Vì sao lại cần hành Thiền Chỉ (samatha)

Vì sao lại cần hành Thiền Chỉ (samatha)❓Thiền Chỉ có liên quan như thế nào tới Thiền Quán Minh Sát Vipassanā ❓…

––––––––––––––––––––––––––––––

– XQ: Thưa Sư dạo này Sư có được mạnh khoẻ và an tịnh ko ạ? Kính bạch Sư cho con hỏi về Pháp Hành:

⑴ Vì sao lại cần hành thiền Chỉ (samatha)?

⑵ Thiền chỉ có liên quan như thế nào tới Minh Sát Vipassana?

⑶ Có phải trạng thái Sơ thiền của thiền Chỉ là tương đương với cận Định?

⑷ Và thiền chỉ samatha có phải là tứ thiền bát định của ngoại đạo Bà la môn giáo cũng có? Hôm trước con đi nghe Pháp, Sư Pháp Tông của chùa Huyền Không nói rằng “tứ thiền bát định” là của Bà La Môn giáo.

Mong Sư giải đáp giúp con ạ.

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

Trước hết chúng ta hãy lắng nghe lời Đức Phật giảng dạy về Thiền Chỉ và Thiền Quán:

“Có hai pháp này, này các Tỷ–kheo, thuộc thành phần minh.

Thế nào là hai?

❶ Chỉ (Samatha) và ❷ Quán (Vipassanā).

❶ Chỉ được tu tập, này các Tỷ–kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tâm được tu tập.

Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận.

❷ Quán được tu tập, này các Tỷ–kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tuệ được tu tập.

Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận.

① Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ–kheo, tâm không thể giải thoát.

② Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập.

❶ Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát.

❷ Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.”

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya – Chương II – Hai Pháp – III. Phẩm Người Ngu 

🍀 Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Sīlānanda Sayadaw có giảng giải về Thiền Chỉ samatha và Thiền Quán Vipassanā như sau:

––––––––––––––––––––––––––––––

[⑴ Vì sao lại cần hành thiền Chỉ (samatha)❓]

––––––––––––––––––––––––––––––

Có hai loại thiền trong Phật giáo – thiền chỉ (Samatha) và thiền Minh sát (Vipassanā).

Thiền Minh sát (Vipassanā) là loại thiền đặc biệt của Phật giáo.

Có nghĩa là chúng ta chỉ tìm thấy thiền Minh sát (Vipassanā) trong Phật giáo.

Thiền chỉ (Samatha) được tìm thấy trong những trường phái thiền ở ngoài Phật giáo.

Theo các Chánh Sớ và các tài liệu khác, thậm chí những người mà chúng ta gọi là Diṭṭhiya (tức là những người có tà kiến) vẫn có thể thực hành thiền chỉ (Samatha) và chứng đạt các tầng thiền định (Jhāna) và thậm chí cả những loại thần thông (Abhiññā).

Do đó, thiền chỉ (Samatha) không phải là đặc thù của Phật giáo, nhưng đối với thiền Minh sát (Vipassanā) thì chúng ta chỉ tìm thấy được trong Giáo Pháp của Đức Phật.

“Tuy nhiên, trong Giáo Pháp của Đức Phật, thiền chỉ tịnh (Samatha) vẫn được dạy bởi vì sự tĩnh lặng và an định mà nó mang đến cung cấp hay tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự thực hành thiền Minh sát.” (CMA, IX, Guide to §1, p.329)

Đức Phật dạy thiền chỉ (Samatha) thật ra để được dùng làm nền tảng cho thiền Minh sát (Vipassanā).

Việc thực hành thiền chỉ (Samatha) chỉ để chứng đạt thiền chỉ (Samatha) không thôi thì không phải là mục đích giảng dạy của Đức Phật. Khi Đức Phật dạy thiền chỉ (Samatha), Ngài luôn luôn muốn các đệ tử của Ngài phải tiến đến thiền Minh sát (Vipassanā).

Các vị đệ tử có thể thực hành thiền chỉ (Samatha) và chứng đắc các tầng thiền (Jhāna), nhưng họ không nên dừng lại ở đó và chỉ thỏa mãn với sự chứng đắc các tầng thiền (Jhāna) và các loại thần thông (Abhiññā). Các vị phải lấy các tầng thiền (Jhāna) làm đề mục hành thiền và thực hành thiền Minh sát (Vipassanā) trên chúng.

Cả hai loại thiền chỉ (Samatha) và thiền Minh sát (Vipassanā) đều được dạy trong Phật giáo hay nói các cách khác, cả hai đều đã được chỉ dạy bởi Đức Phật.

Từ “Samatha” được dịch là tĩnh lặng hay an định.

Từ này có nghĩa là một cái gì đó làm cho một cái gì khác được an bình. Nó phát nguồn từ gốc từ “Sam” có nghĩa là trở nên an bình. Nó làm cho cái gì an bình? “An bình” có nghĩa là được làm tĩnh lặng xuống hay bị đè nén xuống.

Khi có những triền cái (Nīvaraṇa) trong tâm trí thì thiền chỉ (Samatha) không sanh lên. Chỉ khi nào những triền cái được áp chế hay được đè nén, thiền chỉ (Samatha) mới có thể sanh lên. Chúng ta sẽ thấy điều này sau.

Thiền chỉ (Samatha) là loại thiền làm lắng dịu hay đè nén những triền cái.

Các bạn đã biết rằng những triền cái (Nīvaraṇa) cũng là những phiền não (Kilesa). Những triền cái thì thuộc vào những phiền não (Kilesa). Thiền chỉ (Samatha) là loại thiền giúp chúng ta làm lắng dịu hay đè nén những triền cái.

Vậy những vị A–la–hán (Arahant) thực hành thiền chỉ (Samatha) thì sao? Giả sử một hành giả trước hết trở thành một vị A–la–hán (Arahant). Rồi Ngài muốn chứng đắc thiền (Jhāna) và Ngài thực hành thiền chỉ (Samatha). Trong trường hợp của Ngài, thiền chỉ (Samatha) không có nghĩa là làm lắng dịu xuống những triền cái vì một vị A–la–hán (Arahant) không còn triền cái nào nữa. Trong trường hợp của Ngài, thiền chỉ (Samatha) là loại thiền làm lắng dịu tâm trí của Ngài.

Điều đó có nghĩa là khi tâm trí phải bắt nhiều đối tượng, nó không được lắng dịu. Nó không được yên tĩnh. Để làm cho tâm trí của mình được yên tĩnh và để trải nghiệm sự an lạc của việc sống ẩn cư, các bậc A–la–hán (Arahant) có thể thực hành thiền chỉ (Samatha) và chứng đắc thiền định (Jhāna). Khi các Ngài chứng đạt thiền định (Jhāna), tâm trí của các Ngài có thể an trú trên chỉ một đối tượng trong một khoảng thời gian.

Trong suốt thời gian đó, tâm trí của các Ngài được yên tịnh và an bình.

––––––––––––––––––––––––––––––

[⑵ Thiền chỉ có liên quan như thế nào tới Minh Sát Vipassana❓]

––––––––––––––––––––––––––––––

Loại thiền thứ hai là thiền Minh sát (Vipassanā).

Thiền Minh sát (Vipassanā) là gì?

Thiền Minh sát (Vipassanā) là nhìn thấy theo nhiều cách khác nhau.

“Nhìn thấy theo nhiều cách khác nhau” có nghĩa là thấy danh và sắc hay thấy những pháp hữu vi là vô thường (Anicca), là khổ (Dukkha) và là vô ngã (Anatta).

Thiền Minh sát (Vipassanā) là tâm sở (Cetasika) trí tuệ.

Điều đó có nghĩa là thiền Minh sát (Vipassanā) đồng nghĩa với trí tuệ (Paññā). Như vậy, nó là tâm sở vô si (Cetasika Amoha).

Còn thiền chỉ (Samatha) là gì?

Nó là tâm sở nhất thống (Ekaggatā) hay định (Samādhi).

Thiền chỉ (Samatha) thì đồng nghĩa với định (Samādhi) và thiền Minh sát (Vipassanā) thì đồng nghĩa với trí tuệ (Paññā) hay tâm sở vô si (Amoha).

“Sự lý giải hay giải thích về thiền chỉ và thiền Minh sát trong chương này của tài liệu Abhidhammatthasaṅgaha là một sự tóm lược của toàn bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), …” (CMA, IX, Guide to §1, p.330) Nếu các bạn muốn hiểu một cách chi tiết hơn, các bạn phải đọc Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Tài liệu đó dày khoảng 800 trang. Trong đó có trình bày chi tiết về cả thiền chỉ (Samatha) và thiền Minh sát (Vipassanā).

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp Tập Ba – 9. Chương Chín 9.1. Các Chủ Đề Về Thiền (Tác giả: Venerable Sayādaw U Sīlānanda Người dịch: Pháp Triều)

––––––––––––––––––––––––––––––

[⑶ Có phải trạng thái Sơ thiền của thiền Chỉ là tương đương với cận Định❓]

––––––––––––––––––––––––––––––

Cận định là Tâm gần như Tâm Thiền (an chỉ định: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền) nhưng chưa vững chắc, có mặt trước khi đắc Thiền: một trạng thái gần với thiền–na gọi là “cận định” (upacārasamādhi).

🍀 Trong Thanh Tịnh Đạo có giải thích về hai loại định này:

“Cận hành định là sự nhất tâm đạt được nhờ các phương pháp: 6 tưởng niệm (Phật, Pháp, Tăng, Giới, Thí, Thiên), tử thi niệm tưởng, niệm tưởng sự bình an (Niết bàn), niệm tưởng bất tịnh của đoàn thực, phân tích tứ đại; và đó là sự nhất tâm có trước định an chỉ.

Ðịnh an chỉ là sự nhất tâm theo liền sau công việc chuẩn bị, như luận nói: chuẩn bị cho sơ thiền là một duyên, kể như vô gián duyên, cho sơ thiền”.

“Ðịnh 2 loại là định cận hành (upacàra) và định an chỉ (appanà): tâm trở nên định tỉnh theo hai cách, trên bình diện cận hành và trên bình diện an chỉ. Cận hành là do từ bỏ những triền cái và an chỉ là do sự xuất hiện những những thiền chi.

Hai loại khác nhau ở chỗ: các thiền chi (tầm, tứ, hỉ, lạc, nhất tâm) không được mạnh trong định cận hành, nên ở trong giai đoạn này, tâm khi thì lấy tướng làm đối tượng, khi thì nhập trở lại hữu phần, giống như một đứa trẻ được nâng lên, dứng trên hai chân, sẽ té xuống lại.

Còn những thiền chi ở định an chỉ thì rất mạnh và vì thế, khi định này phát sinh thì lúc hữu phần dừng lại tâm có thể tiếp tục với một dòng tốc hành tâm suốt cả đêm ngày, giống như một người khoẻ có thể đứng suốt ngày.” [Thanh Tịnh Ðạo – Buddhaghosa – Chương IV Ðịnh https://www.budsas.net/uni/u–thanhtinh–dao/ttd–04a.htm ]

🍀 Ngài Henepola Gunaratana trong “Con Đường thiền chỉ và thiền Quán có lời giải thích như sau:

Truyền thống chú giải Pāḷi nhìn nhận ba mức độ định.

Một là chuẩn bị định (parikammasamādhi) vốn được tạo ra như kết quả của những nỗ lực ban đầu của hành giả sơ cơ khi tập trung tâm ý vào đề mục thiền của mình.

Hai là cận định (upacārasamādhi), đánh dấu bằng sự diệt trừ hoàn toàn năm triền cái, sự xuất hiện của các thiền chi, và sự sanh khởi của một bản sao chói sáng trong tâm của đề mục thiền gọi là “tợ tướng” (paṭibhāganimitta).

Ba là an chỉ định (appanāsamādhi), sự an trú hoàn toàn của tâm trên đề mục của nó do sự sung mãn của các thiền chi đem lại. An chỉ định tương đương với bát định chứng – tứ thiền sắc giới và tứ thiền vô sắc.

Chính ở mức độ này, jhāna (thiền) và samādhi (định) trùng khớp nhau.

Tuy nhiên, samādhi vẫn có một phạm vi rộng hơn jhāna, bởi lẽ nó không chỉ bao gồm các bậc thiền (jhāna) mà còn gồm cả hai cấp độ định chuẩn bị dẫn đến các bậc thiền ấy nữa. Hơn nữa, samādhi cũng còn gồm luôn một loại định khác gọi là “sát na định’ (khanikasamādhi), sự ổn định của tâm linh động được tạo ra trong tiến trình tuệ – quán trên sự trôi chảy liên tục của các hiện tượng (thân – tâm).

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: https://www.budsas.net/uni/u–cdtctq/tcq–01.htm

––––––––––––––––––––––––––––––

[⑷ Và thiền chỉ samatha có phải là tứ thiền bát định của ngoại đạo Bà la môn giáo cũng có? Hôm trước con đi nghe Pháp, Sư Pháp Tông của chùa Huyền Không nói rằng “tứ thiền bát định” là của Bà La Môn giáo.]

––––––––––––––––––––––––––––––

Thiền Chỉ samatha được thực hành tu tập cả ngoại đạo (kể cả Bà la môn giáo), và cả trong Phật giáo Nguyên thủy Theravada.

Thiền Chỉ samatha đã được Đức Phật giảng dạy và khuyến khích tu tập (xem trích dẫn phần đầu bài viết này) để làm nền tảng tu tập vun bồi Tuệ giác Minh sát Tuệ dẫn đến Đạo Tuệ để diệt trừ hoàn và vĩnh viễn phiền não Tham, Sân, Si ngủ ngầm.Thiền Chỉ samatha được tu tập thực hành trong 3 lộ trình tu tập: ① Chỉ Samatha trước Quán Vipassana sau, ② hoặc Quán trước Chỉ sau,③ hoặc Chỉ Quán song tu – đây là 3 trong 4 lộ trình, còn lộ trình thứ ④ là thuần Quán, cả 4 lộ trình này đều dẫn đến Alahán Đạo, Quả Tuệ – tức giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự – Niết bàn.

Theo Thanh Tịnh Đạo, người trí không quên tận tâm theo đuổi sự tu tập định (hiệp thế), vì:

⚀ Nó thanh lọc ô nhiễm của phiền não cấu uế, ⚁ Và đem lại quả báo không thể tính lường.

Có 5 Quả Báo Lợi Lạc Của Tu Ðịnh Hiệp Thế:

[① Hiện tại lạc trú:]

Sự tu tập định đem lại hiện tại lạc thú cho những vị A–la–hán đã phá hủy các lậu hoặc khi tu định, nghĩ rằng “Ta sẽ chứng và an trú nhất tâm trọn một ngày”.

Do đó, đức Thế Tôn dạy: Nhưng này Cunda, đấy không phải cái gọi là viễn ly trong giới luật bậc Thánh, đấy gọi là Hiện tại lạc trú trong Giới luật bậc Thánh” (M. i, 40)

[② Làm nhân gần cho tuệ minh sát:]

Khi phàm phu và hữu học tu tập định, samatha nghĩ rằng: “Sau khi xuất định, chúng ta sẽ tu tập Tuệ với tâm đã định tĩnh”, sự tu tập định an chỉ (absortion concentration) đem lại cho chúng lợi ích của tuệ bằng cách làm nhân gần cho tuệ minh sát: “Này các Tỳ Kheo, hãy tu tập định, vì một Tỳ kheo định tĩnh thì biết đúng”. (S. iii,13)

[③ Chứng đắc thần thông:]

Sự tu tập định an chỉ đem lại cho hành giả lợi ích của các loại thần thông, vì nó trở thành nhân gần cho các thần thông khi có dịp.

Do đó Ðức Thế Tôn dạy: “Vị ấy đạt đến khả năng chứng ngộ, do sự chứng ngộ với thắng trí (Thắng trí là tên khác của thần thông), mà tâm vị ấy hướng đến, khi có một cơ hội” (M. ii, 96).

[④ Tái sinh cảnh giới thiện thú Thiên – Nhân:]

Sự tu tập định an chỉ cũng đem lại cho vị phàm phu chưa mất thiền định, mà muốn tái sinh vào Phạm thiên giới, những lợi lạc của một thiện thú, vì định an chỉ bảo đảm việc ấy. Vì vậy đức Thế Tôn dạy: “Chúng tái sinh ở đâu sau khi đã tu tập sơ thiền một cách giới hạn? Chúng tái sinh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Ðại Phạm” (Vbh. 424) v.v..Và ngay cả sự tu tập định cận hành cũng bảo đảm một hình thức tái sinh tốt đẹp hơn trong những thiện thú thuộc dục giới.

⑤ [Đạt đến diệt thọ tưởng]

Những bậc Thánh đã chứng đắc tám Giải thoát tu tập định với ý nghĩ: “Ta sẽ nhập diệt định, và không tâm trong bảy ngày, ta sẽ được hiện tại lạc trú, bằng cách đạt đến diệt thọ tưởng, nghĩa là niết bàn”. Và khi ấy sự tu tập định an chỉ đem lại cho những vị ấy lợi lạc của diệt. Do đó Patisambhidà nói: “Trí tuệ kể như sự làm chủ, do…mười sáu loại tri kiến (behaviour of knowledge) và chín loại định (behaviour of concentration) là trí thuộc diệt định” (Ps. i,97; Ch. XXIII đoạn 18 và kế tiếp).

Ðấy là lợi lạc của định tu tập.

[Phần 5 lợi ích của Định tu tập được Sumangala Bhikkhu Viên Phúc biên soạn từ nguồn Thanh Tịnh Đạo: https://www.budsas.net/uni/u–thanhtinh–dao/ttd–11.htm ]

🍀 Khi nghe, đọc, học hỏi Giáo pháp cần thận trọng đối chiếu với Kinh điển Tam Tạng Pali

① để tránh xa không bị nhiễm độc các lời thuyết giảng theo tư kiến phàm phu hạ liệt, sai trái so với lời Phật dạy đã được ghi lại trong Tam Tạng, và đã được các bậc Thánh tăng Alahán xem xét chi li cẩn trọng trong các kỳ kết tập Kinh Điển;

② để tránh lãng phí thời gian công sức, lầm đường lạc lối, uổng phí cơ hội làm người và cơ hội được gặp Chánh Pháp còn đang tỏa sáng trên thế gian.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho đạo hữu cùng tất cả mọi người trong gia đình luôn được khỏe mạnh, thành công, an vui, và hạnh phúc, luôn tinh tấn làm lành, lánh dữ, thanh lọc tâm, vun bồi phước thiện Bố thí – Trì giới – Tu tập Tâm và Tuệ tạo duyên lành giúp sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 7/8/2023