

– @ Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

Sư chỉ lưu ý chung cho tất cả những đạo hữu Phật tử, những người thành tâm Quy y Tam Bảo vô thượng Phật – Pháp –Tăng, những người thọ trì ngũ giới trong đời sống cư sĩ tại gia. Còn những người không có tín tâm nơi Tam Bảo, ngoại đạo họ nghĩ khác, biện minh khác, hành xử khác, không có ý tranh biện với họ.

Nghiệp lành hay ác do mỗi người tự tạo nên bởi trình độ hiểu biết, bởi sự thừa hưởng giáo dục… v. v… của mỗi người.

🍀 Những điều cần biết khi tiếp xúc liên lạc qua điện thoại, mạng internet, facebook

––––––––––––––––––––––––––––––

– Khi sử dụng điện thoại, email, tin nhắn, phần bình luận trên FB … v.v… để thăm hỏi, thỉnh cầu giải đáp thắc mắc, trình pháp, bình luận góp ý … v.v… cũng cần thận trọng và lễ phép thưa gửi, không nói năng cộc lốc, hoặc suồng sã Sư ơi Thầy ơi, hãy trình bày lý do, và sau đó để tránh làm phiền phí phạm thời gian quí hiếm nên trình bày ngắn gọn các vấn đề cần xin ý kiến; nên tránh những câu chuyện dài dòng riêng tư không liên quan đến pháp học pháp hành, cũng như tránh các câu hỏi chung chung không được chuẩn bị kỹ, tránh các câu hỏi có thể tự mình tìm hiểu, tìm kiếm trên Google … v.v…

– Khi viết tin nhắn, email, bình luận trên FB cần có câu thưa gửi trước khi bắt đầu, cần chú ý viết đúng chính tả, dấu chấm phảy, viết hoa … v.v… để thể hiện ý thức thận trọng, có văn hóa có giáo dục trong giao tiếp, tránh viết cẩu thả, viết tắt tùy tiện, viết câu trống không vô chủ ngữ, tránh những lời khiếm nhã, dung tục … v.v…

– Tuyệt đối không gửi các đường dẫn (links), không gửi các bài viết, các thông tin khi không xin phép trước, khi không được yêu cầu, khi không có kiểm chứng nguồn gốc đáng tin cậy … v.v… tức không tùy tiện bỏ bom rác (spam) trống không dưới danh nghĩa chia sẻ thông tin.

– Không tùy tiện, thiếu cung kính, thiếu lễ phép sử dụng các ký hiệu biểu cảm của người thế tục đối với chư vị xuất gia như các đầu ngón tay, vẫy tay, 👍, ✌, 👋, 🙌, 🙋… v.v… hay các biểu cảm tình yêu đôi lứa như trái tim lồng ghép, ôm hôn 💔, 💕, 💞… v.v…, hay hình các con vật nhảy múa, ngoáy mông, hay các từ cộc lốc ok, okay … v.v… Có thể sử dụng các ký hiệu biểu cảm cung kính như chắp tay, cúi lạy 🙏🙏🙏, … v.v…

🍀 Việc ứng xử, xưng hô cho đúng phép, thể hiện sự có giáo dục, có văn hóa, thể hiện sự tôn trọng, kính trọng đối với những người đáng kính trọng không phải tự nhiên mà có, cũng phải tìm hiểu, học tập cho phù hợp từng môi trường xã hội, đất nước, truyền thống văn hóa mỗi nơi. Xin tham khảo thêm bài viết về cách xưng hô, niệm Phật, đảnh lễ trong Truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada:

 

  • Một số phép tắc phật tử cần biết, Web Link
  • Những điều Phật tử cần biết khi hộ độ chư tăng, Web, FB
  • Tu sĩ và tiền bạc (phần 1/5: cư sĩ hộ tăng cần biết), Web, FB
  • Xưng hô thế nào cho đúng, Web, FB
  • Namo: nên niệm “nam mô phật” = con xin hết lòng thành kính phật. không nên niệm “mô phật” = là câu vô nghĩa, bất kính., Web Link
  • Tỳ khưu đảnh lễ những ai?, Web, FB

 

🍀 Vô lễ, hỗn hào, bất kính, bất tín, lười biếng, vô ơn, dối trá, hung ác, tham lam, kiêu mạn, không hổ thẹn tội lỗi, không ghê sợ tội lỗi, tà kiến … v.v… tất cả những người không có ý thức phòng, tránh, đoạn trừ những bất thiện tâm này đều không có chân đứng trong Phật giáo.

Việc cần làm đầu tiên tiên và cũng là việc cần làm suốt đời cho đến khi thân hoại mạng chung là phải vun bồi hết lòng cung kính, tín tâm khi Quy y Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng và thọ trì Ngũ Giới cho trong sạch, tu tập Tâm và Tuệ.

Sự cung kính là một trong 10 phước nghiệp, quí đạo hữu thành tâm vun tạo phước nghiệp cung kính thì sẽ được hưởng thành quả ngay trong kiếp sống này và mai sau, ví dụ như được có cơ hội gần gũi với các bậc Thiện tri thức, được lắng nghe Diệu pháp, vun bồi tín tâm nơi Tam Bảo, và khi thân hoại mạng chung được tái sinh vào cảnh giới thiện thú, nếu tái sinh trong loài người thì có được Quyền thế lớn, Gia đình cao quí, Trí tuệ đầy đủ… v. v… (Xem Chú thích [1])

Các vị tu sĩ xuất gia chỉ là biểu tượng, là phước điền cao thượng để giúp quí đạo hữu có cơ hội gieo trồng, vun bồi công đức, phước báu của chính bản thân quí vị, chứ các vị tu sĩ xuất gia đâu có tạo được công đức gì khi đó, trái lại nếu tiếp nhận sự cung kính, hoặc lợi dưỡng đó với sự ưng thích, tham đắm thì chắc chắn sẽ bị các pháp đó trói buộc, sai sử, hành hạ (Xem Chú thích [2]).

Và như Đức Phật đã chỉ rõ mục đích sống đời sống Phạm hạnh của vị tu sĩ xuất gia trong [3], hoặc trong Tiểu Bộ – Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Như Thị Ngữ) – (XXXVI) (Duk. I,9) (It. 26) là:

“Này các Tỷ–kheo, Phạm hạnh được sống, không vì mục đích lừa dối quần chúng, không vì mục đích nịnh hót quần chúng, không vì mục đích được lợi ích, lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, nghĩ rằng: “Mong rằng quần chúng biết đến ta”. Này các Tỷ–kheo, Phạm hạnh được sống vì mục đích thắng tri, vì mục đích liễu tri.”

Những người biết lỗi, sám hối thừa nhận và tác ý không tái phạm là ngay khi đó đã tạo thiện nghiệp, đúng pháp.

Sādhu! Lành thay!

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

  • Xưng hô thế nào cho đúng, Web, FB
  • Namo: nên niệm Nam mô Phật – không nên niệm Mô Phật, Web, FB
  • Tỳ khưu đảnh lễ những ai?, Web, FB

 

Sự cung kính là một trong 10 phước nghiệp, quí đạo hữu tạo nên thì sẽ hưởng quả, ví dụ như được có cơ hội gần gũi với các bậc Thiện tri thức, được lắng nghe Diệu pháp, vun bồi tín tâm nơi Tam Bảo, và khi thân hoại mạng chung được tái sinh vào cảnh giới thiện thú, nếu tái sinh trong loài người thì có được Quyền thế lớn, Gia đình cao quí, Trí tuệ đầy đủ… v. v… (Xem Chú thích [1])

Các vị tu sĩ xuất gia chỉ là biểu tượng để giúp quí đạo hữu có cơ hội vun bồi công đức của chính bản thân quí vị, chứ các vị tu sĩ xuất gia đâu có tạo được công đức gì khi đó, trái lại nếu tiếp nhận sự cung kính, hoặc lợi dưỡng đó với sự ưng thích, tham đắm thì chắc chắn sẽ bị các pháp đó trói buộc, sai sử, hành hạ (Xem Chú thích [2]).

Và như Đức Phật đã chỉ rõ mục đích sống đời sống Phạm hạnh của vị tu sĩ xuất gia trong [3], hoặc trong Tiểu Bộ – Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Như Thị Ngữ) – (XXXVI) (Duk. I,9) (It. 26) là:

“Này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được sống, không vì mục đích lừa dối quần chúng, không vì mục đích nịnh hót quần chúng, không vì mục đích được lợi ích, lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, nghĩ rằng: “Mong rằng quần chúng biết đến ta”. Này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được sống vì mục đích thắng tri, vì mục đích liễu tri.”

Những người biết lỗi, sám hối thừa nhận và tác ý không tái phạm là ngay khi đó đã tạo thiện nghiệp, đúng pháp.

Sādhu! Lành thay!

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

[Phần ‘Ghi chú’ và ‘Các bài viết liên quan’ dưới đây là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham muốn tìm hiểu chi tiết, đầy đủ, có chứng cứ, nhưng chưa biết cách tìm kiếm trong biển kiến thức bao la, có thể tìm được nguồn Chánh kinh và tài liệu gốc trực tiếp khi cần thiết, một cách thuận tiện và nhanh chóng. Người đọc bình thường có thể bỏ qua phần chuyên sâu và mở rộng này.]

GHI CHÚ

[1] QUẢ CỦA PHƯỚC NGHIỆP CUNG KÍNH

(QUYỀN THẾ LỚN)

… Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tật đố, đối với người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, sanh tật đố, sanh tâm ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy có quyền thế nhỏ. Con đường ấy đưa đến quyền thế nhỏ, này thanh niên, tức là tật đố, ôm ấp tâm tật đố.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có tật đố, đối với những người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, không sanh tật đố, không sanh tâm, không ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời.

Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được quyền thế lớn. Con đường ấy đưa đến quyền thế lớn, này Thanh niên, tức là không tật đố, không ôm ấp tật đố.

(GIA ĐÌNH CAO QUÍ)

… Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông ngạo nghễ, kiêu mạn, không đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, không mời ngồi những người đáng mời ngồi, không nhường chỗ đi cho những người đáng được nhường chỗ đi, không tôn trọng những người đáng tôn trọng, không cung kính những người đáng cung kính, không cúng dường những người đáng cúng dường.

Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy thuộc gia đình hạ liệt.

Con đường đưa đến gia đình hạ liệt, này Thanh niên, tức là không đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, không mời ngồi những người đáng mời ngồi, không nhường chỗ đi cho những người đáng được nhường chỗ đi, không tôn trọng những người đáng tôn trọng, không cung kính những người đáng cung kính, không cúng dường những người đáng cúng dường.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không ngạo nghễ, không kiêu mạn, đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, mời ngồi những người đáng mời ngồi, nhường chỗ đi cho những người đáng được nhường chỗ đi, tôn trọng những người đáng tôn trọng, cung kính những người đáng cung kính, cúng dường những người đáng cúng dường.

Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được vào gia đình cao quí.

Con đường đưa đến gia đình cao quý, này Thanh niên, tức là không ngạo nghễ, không kiêu mạn, đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, mời ngồi những người đáng mời ngồi, nhường chỗ đi cho những người đáng được nhường chỗ đi, tôn trọng những người đáng tôn trọng, cung kính những người đáng cung kính, cúng dường những người đáng cúng dường.

(TRÍ TUỆ ĐẦY ĐỦ)

… Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đi đến Sa–môn hay Bà–la–môn, không hỏi: “Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội? Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc lâu dài?

Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy trí tuệ yếu kém.

Con đường đưa đến trí tuệ yếu kém, này Thanh niên, tức là sau khi đi đến Sa–môn hay Bà–la–môn, không hỏi: “Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội? Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc lâu dài?

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đến Sa–môn hay Bà–la–môn, có hỏi: “Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội? Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc lâu dài?

Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được đầy đủ trí tuệ.

Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ, này Thanh niên, tức là sau khi đến Sa–môn hay Bà–la–môn, có hỏi: “Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội? Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc lâu dài?”.

[2] LỢI ĐẮC – CUNG KÍNH – DANH VỌNG MANG LẠI KHỔ LỤY GÌ CHO CÁC TỲ-KHEO?

  • Lợi đắc – cung kính – danh vọng mang lại khổ lụy gì, Web, FB

Tương Ưng Bộ – Tập II – Thiên Nhân Duyên, [17] Chương VI – Tương Ưng Lợi Ðắc Cung Kính, I. Phẩm Thứ Nhất, II. Lưỡi Câu (S.ii,226)

“Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là các lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đạt vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người câu cá quăng một lưỡi câu ngắn có mồi thịt vào trong một hồ nước sâu, và một con cá có mắt thấy mồi thịt nuốt lưỡi câu ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con cá đã nuốt lưỡi câu ấy bị rơi vào bất hạnh, bị rơi vào tai họa, bị người câu cá muốn làm gì thì làm.

Người câu cá, này các Tỷ-kheo, chỉ cho ác ma, lưỡi câu, này các Tỷ-kheo, chỉ cho lợi đắc, cung kính, danh vọng.

Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, thọ hưởng, ái luyến lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã nuốt lưỡi câu của ác ma, bị rơi vào bất hạnh, bị rơi vào tai họa, bị ác ma muốn làm gì thì làm.

Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đắc vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải học tập như sau: “Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Và đối với lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú”.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.”

[3] MỤC TIÊU CUỐI CÙNG CỦA PHẠM HẠNH LÀ GÌ?


“Như vậy, này Bà-la-môn, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu Thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.”

Bài viết liên quan

  • Vận mệnh tương lai thành tựu rốt ráo hạnh phúc tối thượng bắt đầu từ đâu, Web, FB
  • Vun bồi phước nghiệp cung kính, Web, FB
  • Một số phép tắc phật tử cần biết, Web Link
  • Những điều Phật tử cần biết khi hộ độ chư tăng, Web, FB
  • Tu sĩ và tiền bạc
  • Tu sĩ và tiền bạc (phần 1/5: cư sĩ hộ tăng cần biết), Web, FB
  • Xưng hô thế nào cho đúng, Web, FB
  • Namo: nên niệm Nam mô Phật – không nên niệm Mô Phật, Web, FB
  • Tỳ khưu đảnh lễ những ai?, Web, FB
  • Tác bạch ý nguyện làm kappiya hộ tăng như thế nào, Web, FB
  • Lợi đắc – cung kính – danh vọng mang lại khổ lụy gì, Web, FB
  • Phạm hạnh được sống vì mục đích gì, Web, FB
  • Mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh là gì, Web, FB
  • Đôi lời nhắn nhủ tới những vị sắp xuất gia theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, Web, FB
  • Bổn phận hàng ngày của cư sĩ tại gia, Web, FB
  • Phận sự tu sĩ xuất gia & cư sĩ tại gia khác nhau như thế nào, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

 
Bài viết trên Facebook, 13 Tháng 7, 2020