Yếu tố giác ngộ thứ nhất: chánh niệm

YẾU TỐ GIÁC NGỘ THỨ NHẤT: CHÁNH NIỆM

Chánh niệm được dịch từ tiếng Pali là Sati. Tuy nhiên phải hiểu danh từ này với nghĩa tích cực hơn. Chánh niệm phải được hiểu theo nghĩa là tâm tiến đến đối tượng và bao phủ đối tượng toàn diện, xuyên thấu vào trong đối tượng không thiếu sót một phần nào. Như vậy Sati phải được hiểu là: sức mạnh quán sát. Nhưng ở đây, để giản dị ta tiếp tục dùng chữ Chánh Niệm với nghĩa năng động của nó để dịch chữ sati.

Chúng ta sẽ có một ý niệm rõ ràng hơn khi quán sát ba khía cạnh của chánh niệm:

1) Ðặc Tính,

2) Chức Năng,

3) Biểu Hiện.

Trong vi diệu pháp đã miêu tả các khía cạnh này như sau:

1) Đặc tính: Không Hời Hợt Bề Mặt

Ðặc tính của chánh niệm là không hời hợt bề mặt, có nghĩa là chánh niệm phải xuyên suốt và thâm sâu. Nếu ném một nút chai điền điển xuống dòng nước, nút chai sẽ nhấp nhô và nổi trôi theo dòng nước. Nếu ném xuống nước một hòn đá, hòn đá sẽ chìm xuống đáy dòng. Cũng vậy, chánh niệm sẽ đưa tâm chìm sâu vào đối tượng mà không phơn phớt trên bề mặt của nó.

Khi hành thiền, bạn lấy sự chuyển động của bụng làm đề mục theo dõi. Bạn cố gắng tập trung tâm ý dán sát vào đề mục để tâm không trượt khỏi đề mục và chìm sâu vào tiến trình chuyển động của bụng. Khi tâm xuyên suốt tiến trình này, bạn sẽ hiểu được bản chất thực sự của sự căng thẳng, sức ép, chuyển động, v.v…

2) Chức năng: Giữ Ðối Tượng Trong Tầm Quán Sát của Mình

Chức năng của chánh niệm là giữ đối tượng luôn luôn ở trong tầm quán sát của mình. Không quên, cũng không để tâm trượt ra ngoài đối tượng. Khi chánh niệm có mặt thì đối tượng xuất hiện sẽ được ghi nhận không bị quên hay bỏ sót. Muốn tránh sự theo dõi hời hợt bề mặt và để cho đối tượng được quán sát một cách kỹ càng, chúng ta phải hiểu và thực hành khía cạnh thứ ba của chánh niệm, đó là yếu tố hiển bày. Khi Yếu Tố Hiển Bày được phát triển sẽ kéo theo hai yếu tố trên, đặc tính và chức năng. Sự hiển bày chính của chánh niệm là tâm trực diện với đề mục, mặt đối mặt với đề mục.

3a) Biểu hiện: Ðối Diện với Ðề Mục

Giống như bạn đang đi trên đường dài gặp một khách bộ hành đi ngược chiều về hướng bạn. Khi bạn hành thiền, tâm phải đối diện với đề mục một cách như vậy. Chỉ khi bạn đối diện trực tiếp với đề mục thì chánh niệm mới thực sự phát sinh. Người ta bảo khuôn mặt biểu lộ tánh tình. Nếu bạn tin như vậy và bạn muốn xét xem một người nào, bạn phải cẩn thận xem xét kỹ gương mặt của họ, sau đó bạn mới có thể phán đoán về họ. Nếu bạn có thể xem xét gương mặt của họ một cách cẩn thận và không bị các phần khác của cơ thể họ làm bạn phân tâm, thì bạn mới có thể xét đoán một cách chính xác.

Trong khi hành thiền, bạn cũng phải áp dụng phương pháp tương tự — nếu sắc bén hơn thì càng tốt — để theo dõi đối tượng quán sát. Chỉ khi nào bạn nhìn một cách kỹ càng tinh tế thì bạn mới có thể hiểu được bản chất thực sự của đối tuợng.

Khi nhìn khuôn mặt ai lần đầu, bạn chỉ nhìn thoáng qua, nhìn một cách tổng quát. Nếu nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy rõ những chi tiết như lông mày, mắt, môi, v.v…Cũng vậy, khi theo dõi chuyển động của bụng, lúc đầu, bạn nhìn một cách tổng quát các tiến trình của chúng. Ban đầu bạn chỉ đưa tâm đối diện với sự phồng xẹp. Về sau bạn nhìn kỹ càng hơn, và những chi tiết sẽ tự nó hiển bày mà không cần đến sự cố gắng của bạn. Bạn sẽ ghi nhận những cảm giác khác nhau sinh rồi diệt, như sự căng thẳng, áp lực, nóng lạnh, chuyển động, v.v…

Khi thiền sinh liên tục đối mặt với đề mục, sự tinh tấn của thiền sinh sẽ trổ quả. Chánh niệm sẽ trở nên tích cực hơn và gắn chặt hơn vào đối tượng quán sát, không bị bỏ sót, không lãng quên, không lơ là phớt qua. Lúc tâm chánh niệm như thế thì phiền não không thể nào xen vào được. Nếu chánh niệm được duy trì một thời gian dài, thiền sinh sẽ khám phá ra một sự trong sáng kỳ diệu của tâm, bởi vì phiền não đã vắng bóng.

3b) Biểu hiện: Bảo vệ tâm khỏi bị phiền não tấn công là khía cạnh thứ hai của sự biểu hiện chánh niệm

Khi chánh niệm kiên trì và liên tục tích cực thì trí tuệ sẽ phát sinh, và thiền sinh sẽ thấy rõ bản chất của thân và tâm. Không những thiền sinh thấy được sự sinh diệt của cảm giác mà còn thấy rõ những đặc tính riêng biệt của vô vàn hiện tượng danh sắc diễn ra bên trong.

Thấy Tứ Diệu Ðế

1. Thiền sinh có thể thấy trực tiếp là các hiện tượng danh và sắc, hay thân và tâm, đều đau khổ. Ðó là thiền sinh đã thấy được chân lý thứ nhất.

Khi thấy rõ chân lý thứ nhất thì sẽ thấy rõ ba chân lý sau. Ðiều này được ghi rõ trong kinh điển và chúng ta có thể kiểm chứng qua kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta.

2. Bởi vì có chánh niệm vào lúc các hiện tượng danh sắc xảy ra nên trong lúc ấy không có tham ái. Khi tham ái vắng mặt thì chân lý thứ hai sẽ hiển bày. Tham ái là gốc của đau khổ. Khi tham ái vắng bóng thì gốc của đau khổ sẽ tan biến.

3. Chân lý thứ ba là sự chấm dứt đau khổ sẽ được thấy rõ khi si mê và các phiền não khác đều dừng nghỉ và biến mất. Khi chánh niệm hay trí tuệ có mặt, thiền sinh sẽ thấy tất cả sự vật đều xảy ra tạm thời, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác.

4. Thấy chân lý thứ tư liên quan đến sự phát triển bát chánh đạo. Sự phát triển này xảy ra cùng một lúc ở mỗi thời điểm chánh niệm. (Xem tiếp chương Chiếc Xe Ðưa Ðến Niết Bàn).

Bởi vậy, trong một phương diện nào đó, chúng ta có thể nói rằng Tứ Diệu Ðế được thấy rõ khi chánh niệm và trí tuệ có mặt. Ðiều này đưa chúng ta trở về với hai định nghĩa trên của bảy pháp trợ bồ đề. Chánh niệm là một phần của tâm chứa đựng trí tuệ quán thấu chân tướng của sự vật. Nó là một phần của trí tuệ giác ngộ. Nó có mặt trong tâm của người hiểu rõ Tứ Diệu Ðế . Thế nên nó được gọi là yếu tố của giác ngộ, một giác chi.

Chánh Niệm Là Nguyên Nhân của Chánh Niệm.

Nguyên nhân đầu tiên của chánh niệm không gì khác hơn là sự chánh niệm.

Có hai loại chánh niệm: Chánh niệm của người mới hành thiền thì yếu, và chánh niệm của người có nhiều kinh nghiệm hành thiền thì mạnh mẽ hơn. Chính sự chánh niệm mạnh mẽ này giúp đạo quả phát sinh. Thật vậy, phát triển chánh niệm là tạo nên một cái trớn, giây phút chánh niệm đầu tiên tạo nên giây phút chánh niệm tiếp theo.

Bốn Yếu Tố Ðể Phát Triển Chánh Niệm

Chú giải đề cập đến bốn yếu tố giúp cho chánh niệm phát triển và trở nên mạnh mẽ cho đến khi nó xứng đáng được mang danh hiệu là trợ bồ đề.

1) Chánh Niệm và Giác Tỉnh

Chữ giác tỉnh ở đây có nghĩa là chính xác, trọn vẹn, dùng mọi năng lực của tâm để quán sát. Bạn phải áp dụng chánh niệm và giác tỉnh (ghi nhớ và biết mình) trong khi theo dõi ghi nhận đề mục chính là sự chuyển động của bụng và các đề mục khác như đau nhức, nghe, suy nghĩ v.v… Trong khi đi, đứng hay làm các tác động khác như co duỗi tay, ngẩng đầu, cúi đầu, quay trước, quay sau…bạn cũng phải áp dụng chánh niệm và giác tỉnh.

2) Tránh Người Không Chánh Niệm

Nếu bạn để hết tâm vào việc thực hành chánh niệm, nhưng có người không chánh niệm đến nói chuyện quấy rầy bạn. Thử nghĩ xem, sự chánh niệm của bạn sẽ bị tan biến mau lẹ đến chừng nào.

3) Thân Cận Người Chánh Niệm

Người chánh niệm sẽ giúp bạn có sự khích lệ lớn lao. Thân cận với họ, trong một hoàn cảnh có thể giữ được chánh niệm, sẽ giúp bạn phát triển và đào sâu chánh niệm.

4) Hướng Tâm Vào Sự Chánh Niệm

Hướng tâm vào sự chánh niệm có nghĩa là đặt chánh niệm lên hàng đầu, ưu tiên cho chánh niệm, luôn luôn nhắc nhở tâm trở về với chánh niệm trong mọi lúc. Ðiều này rất quan trọng, tạo nên thói quen không lơ là đãng trí hay quên. Bạn nên cố gắng chánh niệm càng nhiều càng tốt. Tránh mọi hoạt động không đưa đến chánh niệm sâu xa.

Là một thiền sinh, bạn chỉ có một việc để làm, đó là luôn luôn chánh niệm về những gì đang xảy ra trong hiện tại. Trong một khoá thiền tích cực, bạn phải xếp qua một bên mọi tương quan với xã hội bên ngoài. Không viết hay đọc, ngay cả đọc kinh điển. Lúc ăn nên thận trọng không rơi vào những thói quen thất niệm trước đây. Hãy xét xem thử thời gian, địa điểm và số lượng thực phẩm bạn ăn có thích nghi cho việc chánh niệm không. Nếu không thì hãy điều chỉnh.

Ghi chú

7 Yếu Tố Giác Ngộ:

⑴ niệm – sati,

⑵ trạch pháp – dhamma vicaya,

⑶ tinh tấn – viriya,

⑷ hỷ – piti,

⑸ thư thái – passaddhi,

⑹ định – samadhi,

⑺ xả – upekkha.

Trích: “Ngay Trong Kiếp Sống Này”, Thiền sư U Pandita, Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch

HỎI & ĐÁP:

– Sukha Parami: 🙏 Namo Buddhassa! Kính đãnh lễ Sư! Nhân đọc bài này🙏 xin Sư giảng giúp con! Khi ghi nhận đề mục phồng xẹp, tâm hay biết cái đối tượng âm thanh, mùi, xúc chạm,…rồi lại quay về đề mục chính. Việc ghi nhận các đối tượng phụ nhiều lần như vậy trong lúc thiền tọa🙏 thưa Sư có phải hành giả định tâm trên đề mục chính còn yếu? Và có nên lờ đi đối tượng phụ để chuyên chú hơn vào đề mục chính không thưa Sư? 🙏

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Để vun bồi Định trong khi hành thiền Minh Sát Vipassana cần tập trung vào đề mục chính: đề mục chính là đề mục cần dồn toàn tâm toàn ý tinh tấn bám sát càng liên tục càng tốt – trong trường hợp thực hành thiền tọa theo hướng dẫn của Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi thì đề mục chính là sự sinh diệt của các hiện tượng căng, cứng (của yếu tố Đất), hay nóng, lạnh (của yếu tố Lửa), hay chuyển động nhanh chậm (của yếu tố Gió) trong tiến trình Phồng, Xẹp của bụng khi có hơi thở vô, hơi thở ra. Khi các đề mục phụ như âm thanh, suy nghĩ, khó chịu, đau nhức … v.v… chưa đủ mạnh cản trở việc ghi nhận đề mục chính thì có thể lờ nó đi. Chỉ khi nào các đề mục phụ mạnh đủ để cản trở việc ghi nhận đề mục chính thì mới quay sang ghi nhận quán sát chúng cho đến khi chúng dịu đi thì lại quay trở lại ghi nhận quán sát đề mục chính.

– Sukha Parami: Namo Budhassa! Kính lễ Sư! Khi đang theo dõi sự chuyển động, đột nhiên sự cứng nặng tăng mạnh ghi nhận rồi trở về với đề mục chuyển động, cũng có khi trong lúc theo dõi sự chuyển động, tâm ghi nhận sự nóng, cứng, nặng… không bám chặt vào đề mục chuyển động liên tục. Vậy hành giả có nên lờ đi các yếu tố nóng, lạnh, cứng, mềm nếu các đối tượng đó không quá mạnh và cố gắng giữ tâm trên đề mục chuyển động không thưa Sư 🙏

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Nếu có thể lờ đi được các yếu tố khác, chỉ bám sát vào sinh diệt của một yếu tố nhất định thì Định sẽ sớm được vun bồi, và đồng thời với Định đó là Tuệ minh sát tức cái thấy như thật về bản chất của sắc pháp (hoặc danh pháp trong các tùy niệm về tâm).

Lưu ý là trong thiền minh sát hành giả cần ghi nhận sự sinh diệt của hiện tượng trong đề mục, trong trường hợp này đó là các sinh diệt của các chuyển động nhỏ bé trong tiến trình chuyển động phồng, trong tiến trình chuyển động xẹp.

Và trong thiền minh sát hành giả không tìm kiếm, mong chờ sự dễ chịu, an lạc của thọ lạc mà cần đối diện, ghi nhận mọi cảm thọ khi chúng xuất hiện rõ ràng để thấy như thật bản chất của chúng cũng như bản chất của tất cả các pháp hữu vi trong Tam giới là sinh, diệt tức vô thường, vô thường là khổ, vô thường và khổ là vô ngã.

– Sukha Parami: 🙏 Sadhu! 🙏 Sadhu! 🙏 Lành thay! Con nhận được thật nhiều lợi lạc từ lời dạy của Sư! (…không tìm kiếm, mong chờ sự dễ chịu, an lạc của thọ lạc…) Kính tri ân Sư! 🙏 Anumodana! 

Bài viết liên quan

  • 7 yếu tố cần thiết đưa đến giác ngộ là gì, Web, FB
  • Nhân để sinh giác ngộ có mấy pháp, Web, FB
  • Thất giác chi – 7 yếu tố giác ngộ, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ nhất: chánh niệm, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ hai: trạch pháp, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: dũng cảm tinh tấn, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ tư: hỷ, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ năm: thư thái giác chi, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ sáu: ðịnh, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ bảy: xả, Web, FB
  • Sự chứng đắc rốt ráo là gì, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB