Xây Chùa, Tháp, Dựng Tượng Phật Có Thuộc Vào Thí Sự Không

Foto: Thiền Viện Ta Ma Nê Chô (Tharmanaykyaw), Yangon, Myanmar Do Các Thí Chủ Myanmar Cúng Dường.

🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀

Có ý kiến cho rằng: Việc xây chùa, tạo tượng Phật xuất phát từ tâm cung kính Tam bảo, hay cung kính Đức Phật. Không xuất phát từ tâm bố thí, nên việc làm này được xếp vào pháp cung kính (apacāyama), trong 10 điều thiện (puññakiriya vatthu) không kể vào bố thí.

Tuy nhiên, ý kiến trên bị bác bỏ: Sự tôn kính ân đức Tam bảo, hay ân đức Phật, thì không cần phải bỏ ra một số tài vật lớn, khi có sự xả bỏ một số tài sản lớn để xây chùa, lập tượng Phật thì thuộc về bố thí với tâm cung kính.

Nhưng:”nếu thuộc về bố thí sự (danākamma), phải chăng là thí sự không có người nhận?”.

Vì có ý kiến cho rằng: chùa, tượng Phật không phải là thí vật, là biểu tượng của ân đức Tam Bảo (chùa, tự viện) hay là biểu tượng của ân đức Phật (tượng Phật).

Những biểu tượng của các ân đức lớn này không thể trở thành thí vật, không một ai có đủ năng lực thọ nhận những biểu tượng ân đức này. Do vậy, xây chùa, xây tháp, dâng tượng Phật không phải là bố thí.

Chúng ta thấy rằng:

Bố thí sự (dānakamma) có bốn ý nghĩa:

– Trạng thái: có trạng thái là dứt bỏ (cāga lakkhaṇa).

– Phận sự: loại trừ tham luyến (đối với vật thí) (sampatti rasa).

– Thành tựu: không dính mắc (vật thí) (virāga paccupaṭṭhāna).

–Nhân cần thiết: có vật thí (dānavatthupadaṭṭhāna).

Ứng dụng tứ ý nghĩa này vào vấn đề: “xây chùa, tháp, lập tượng phật”, chúng ta thấy:

“Có trạng thái dứt bỏ”, vì người xây chùa, tháp hay tôn tạo tượng Phật, đã lìa bỏ một số tiền lớn.

Về phận sự: người cho đã loại trừ sự luyến ái với vật cúng dường, từ bỏ quyền sở hửu những tài vật ấy.

Về thành tựu: người cho không có sự dính mắc với tài sản đả bỏ ra, không dính mắc đến chùa hay tượng phật (túc là không có ý nghĩ “chùa của ta, tượng Phật của ta”).

Về nhân cần thiết: đã có tài sản cúng dường.

Tứ ý nghĩa của bố thí sự có đầy đủ, do đó, chúng ta kết luận: “xây chùa, tôn tạo tượng phật là bố thí sự”.

Nhưng ai là người thọ nhận vật thí ?

Câu trả lời là: “chư thiên hay nhân loại đến viếng chùa hoặc đang trú trong chùa là người thọ nhận tự viện.

Bất kỳ chư thiên – nhân loại nào đến lễ bái kim thân phật là người thọ nhận kim thân Phật”.

Các Giáo thọ sư có giải:

“Người thọ dụng vật thí sẽ thọ dụng theo đặc tính hay công dụng của vật thí như: vật thực dùng để ăn, y phục để mặc, trú xứ (chùa) để ở, bảo tháp – kim thân Phật để lễ bái….

Một minh họa sẽ rõ ràng hơn: một người cho đào giếng hoặc hồ nước để bố thí nước, mọi người đều có quyền đến lấy nước, đem về uống, giặt, rửa…

Người thí chủ bố thí nước, không thấy có người nhận (hồ, giếng) cụ thể, nhưng rõ ràng “vật thí đã có người nhận” và người cho không hề quan tâm đến đối tượng thọ lãnh vật. Như vậy, đào giếng hoặc hồ nước để bố thí nước là “bố thí có dứt bỏ”.

Rất hợp lý khi nói rằng: “xây chùa, tháp – tạo tượng Phật là “bố thí có dứt bỏ”, người nhận vật thí là chư thiên và nhân loại”.

Nguồn trích dẫn: Bố Thí Ba la mật – Tỳ Khưu Chánh Minh
 

Bài viết liên quan

  • Cúng Dường Là Gì, Web, FB
  • Lợi Ích Của Bố Thí Cúng Dường Là Gì?, Web, FB
  • Mọi Việc Rồi Sẽ Qua, Web, FB
  • Từ Thiện – Bố Thí – CúNg DườNg – Dāna Với Sự Hiểu Biết, Web, FB
  • Thỉnh Mời Chư Tăng Tới Cúng Dường, Trai Tăng Tại Gia Để Làm Gì? Nên Như Thế Nào?, Web, FB
  • Suy Xét Làm Phước Thiện Bố Thí, Web, FB
  • Xây Chùa, Tháp, Dựng Tượng Phật Có Thuộc Vào Thí Sự Không?, Web, FB
  • Bỏ Công Trực Tiếp Bố Thí Có Lợi Ích Gì?, Web, FB
  • Sai Khác Giữa Có Bố Thí Và Không Bố Thí?, Web, FB
  • Bố Thí Xứng Bậc Chân Nhân, Web, FB
  • Bố Thí Ba-La-Mật, Web, FB
  • Bố Thí Là Việc Dễ Làm, Song Bố Thí Để Tạo Được Phước Thiện Không Phải Là Việc Dễ, Mà Được Phước Thiện Vô Lượng Càng Khó Hơn…, Web, FB
  • Phước – Tuệ Đồng Tu, Web, FB
  • Video 2A/4: Dāna – Charity – Bố Thí Cúng Dường, Web, FB

Youtube

  • Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
  • Quả Báu Và Phân Loại Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
  • Tích Truyện Về Quả Báu Phước Nghiệp Bố Thí, Youtube

Bài viết trên Facebook, 7 Tháng 10, 2019