Yangon 3/4/2023 CHÙA VÀNG SHWEDAGON

Yangon 3/4/2023

CHÙA VÀNG SHWEDAGON – HANG MAHA PASANA GUHA – CHÙA KABA AYE – CHÙA PHẬT NẰM CHAUKHTATGYI – CHÙA NGA HTAT GYI “5 TẦNG”

––––––––––––––––––––––––––––––

3 April 2023 – Thiền sinh Việt nam Nanda Alois Trần & Khemā Vũ Thị Thắm đến từ Cộng hòa Séc sau khóa Thiền Minh sát Tứ niệm xứ tích cực 10 ngày tại Thiền viện Tharmanaykyaw Mahaganghayon Yangon Myanmar 6/3 – 26/3/2023 thăm viếng địa danh linh thiêng nhất tại Yangon Myanmar.

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 CHÙA SHWEDAGON

(Shwedagon Zedi Daw /ʃwèdəɡòun zèdìdɔ̀/), hay Chùa Vàng, ở Yangon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanma.

Tại đây có lưu giữ báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, đó là tám sợi tóc của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ngôi chùa Shwedagon có hơn 2.500 năm tuổi được mệnh danh là kiệt tác kiến trúc của thành phố Yangon, cao tới 98 mét, với bảo tháp được mạ vàng, đỉnh là 5448 viên kim cương và 3217 viên hồng ngọc, đặc biệt trên cùng là một viên kim cương 76 carat.

Chùa nằm trên đồi Singuttara, từ đây có thể quan sát được cả thành phố Yangon.

🔹 Lịch sử

Theo truyền thống Phật giáo Myanmar, Trapusa và Bahalika là 2 anh em thương gia đến buôn bán ở Balkh (nay thuộc Afghanistan), trên đường quay về họ đã được gặp Phật Thích Ca Mâu Ni. Họ đã dâng cúng đồ ăn và được Phật thu nhận làm 2 cư sĩ đệ tử đầu tiên, đồng thời ban cho 8 xá lợi tóc. Khi trở về, họ đến Myanmar và được vua Okkalapa giúp đỡ tìm ra Đồi Singuttara, gần kinh thành Pokkharavati để xây bảo tháp thờ phụng 8 sợi tóc. Nơi này về sau chính là Chùa Shwedagon.

Theo truyền thuyết và theo ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa có từ trước khi Phật qua đời, nghĩa là có cách đây 2.500 năm.

Stupa (phù đồ) từng bị hư hại suốt một thời gian dài và được Vua Binnya U của Hanthawaddy sửa lại. Ban đầu, nó cao khoảng hơn 8 mét. Đến khi vua Binnya U sửa lại, nó được nâng lên hơn 20 mét. Hoàng hậu Shinsawbu (1453–1472) cho nâng tháp cao thành 40 mét. Hoàng hậu còn cho lát gạch quả đồi và trên đỉnh đồi sân.

🔹Kiến trúc

Từ chân đồi có 4 lối leo lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp chinthe (sư tử thần) canh gác. Lối phía đông và phía nam có rất nhiều cửa hàng bán dụng cụ thờ Phật và dụng cụ tu hành. Tại các bậc thang cuối của lối lên phía Nam có chân dung vị Phật thứ hai trong kiếp Trái Đất này, tức là Phật Câu Na Hàm.

Đế tháp bằng gạch, dát bên ngoài là những tấm vàng. Trên đế tháp là sân hiên mà chỉ có các nhà sư và nam giới được phép đi vào. Tiếp theo là phần hình chuông của tháp. Trên phần hình chuông là phần mũ tháp. Trên phần mũ tháp là phần giả như các cánh sen. Trên phần giả các cánh sen là phần có hình dáng hoa chuối, rồi trên nữa là phần hình vương miện. Phần hình vương miện còn gọi là lọng (hti) được nạm 5448 viên kim cương và 2317 viên hồng ngọc. Trên cùng là cánh hình cờ và ở vị trí cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat (15 g).

Vàng giát quanh tháp là những tấm vàng dát mỏng được các thợ thủ công chế tác bằng kỹ thuật truyền thống. Các tín đồ mua các tấm vàng dâng nhà chùa để giát vào tháp. Việc dâng vàng này bắt đầu có từ thời Hoàng hậu Shin Sawbu.

🔹Thăm viếng

Chùa từ lâu trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanma. Khi vào chùa phải cởi giày dép. Thời thuộc Anh, chính quyền thực dân ra quy định rằng người Anh và quan chức chính phủ đô hộ vẫn được đi giày dép khi vào chùa. Người Myanma thường đi vòng quanh tháp theo chiều quay của kim đồng hồ. Trong chùa có 7 bồn nước tương ứng với 7 hành tinh và với 7 ngày trong tuần. Đấy là nơi những người có sinh nhật trùng vào ngày đó tới tưới nước tắm cho tượng Phật.

Nguồn: CHÙA SHWEDAGON 

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 HANG MAHA PASANA GUHA

nơi kết tập kinh điển lần thứ 6 – Vân Tuyền

Đến với xứ sở Myanmar huyền bí, đất nước bình yên với nhiều công trình Phật giáo độc đáo và hoành tráng, trong số đó phải kể đến ngôi chùa Kaba Aye, ngôi chùa Hòa bình Thế giới, cùng với hang Maha pasana Guha, đồi núi Nghệ Cố, phía Bắc Yan Goon, nơi diễn ra đại hội kết tập Tam tạng lần thứ 6 vào dịp đại lễ Phật Đản, nhằm ngày 15 tháng 04 năm Giáp Ngọ (17/05/1954). Mục đích lần kết tập này là nhằm đoàn kết Phật giáo đồ, chấn hưng Phật giáo Thượng tọa bộ, và đề cao địa vị độc lập của quốc gia Phật giáo Myanmar.

Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tại đây.

Chùa Kaba Aye hay còn được biết đến là chùa Hòa bình Thế giới. Là một ngôi chùa tương đối mới ở thành phố Yangon. Ngôi chùa liền kề trong hang động Maha Pasana Guha xây dựng những năm 1952 do đệ nhất Thủ tướng Chính phủ Myanmar U Nu (Tại vị 1948–1956) đăng cai tổ chức đại hội kết tập Tam tạng lần thứ 6. Người dân Myanmar nói chung và người dân địa phương Yangoon luôn dành sự thành kính đến nền Phật giáo Nguyên thủy, biểu hiện qua ngôi chùa Hòa bình này. Chùa Hòa bình Thế giới (Kaba Aye) đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương, đặc biệt vào mùa hành hương.

Bảo tháp chính có chiều cao 36m, chu vi 34m xung quanh, có mái vòm bằng vàng, chóp cảnh có hình dạng xòe ô. Chùa con nhỏ hơn cao tầm 2,4m.

Với nền tảng tròn xung quanh chùa chính được đính kèm theo cách thức của một hang động. Các hang động lần lượt cao 139 mét rộng 110 mét. Hang động bên trong cao 67 mét và rộng 43 mét.

Công trình kiến trúc Phật giáo này được thiết kế cực kỳ công phu, các hoa văn, họa tiết, chạm khắc bên ngoài tỉ mỉ và công phu, 5 cửa dẫn đi vào tòa bảo tháp chính đều đặt các bức tượng và có mái vòm trang trí ấn tượng theo phong cách truyền thống với biểu tượng hoa sen, búp sen và các mô típ chữ Vạn trong vữa khắc.

Trụ cột khổng lồ giữa ngôi chùa hình tròn, rỗng với nhiều màu sắc là một bức bích họa tuyệt đẹp, trung tâm với cửa ra vào là lối giữa, đường dẫn đến bức tượng Phật ngồi trung tâm. Phía xung quanh trụ cột này là những hình bằng vàng của 4 vị Phật hiền kiếp xuất hiện, trong đó có 3 vị Phật quá khứ là đức Phật Câu Lâu Tôn (Kakusandha), đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Konagamana), đức Phật Ca Diếp (Kassapa), vị Phật hiện tại là Thích Ca Mâu Ni (Gautama).

Trước đây, ngôi chùa Kaba Aye từng bị đánh bom, và từng có liên quan trong việc giam nhốt tù nhân trong thời chiến tranh, cũng chính vì vậy mà ngôi chùa Kaba Aye mang tên Hòa bình Thế giới, là lời cảnh tỉnh và nhắc nhở về sự gìn giữ và phát huy nền hòa bình ở khắp nơi theo như lời Phật dạy.

Đệ nhất Thủ tướng Chính phủ Myanmar U Nu quyết định kiến tạo ngôi chùa Hòa bình Thế giới (Kaba Aye), cùng với hang Maha pasana Guha vào năm 1952, để chuẩn bị cho đại hội kết tập Tam tạng lần thứ 6, ngài đã chủ trì và triệu tập khẩn trương trong phật sự trọng đại này kéo dài thời gian hai năm (1952–1954). Sự trùng hợp với ngày kỷ niệm Phật đản Phật lịch 2500.

Quốc gia Phật giáo Myanamr, theo truyền thống quá khứ các vương triều đều kiến tạo cơ sở tự viện Phật giáo để vinh danh họ như một di tích của chế độ họ. Ví dụ, Ne Win (một chính khách và tướng lĩnh Myanmar. Ông là nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanamr từ năm 1962 đến 1988) đã xây dựng chùa Maha Wizaya để tôn vinh ông. Dưới thời thủ tướng Ne Win, Phật giáo tại Myanmar từng được đưa vào Hiến pháp là quốc đạo, nhưng các chính quyền quân sự Myanmar tiếp theo đã xóa bỏ điều khoản này để đảm bảo công bằng về tôn giáo.

Việc xây dựng chùa và hang động là một phần của nỗ lực của Đệ nhất Thủ tướng Chính phủ Myanmar U Nu trong việc xây dựng Phật giáo như một tôn giáo chính thức của Myanmar, qua đó tạo ra một nhà nước Phật giáo.

Theo lịch sử Kết tập Tam tạng lần thứ 6, Đại hội kết tập pháp tạng lần này được tổ chức tại Myanmar, cách lần kết tập pháp tạng thứ 5 đúng 83 năm. Phật giáo Myanamr vốn được Chính phủ tán trợ, đã long trọng cử hành đại hội kết tập Tam tạng lần thứ 6 vào dịp đại lễ Phật Đản, nhằm ngày 17 tháng 5 (Visàkha Day), năm 1954. Mục đích lần kết tập này là nhằm đoàn kết Phật giáo đồ, chấn hưng Phật giáo Thượng tọa bộ, và đề cao địa vị độc lập của nước Myanmar. Địa điểm kết tập đặt tại phía Bắc Yangoon trên đồi núi Nghệ Cố; cách tổ chức rập khuôn theo lần kết tập thứ nhất tại hang Thất Diệp, nước Ấn Độ.

Lần kết tập này dùng những bản văn đã khắc trên 729 khối đá của lần kết tập thứ 5 làm căn cứ, và thu thập rộng rãi các bản văn Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Hiệp hội Pàli Thánh điển ở Luân Đôn và những bản văn Pàli tại Myanmar, rồi đem ra khảo đính một cách kỹ lưỡng. Sau khi kết tập hoàn thành, Giáo hội bèn đem in để lưu truyền.

Lần kết tập này có mời Chư tôn đức Tăng già thuộc những quốc gia Phật giáo Nam truyền tham dự. Đồng thời, Chư tôn đức Tăng già của những quốc gia Phật giáo Bắc truyền cũng được mời đến dự khán. Thời gian kết tập trải qua hơn 2 năm, đến Phật Đản 1956 (Phật lịch 2500) mới hoàn thành.

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 ĐẠI HỘI KẾT TẬP TAM TẠNG LẦN VI

tại Thạch Động ở Yangon–Myanmar năm Phật lịch 2500

a) Nguyên nhân

Ðại hội kỳ này cũng được tổ chức tại Miến Ðiện, thời gian cách đại hội kỳ V khoảng 83 năm. Phật giáo Miến Ðiện được nhà nước chiếu cố quan tâm giúp đỡ ngay từ buổi đầu khi Phật giáo đặt chân đến xứ sở này. Có lẽ do ảnh hưởng đạo đức của hai vị A La Hán trong phái đoàn thứ 8 của vua Asoka, sự truyền thừa và tổ chức tăng đoàn có nề nếp theo giới luật của Ðức Phật. Được nhà nước Miến Điện hết lòng yểm trợ, kết tập kinh điển kỳ này nhằm ba mục đích:

– Ðoàn kết Phật giáo đồ.

– Chấn hưng Phật giáo Trưởng lão bộ.

– Ðề cao địa vị độc lập của Miến Ðiện.

b) Niên đại, địa điểm, thời gian vị chủ tọa và người bảo trợ

Niên đại bắt đầu từ ngày 17.5.1954 đến ngày lễ Tam Hợp (Phật đản) năm 1956, Phật Lịch 2500, nghĩa là trong 2 năm mới hoàn tất. Nơi tổ chức kỳ kết tập là trong một thạch động vĩ đại tại thủ đô Rangoon (Yangon). Ngài Nyungan Sayadaw được đại hội suy tôn làm vị chủ tọa. Thủ tướng U Nu của chính phủ Miến Ðiện tài trợ chi phí cho cuộc kết tập kinh điển kỳ này.

c) Phương pháp kết tập

Trong kỳ kết tập này, các Ngài căn cứ theo hình thức kỳ kết tập thứ nhất tại Ấn Ðộ. Ngài Mahasi Sayadaw được đại hội bầu là vị vấn những vấn đề Tam tạng chú giải, còn Ngài Bhadanta Vicittasàra Bhivamsa sẽ đáp những câu hỏi của Ngài Mahasi. Trong lúc hỏi đáp Tam tạng chú giải như vậy thì Ngài chủ tọa và 2500 vị Tỳ kheo lắng nghe, nếu không đồng ý thì lên tiếng. Đặc biệt Ngài chủ tọa là vị làu thông Tam tạng. Ngôn ngữ sử dụng trong đại hội gồm có 3 thứ tiếng: Pàli, Miến Ðiện, và Anh ngữ.

Trong kỳ kết tập Tam tạng lần thứ sáu này, đại hội sử dụng 729 phiến đá khắc Tam tạng và 1774 phiến đá cẩm thạch khắc chú giải của kỳ kết tập thứ 5 làm căn cứ. Ðồng thời các bản kinh cổ của Tích Lan, Thái Lan, Cao Miên và Hiệp hội Thánh điển Pàli ở Luân Ðôn được đem ra nghiên cứu, so sánh và hiệu đính. Sau khi đại hội hoàn mãn, Giáo hội Tăng già Miến Ðiện cho in ra để phổ biến, tổng cộng là 45 cuốn chánh tạng và 92 cuốn chú giải. Lần kết tập này có mời đại diện tám quốc gia Phật giáo Nam truyền đến tham dự, trong đó có Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam do Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam tổ chức, vị trưởng đoàn là Hòa thượng Bửu Chơn.

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 TƯỢNG PHẬT NẰM CHAUKHTATGYI PAYA

Chaukhtatgyi Paya còn được gọi là Đức Phật mắt ngọc, đây là một tuyệt tác Phật nằm dài 65m và cao 16 mét. Thực ra, từ đầu đã có một bức tượng Phật đứng cùng một chỗ, nhưng khoảng 50 năm trước bị rơi đổ nên cuối cùng được thay thế bằng một phiên bản Phật nằm.

Nằm ở phía đông bắc của Shwedagon Đức Phật được nằm trong một nhà khung sắt có mái che lớn. Bức tượng với khuôn mặt điềm tĩnh, đôi mắt kính, một chiếc vương niệm nạm kim cương và đá quý khác được đặt trên đầu. Bàn chân được khắc 108 biểu tượng của Tam giới (Thế giới không gian, Thế giới chúng sinh, Thế giới cac pháp hành).

Khi đến với ngôi chùa Phật nằm Chaukhtatgyi nổi tiếng này, bạn có thể được nhìn ngắm bốn bảo vật của bốn vị Phật lớn. Bốn bảo vật này đó chính là cây Phật trượng của Phật Kakusandha, một mảnh áo của Phật Kassapa, và tám sợi tóc của Phật Tổ Gautama. Cuối cùng đó chính là bầu lọc nước của Phật Konagamana.

Bức tượng Phật nằm khổng lồ tay phải đỡ lấy đầu và mặc một chiếc áo cà sa vàng. Bức tượng Đức Phật này được tạc hết sức cầu kì và lộng lẫy. Bức tượng phật này có đầu hướng nhìn về phía đông và có khuôn mặt ngoảnh về phía nam. Khuôn mặt với đôi mắt to được làm từ thủy tinh Nhật nhập khẩu đặc biệt của Myanmar. Móng chân và tay của bức tượng đều được sơn màu đỏ tạo sự nổi bật. Ngay dưới chân của của Đức Phật này được trang trí bởi những biểu tượng phật giáo. Có đến 108 biểu tượng thiêng liêng. Gương mặt của bức tượng rất sinh động và có hồn, hiền hậu và bao dung. Các Phật tử khi đến đây đều thắp hương và dâng hoa bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật.

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 CHÙA NGA HTAT GYI “5 TẦNG”

https://www.renown–travel.com/

Chùa Nga Htat Gyi ở Yangon được biết đến với bức tượng Phật ngồi khổng lồ, cao 14m. Ngôi chùa nằm trong Tu viện Ashay Tawya, một ngôi chùa đối diện với chùa Chauk Htat Gyi, nơi có tượng Phật nằm dài 65 mét rất được tôn kính.

Một dãy cầu thang dẫn đến sân chùa. Một cánh cổng với mái nhà Pyatthat của Miến Điện năm tầng được trang trí rất lộng lẫy, trên đỉnh có hti được canh giữ bởi hai con sư tử thần thoại lớn màu trắng và vàng gọi là Chinthe.

Tượng Phật Nga Htat Gyi được đặt trong một gian tháp lớn khung sắt. Mái vòm vàng của nó được bao phủ bởi một hti (lọng) nhiều tầng, một ngọn tháp trang trí có hình dạng giống như một chiếc ô. Lối đi vào ngôi đền được trang trí bằng những bức tranh tường, bao gồm cả những bức tranh mô tả về Địa ngục Phật giáo, nơi những tội nhân nhận hình phạt cho tội lỗi của họ.

Ngồi trên bệ quay lưng về phía tấm bình phong bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo là hình ảnh Nga Htat Gyi rất lớn màu trắng trong trang phục Hoàng gia mặc áo choàng vàng. Bức tượng còn được gọi là “Phật 5 tầng” cao gần 14 mét. Tượng Phật Nga Htat Gyi trong thủ ấn Bhumisparsha “Gọi trái đất chứng kiến” được xây dựng vào năm 1900. Một bức tượng cao khoảng 6 mét được cho là đã có trong chùa vào thế kỷ 16

Bài viết liên quan

  • Bagan 2/4/2023 bagan – niềm tự hào của “đất nước vạn tháp”, Web Link
  • Bagan 1/4/2023 những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, Web Link
  • Bagan 1/4/2023 đảnh lễ và phát nguyện dưới chân phật, Web Link
  • Mandalay 30/3/2023 , Web Link
  • Mahagandhayon monastery 30/3/2023, Web
  • Inle lake 28/3/2023, Web Link
  • Kakku pagoda 27/3/2023, Web Link
  • Lắng nghe âm hưởng ngàn xưa qua tiếng chuông reo trên đỉnh hơn 2000 ngọn tháp tại chùa kakku tại taunggyi 16/11/2021, Web Link
  • Thăm viếng chùa phaung dă oo trên hồ inle 17/11/2021, Web Link
  • Cittasukha monastery of muninda sayadaw in citara village, pa leik township, mandalay. 20/11/2021, Web Link
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 3/4/2023