Bát Thánh Đạo

[lwptoc]

BÁT THÁNH ĐẠO

Bát Thánh Đạo có trong Tứ Thánh Đế

(Trong Tứ Thánh Đế có Khổ diệt đạo thánh đế là Bát Thánh Đạo) <–> Tứ Thánh Đế có trong Bát Thánh Đạo (Trong Bát Thánh Đạo có Chánh Tri Kiến là có tri kiến về Tứ Thánh Đế)

Bát Thánh Đạo = Con Đường Cổ Xưa = Cỗ xe Pháp (Pháp Thừa) tối thượng = Con Đường Thanh Tịnh Độc Nhất = Trung Đạo = Khổ diệt đạo Thánh đế = Con Đường Dẫn Đến Bất Tử = Con Đường Dẫn Đến Niết Bàn = Tam Học Giới – Định – Tuệ.

⚀ Bát Thánh Đạo là “con đường cũ xa xưa” đã được Đức Phật Gotama tìm thấy lại:

“Ta đã thấy một con đường cũ, một đạo lộ cũ do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua.

Và này các Tỷ–kheo, thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Ðây chính là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến… chánh định.”

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng nhân duyên, XII-65

⚁ Bát Thánh Đạo là “đồng nghĩa với cỗ xe tối thượng, là cỗ xe Pháp (Dhammayana – Pháp Thừa), là sự chiến thắng vô thượng trong mọi chiến trận nhiếp phục tham, sân, si.”

– Tương Ưng, 45.4

⚂ Bát Thánh Đạo là “con đường thanh–tịnh độc nhất (ekayāno maggo visuddhiyā)” đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn: đoạn tận tham sân si không còn dư sót, hoàn toàn và vĩnh viễn thoát khỏi mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi, xuất ly tam giới:

“Nầy Subhadda, nếu pháp và luật nào mà không hàm chứa Bát Chi Thánh Đạo thì pháp và luật đó không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu–đà–hoàn), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư–đà–hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A–na–hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A–la–hán).

Nầy Subhadda, nếu pháp và luật nào có hàm chứa Bát Chi Thánh Đạo thì pháp và luật đó sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu–đà–hoàn), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư–đà–hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A–na–hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A–la–hán).

Nầy Subhadda, pháp và luật của Ta có hàm chứa Bát Chi Thánh Đạo nên pháp và luật đó đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu–đà–hoàn), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư–đà–hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A–na–hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A–la–hán). Các hệ thống pháp và luật khác đều không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thánh, đắc tuệ giải thoát. Nầy Subhadda, khi nào các vị sa môn tu tập một cách đúng đắn thì thế giới nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A–la–hán.”

(Đại kinh Bát–Niết–Bàn – Trường Bộ Kinh, 16)

⚃ Bát Thánh Đạo là Trung Đạo (majjhima magga), con đường lìa bỏ hai cực đoan là lợi–dưỡng (ham thích hưởng–thụ trần–dục) và khổ–hạnh (những pháp làm hành hạ thân xác).

– Kinh chuyển pháp luân.

⚄ Bát Thánh Đạo là Khổ Diệt Đạo Thánh Đế: Chân Lý về Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ, chấm dứt sinh tử luân hồi.

“Nầy các vị tỳ kheo, đây là Diệu Đế về Con Đường Diệt Khổ, đó chính là Con Đường Tám Chánh.”

– Kinh chuyển pháp luân.

“Vì không thông hiểu Sự Thật về Khổ (Khổ Đế) mà chúng ta luân hồi, không thông hiểu Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ (Tập Đế), không thông hiểu về Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ (Diệt Đế), không thông hiểu Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ (Đạo Đế), mà chúng ta đã phải luân hồi trong vòng sinh tử. Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt Sự Thật về Khổ, Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ, Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ, Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ, lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn phải tái sinh nữa.”

– Đại Kinh Bát Niết Bàn (Trường Bộ, 16)

Bát Thánh Đạo là con đường dẫn đến Bất tử, đưa đến Niết Bàn:

“Ðoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, này Tỷ–kheo, được gọi là bất tử. Con đường Thánh đạo Tám ngành này là con đường đưa đến bất tử, tức là chánh tri kiến… chánh định.”

“Có tám pháp này, này Nandiya, đưa đến Niết–bàn, hướng đến đích Niết–bàn, đưa đến cứu cánh Niết–bàn. Tức là chánh tri kiến… chánh định.”

budsas.net

⚅ Bát Thánh Đạo là Tam học Giới Định Tuệ. Ðó là bát chi Thánh đạo. Đạo Đế, Bát Thánh Đạo hay Bát Chánh Đạo đều là một, không có khác nhau về nội dung: Trong Bát Thánh Đạo (Ariya aṭṭhaṅgika magga – The Noble Eightfold Path) có tám chi phần đều bắt đầu bởi chữ Chánh – Sammā – nên ở Việt Nam còn gọi Bát Thánh Đạo là Bát Chánh Đạo.

Bát Thánh Đạo được gọi như vậy vì

⑴ do Bậc Thánh Alahán (Đức Phật) tự chứng ngộ và chỉ dạy, và

⑵ những ai chân chính tu tập viên mãn đạo lộ cũng sẽ trở thành bậc Thánh Alahán, bậc Thánh Ứng Cúng đoạn tận lậu hoặc, không còn tái sinh trở lại.

Bát Thánh Đạo bao gồm ba nhóm ⑴ Tuệ, ⑵ Giới, và ⑶ Định:

[TUỆ – PANNA]

❶ Chánh tri kiến sammā–ditthi

❷ Chánh tư duy sammā–sankappa

[GIỚI – SILA]

❸ Chánh ngữ sammā–vācā

❹ Chánh nghiệp sammā–kammanta

❺ Chánh mạng sammā–ājīva

[ĐỊNH – SAMADHI]

❻ Chánh tinh tấn sammā–vāyāma

❼ Chánh niệm sammā–sati

❽ Chánh định sammā–samādhi

 

❶ Chánh tri kiến

⚀ Tri kiến về Khổ

[“Khổ với nghĩa bức bách, hữu vi, bốc cháy, biến đổi, đó là bốn nghĩa của thánh đế về khổ, chân thật, không hư ngụy, không thể khác.” – (Thanh tịnh đạo – Ps. ii, 104)]

“Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

Thế nào là sanh?

Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn.

Thế nào là già?

Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới hạn, sự niên lão, sự hủy hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại.

Thế nào là chết?

Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi.

Thế nào gọi là sầu?

Với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu, sự sầu lo, sự sầu muộn, nội sầu, mọi khổ sầu của người ấy.

Thế nào là bi?

Với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác ; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy.

Thế nào là khổ?

Sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ.

Thế nào là ưu?

Sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ.

Thế nào là não?

Với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy.

Thế nào là cầu bất đắc khổ?

Chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: “Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh”. Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ!

Chúng sanh bị già chi phối… chúng sanh bị bệnh chi phối… chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: “Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não”. Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.

Thế nào là tóm lại, Năm Thủ uẩn là khổ? Như Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn. Như vậy tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.”

⚁ Tri kiến về Khổ tập

[“Nguồn gốc hay tập khởi của khổ với ý nghĩa tích tập, căn nguyên, trói buộc, chướng ngại. Ðấy là những nghĩa của Tập Khởi, chắc thật, không hư ngụy, không thể khác.” (Thanh tịnh đạo –Ps. ii, 104)]

“Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đâu, khi an trú thì an trú ở đâu?

Ở đời, sắc gì thân ái, sắc gì khả ái?

[6 CĂN]

⚀ Ở đời con mắt [⚁ cái tai ⚂ mũi ⚃ lưỡi ⚄ thân ⚅ ý] là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

[6 TRẦN]

⚀ Ở đời các sắc [⚁ các tiếng ⚂ các hương ⚃ các vị ⚄ các cảm xúc ⚅ các pháp] là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

[6 THỨC]

⚀ Ở đời nhãn thức [⚁ nhĩ thức ⚂ tỷ thức ⚃ thiệt thức ⚄ thân thức ⚅ ý thức] là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

[6 XÚC]

⚀ Ở đời nhãn xúc [⚁ nhĩ xúc ⚂ tỷ xúc ⚃ thiệt xúc ⚄ thân xúc ⚅ ý xúc] là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

[6 THỌ]

⚀ Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ [⚁ nhĩ xúc sở sanh thọ ⚂ tỷ xúc sở sanh thọ ⚃ thiệt xúc sở thanh thọ ⚄ thân xúc sở sanh thọ ⚅ ý xúc sở sanh thọ] là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

[6 TƯỞNG]

⚀ Ở đời sắc tưởng [⚁ thanh tưởng ⚂ hương tưởng ⚃ vị tưởng ⚄ xúc tưởng ⚅ pháp tưởng] là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

[6 TƯ]

⚀ Ở đời sắc tư [⚁ thanh tư ⚂ hương tư ⚃ vị tư ⚄ xúc tư ⚅ pháp tư] là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

[6 ÁI]

⚀ Ở đời sắc ái [ ⚁ thanh ái ⚂ hương ái ⚃ vị ái ⚄ xúc ái ⚅ pháp ái] là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đây.

[6 TẦM]

⚀ Ở đời sắc tầm [ ⚁ thanh tầm ⚂ hương tầm ⚃ vị tầm ⚄ xúc tầm ⚅ pháp tầm] là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

[6 TỨ]

⚀ Ở đời sắc tứ [⚁ thanh tứ ⚂ hương tứ ⚃ vị tứ ⚄ xúc tứ ⚅ pháp tứ] là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.”

⚂ Tri kiến về Khổ diệt

[Tri kiến về Chấm Dứt Khổ – “Diệt với nghĩa thoát ly, tách rời, vô vi, bất tử. Ðấy là những nghĩa của Diệt trong Khổ diệt đế, chắc thật, không hư ngụy, không thể khác.” (Thanh tịnh đạo – Ps. ii, 104)]

“Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy).

Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đâu, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đâu?

Ở đời các sắc gì thân, các sắc gì ái, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc gì thân ái, sắc gì khả ái?

Ở đời [6 CĂN, 6 TRẦN, 6 THỨC, 6 XÚC, 6 THỌ, 6 TƯỞNG, 6 TƯ, 6 ÁI, 6 TẦM, 6 TỨ] là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.”

⚃ Tri kiến về Khổ diệt đạo

[Tri kiến về Con Đường Chấm Dứt Khổ – “Ðạo với nghĩa lối ra, nguyên nhân, thấy, ưu thắng. Ðấy là những nghĩa của đạo trong thánh đế về đạo, chắc thật, không hư ngụy, không thể khác.” (Thanh tịnh đạo –Ps. ii, 104)]

“Ðó là bát chi Thánh đạo, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Như vậy gọi là Chánh tri kiến.”

❷ Chánh tư duy

“⚀ Tư duy về ly dục, ⚁ tư duy về vô sân, ⚂ tư duy về bất hại.

Như vậy gọi là Chánh tư duy.”

[“… dục tầm, sân tầm, hại tầm, các tầm ấy, này các tỷ kheo, không liên hệ đến mục đích, chúng không phải là căn bản của phạm hạnh, chúng không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng tri, giác ngộ Níp Bàn.”

“… ly dục, vô sân, vô hại, các tầm ấy đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng tri, giác ngộ Níp Bàn.”

– S.v, 417]

❸ Chánh ngữ

“⚀ Tự chế không nói láo, ⚁ tự chế không nói hai lưỡi, ⚂ tự chế không ác khẩu, ⚃ tự chế không nói lời phù phiếm.

Như vậy gọi là Chánh ngữ.”

❹ Chánh nghiệp

“⚀ Tự chế không sát sanh, ⚁ tự chế không trộm cướp, ⚂ tự chế không tà dâm.

Như vậy gọi là Chánh nghiệp.”

❺ Chánh mạng

“Ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng.

Như vậy gọi là Chánh mạng.”

[Sự nuôi mạng chân chánh, gọi là tinh tấn thu thúc giới.

⚀ Đối với người cư sĩ thì không vì nuôi mạng mà phạm ngũ giới, xa lìa 5 nghề nuôi mạng bất chánh là:

1– Satthavaṇijj: Buôn bán khí giới (như cung tên, gươm, đao…) dùng để sát hại sinh vật khác.

2– Sattavaṇijjā: Buôn bán người hoặc thú.

3– Maṃsavaṇijjā: Buôn bán thịt.

4– Majjavaṇijjā: Buôn bán rượu.

5– Visavaṇijjā: Buôn bán thuốc độc.

⚁ Đối với bậc xuất gia thì không vì nuôi mạng mà phạm Tứ Thanh tịnh giới, xa lánh 5 ác pháp và 21 điều tà mạng là:

1’– Kuhanā: Giả trá (làm bộ cao thượng).

2’– Lapanā: Nói hư ngụy.

3’– Nemittikatā: giả dạng (do thân và khẩu).

4– Nippesikatā: Nói hăm dọa.

5’– Lābhena lābhaṃ nijjigiṃsanata: lấy lợi câu lợi.

Đồng thời tránh xa 21 điều tà mạng:

⑴ Cho tre ⑵ Cho lá cây ⑶ Cho bông hoa ⑷ Cho trái cây ⑸ Cho cây xỉa răng ⑹ Cho nước rửa mặt ⑺ Cho vật để tắm ⑻ Cho vật thoa dồi ⑼ Cho đất (của Tăng) ⑽ Tôn kính kẻ có thế lực ⑾ Thật ít, dối nhiều ⑿ Giữ giùm con cho người ⒀ Làm tay sai cho người ⒁ Làm thầy thuốc cho người ⒂ Làm kẻ đem tin cho người ⒃ Chịu cho người sai khiến ⒄ Đem cơm cho người rồi đi khất thực sau mà ăn ⒅ Cho đi, cho lại ⒆ Xem thiên văn địa lý ⒇ Xem ngày tháng, sao hạn cho người (21) Xem tài tướng và xem thai đàn bà (đẻ trai hay đẻ gái)..

(Tài liệu tham khảo: Tứ thanh tịnh giới, Thanh tịnh đạo).]

❻ Chánh tinh tấn

“⚀ Đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

⚁ Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

⚂ Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

⚃ Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

Như vậy gọi là Chánh tinh tấn.”

❼ Chánh niệm

“⚀ Sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

⚁ Sống quán cảm thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

⚂ Sống quán tâm trên các tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

⚃ Sống quán pháp quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Như vậy gọi là Chánh niệm.”

❽ Chánh định

“⚀ Ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.

⚁ Diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

⚂ Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.

⚃ Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Như vậy gọi là Chánh định.”

Tài liệu tham khảo

Bài viết liên quan

  • Ngoài chuyện sinh – tử chẳng có gì là quan trọng cả, Web, FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
  • Hãy đứng dậy, lên đường, Web, FB
  • Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
  • Về kinh chuyển pháp luân – bài pháp đầu tiên của đức Phật, Web, FB
  • Bát thánh đạo, Web, FB
  • Bát chánh đạo là đường tối thượng, Web, FB
  • Phó thác sinh mạng như thế nào, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 1/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 2/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 3/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 4/4, Web, FB
  • 4 thánh đế, 4 bậc thánh, 4 đạo & 4 quả, 4 bậc alahán, Web, FB
  • Tất cả pháp lấy gì làm căn bản, Web, FB
  • Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Người hiền trí – bài 4/4: xứ phi xứ (có thể & không thể) là gì? (ṭhānāṭhā­na­ – possible and impossible), Web, FB
  • Lý duyên sinh p4 vô minh duyên hành, Web, FB
  • Lý duyên sinh p8 bánh xe sinh tử , Web, FB
  • Playlist loạt bài giảng: “lý duyên sinh” theo “thanh tịnh đạo”, Youtube
  • Kiên nhẫn và nghị lực để đương đầu với đau khổ, Web, FB
  • Thế nào là tám pháp đối trị dã dượi buồn ngủ, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: tinh tấn (phần 2: 11 cách để phát sanh tinh tấn), Web, FB
  • Duy trì việc quan sát cái đau, sự nóng bức, Web, FB
  • (09) đối trị đau nhức và buồn ngủ, Archive
  • Nibbāna – Niết bàn thiết thực hiện tại (có thể thấy được ngay trong kiếp sống này) là gì, Web, FB
  • Thế nào là vô vi – Niết bàn – đến bờ bên kia, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 3/4, Web, FB
  • Như Lai chỉ nói nên sự khổ và sự diệt khổ, Web, FB
  • Giác ngộ có nghĩa là là gì, Web, FB
  • Giác ngộ giải thoát là giác ngộ tứ thánh đế, FB
  • Con đường nào dẫn đến vô vi, Niết bàn, FB
  • Lưu ý tập trung phát triển chánh định – không định, vô tướng định, vô nguyện định, FB
  • Đường tới Niết bàn – Tu tập tâm: quán tưởng bất tịnh thức ăn, FB
  • Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, FB
  • Có thể sờ thấy Niết bàn, FB
  • Như thế nào là thế giới quan theo kinh điển Phật giáo nguyên thủy, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 12 Tháng 11, 2017