Covid 19 – phong tỏa tại gia: chúng ta có thể làm những gì góp phần diệt trừ dịch bệnh tự bảo vệ mình, bảo vệ người khác?
Video thiền hành: video
COVID 19 – PHONG TỎA TẠI GIA: CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM NHỮNG GÌ GÓP PHẦN DIỆT TRỪ DỊCH BỆNH TỰ BẢO VỆ MÌNH, BẢO VỆ NGƯỜI KHÁC?
Trong giai đoạn lây nhiễm dịch bệnh covid 19 bùng phát dữ dội, ở yên tại gia là để tự bảo vệ mình và bảo vệ mọi người. Ngoài việc tuân thủ nghiêm mật những qui định phòng tránh của các cấp có thẩm quyền, thực hiện những công việc thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày, chúng ta còn có thể tranh thủ thời gian quí hiếm này để tự học, nghiên cứu những vấn đề cực kỳ quan trọng, cực kỳ cần thiết mà lâu nay chưa thể có thời gian dành cho nó, ví dụ như tìm học những phương pháp rèn luyện, phát triển, thăng hoa tâm linh, tìm hiểu ý nghĩa cuộc đời thông qua học hỏi “Đức Phật đã dạy những gì?”
[1], “Lý Nhân Quả”
[2] hay “Nghiệp và Quả của Nghiệp”
[3] được thể hiện qua thân khẩu ý hàng ngày thế nào?, hay Phước Thiện là gì?
[4], Bố Thí
[5], Cúng dường, Từ Thiện, Hành Giới
[6] thế nào mang lại phước báu công đức cho kiếp sống này và mai sau, hay “Đức Phật và Phật Pháp”
[7] có ảnh hưởng thay đổi vận mệnh của chư thiên và nhân loại ra sao?, hay “Nền tảng Phật giáo” là gì?
[8] có gì khác biệt so với những tôn giáo khác không?, hay để đến với Phật giáo có cần Quy y
[9] Tam Bảo [10] hay không?, hay chuyên sâu hơn nữa là “Tứ Thánh Đế” [11] là gì? “Bát Thánh Đạo” [12] là gì?, “Thiền Chỉ Thiền Quán” [13], Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassanā Satipaṭṭhānā [14] là gì trong Phật giáo?, chúng mang lại những lợi ích thiết thực gì trong đời sống hàng ngày? chúng giúp chúng ta vượt qua các thách thức khó khăn trong những hoàn cảnh bệnh tật thân xác, khổ đau tinh thần ra sao? … v.v…
Việc học tập, nghiên cứu có tính chất lý thuyết như vậy là hết sức cần thiết để có được hiểu biết đúng đắn dẫn đến việc thực hành đúng đắn mang lại lợi lạc thiết thực. Và một trong những pháp thực hành có ích lợi giải tỏa tâm lý bức xúc tiêu cực, tăng cường sức khỏe ngay lập tức cho chúng ta trong những ngày bị phong tỏa tại gia này là pháp “đi bộ tại gia” tức “kinh hành” như hướng dẫn dưới đây.
Rất dễ ai cũng có thể thực hành: Hãy chọn một khoảng trống khoảng 4m – 5m (rộng hơn nữa thì càng tốt) trong nhà, ngoài hành lang, trên sân thượng hoặc quanh vườn nhà (nếu có). Rồi trong khoảng thời gian 30′ – 45′ – 60′ (tùy hoàn cảnh cụ thể, sức khỏe của mỗi người) hãy đi chậm thôi, hai tay chắp trước bụng hoặc sau lưng, mắt nhìn xuống dưới phía trước, đi thật chậm, khi đi không nghĩ ngợi gì, chỉ chú tâm niệm thầm trong đầu “phải” khi bước chân phải, niệm “trái”khi bước chân trái.
Giữ được tâm bám sát vào chuyển động mỗi bước chân càng lâu càng tốt. Khi có suy nghĩ thì dừng lại quán sát xem trong đầu đang nghĩ đến chuyện gì: chuyện gì thì cũng mặc nó không cần để ý đến nội dung suy nghĩ, chỉ cần biết rõ là nó (suy nghĩ) đang có mặt, nó đang thay đổi từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác và nó kết thúc để suy nghĩ khác lại có thể khởi lên hoặc tạm dừng lại. Khi suy nghĩ tạm dừng thì lại quay lại với niệm thầm và quan sát sự chuyển động của bước chân. Hãy kiên nhẫn khi bị những phóng tâm hoặc phiền não như vậy quấy nhiễu, hãy chờ chúng đi qua rồi lại chậm rã bước tiếp.
Chỉ có bấy nhiêu: bước đi và xem bước đi – go and see. Rất dễ ai cũng có thể làm được, và lợi ích thì vô kể.
Tuy là đơn giản như vậy, nhưng thực ra chúng ta đang thực hành Thiền Hành: tức là đang vun bồi sự tập trung (định lực), vun bồi sự kiên nhẫn, tránh được suy nghĩ tiêu cực nên bớt được phiền não, có lợi cho sức khỏe phòng kháng bệnh dịch và có thể góp phần chữa trị các bệnh mãn tính khác nếu có, có lợi cho hệ tiêu hóa, dễ ngủ và ngủ sâu … v.v…: đây là những lợi ích trước mắt của pháp kinh hành – “đi bộ tại gia” – mà trong truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada được gọi là Thiền hành – Walking meditation.
Sau này, khi đã quen thuộc và thành thục, hãy nâng cao khả năng quan sát sắc bén của tâm bằng cách thay việc “niệm & quan sát 1 nhịp”: “phải” & “trái” bằng “niệm & quan sát 2 nhịp”: “① nhấc (bước chân)” >> ② “chạm (chân xuống nền nhà)”; và tiếp sau đó là “niệm & quan sát 3 nhịp”: ① “nhấc” >> ② “bước” >> ③ “chạm”.
Hãy làm việc này trở thành thói quen tập thể dục cho thân và tâm hàng ngày.
Hy vọng bài tập thiền hành này giúp ích ngay lập tức cho mọi người.
Mong cho dịch bệnh chóng được tiêu trừ, mọi người sớm được an ổn, an lành, an vui trong cuộc sống.
Thực ra lợi ích rốt ráo của Thiền hành thì không thể nghĩ bàn vì nếu kiên nhẫn thực hành đúng đắn thì đây sẽ là duyên lành dẫn đến giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho tất cả mọi người luôn được khỏe mạnh, thành công, an vui, và hạnh phúc, luôn tinh tấn làm lành, lánh dữ, thanh lọc tâm, vun bồi phước thiện Bố thí – Trì giới – Tu tập Tâm và Tuệ tạo duyên lành giúp sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
PS: Copy, chia sẻ về fb của mình và thực hành theo hướng dẫn bài viết này là hành động thiết thực để tự giúp mình và giúp thân nhân, quyến thuộc, bạn hữu, đồng bào vượt qua đại dịch covid 19 này cũng như mọi khổ đau phiền não khác ngay trong kiếp sống này:
Sādhu! Lành thay!
Bài Viết Liên Quan
- Covid 19 – Phong Tỏa Tại Gia: Chúng Ta Có Thể Làm Những Gì?, Web, FB
- Lưu Ý Khi Thực Tập Thiền Hành, Web Link
- Thiền Hành, Youtube
- Tài Liệu Tham Khảo Nâng Cao, Đọc Sau Này Khi Đã Quen Thuộc Bài Tập Bên Trên:
- Lợi Ích Của Thiền Hành , Web Link
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, FB, Youtube
- Đức Phật Đã Dạy Những Gì?, Web Link
- Lý Nhân Quả, Web Link
- Nghiệp Và Quả Của Nghiệp, Web, FB
- Phước Thiện, Web, FB
- Tìm Hiểu Phước Bố Thí, Web Link
- Hành Giới, Web Link
- Đức Phật Và Phật Pháp, Web Link
- Nền Tảng Phật Giáo, Web Link
- Quy Y, Web Link
- Tam Bảo, Web Link
- Tứ Thánh Đế.
- Dukkha Là Gì? Phải Chăng “Đời Là Bể Khổ?”(Tứ Thánh Đế – Bài 1/4), Web, FB
- Dukkha Samudaya: Chân Lý Về Nguyên Nhân Của Khổ Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 2/4), Web, FB
- Dukkha Nirodha – Khổ Đoạn Diệt: Chân Lý Về Sự Chấm Dứt Khổ – Niết Bàn Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 3/4), Web, FB
- Magga – Con Đường: Chân Lý Thứ Tư – Đạo Đế: Con Đường Chấm Dứt Khổ Là Gì?(Tứ Thánh Đế – Bài 4/4), Web, FB
- Bát Thánh Đạo, Web, FB
- Con Đường Thiền Chỉ Thiền Quán, Web Link
- Thiền Sư Mahasi – Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassanā Satipaṭṭhānā, Web, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
- Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB
Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
- Youtube, Archive
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
- Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
- Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB