Bốn niệm xứ

[lwptoc]

BỐN NIỆM XỨ
(Cattāro satipaṭṭhānā)

– Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, ❶ đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, ❷ vượt khỏi sầu ❸ vượt khỏi bi, ❹ diệt trừ khổ ❺ diệt trừ ưu, ❻ thành tựu chánh lý, ❼ chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.

(Trường bộ kinh – Đại kinh Tứ Niệm Xứ)

 

⭕ 269 – Hỏi. Thế nào là “niệm xứ” (satipaṭṭhāna)? Có mấy pháp niệm xứ?

Đáp. “Paṭṭhāna” = pa + ngữ căn ṭhā. Paṭṭhāna xuất nguyên từ động từ paṭṭhāpeti nghĩa là “khởi sự, thành lập”.

Paṭṭhāna là “sự bắt đầu, điểm khởi đầu, nơi dẫn ra”.

Paṭṭhāna thường được dịch là “ xứ, nơi chốn, chỗ”.

Tuy āyatana cũng được dịch là “xứ, chỗ, chốn”, nhưng có ý nghĩa khác với paṭṭhāna, paṭṭhāna là “chỗ cố định, chỗ vững chắc”. Như có Pāli giải thích:

Bhusaṃ tiṭṭhātīti = paṭṭhānaṃ.

“Nơi trú vững chắc, gọi là xứ”.

Gọi là “niệm xứ” là “chú ý, ghi nhớ, ghi nhận rõ ở nơi vững chắc”.

Như có Pāli giải thích:

Sati eva paṭṭhānaṃ = satipaṭṭhānaṃ:

“Chú ý chỗ vững chắc như vậy, là niệm xứ” (sđd).

Có bốn pháp niệm xứ là: Niệm thân trong thân, niệm thọ trong thọ, niệm tâm trong tâm và niệm pháp trong pháp.

⭕ 270 – Hỏi. Thế nào là “niệm thân trong thân”? Có mấy pháp “niệm thân”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Niệm thân trong thân” là “ghi nhận rõ những gì diễn tiến nơi thân” hay “ghi nhớ rõ những gì thuộc về thân”.

Thân (kāya) có 2 nghĩa:

– “Là nơi tụ hội”, là nơi tụ hội của tứ đại.

– “Là nơi sinh ra”, tức là 32 thể trược.

Theo kinh Tứ niệm xứ, niệm thân trong thân có 6 phần là:

1– Ghi nhận hơi thở vào – hơi thở ra.

2– Ghi nhận bốn oai nghi: Đi, đứng, nằm, ngồi.

3– Ghi nhận các tiểu oai nghi như: co tay, duỗi tay, mặc y, nghiêng mình…

4– Ghi nhận bốn nguyên chất: Đất, nước, gió, lửa trong thân.

5– Ghi nhận các thể trược.

6– Ghi nhận (tử thi).

Chi pháp niệm thân trong thân là tâm sở Niệm (saticetasika).

⭕ 271 – Hỏi. Thế nào là “niệm thọ trong thọ”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Niệm thọ” là ghi nhận hay “ghi nhớ rõ 3 hoặc năm loại thọ: Khổ, ưu, hỷ, lạc và xả”.

Chi pháp là tâm sở Niệm.

⭕ 272 – Hỏi. Thế nào là “niệm tâm trong tâm”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Niệm tâm trong tâm” là “ghi nhận hay nhớ rõ sự sinh diệt của tâm”.

Trong kinh Tứ niệm xứ, Đức Phật nêu ra 16 loại tâm để “ghi nhận”, đó là:

1– Tâm có tham (sarāgacitta). Là 8 loại tâm tham.

2– Tâm không có tham (virāgacitta). Là tâm thiện và tâm Vô ký hiệp thế.

3– Tâm có sân (sadosacitta). Là 2 tâm sân.

4– Tâm không có sân (vītadosacitta). Là tâm thiện và tâm Vô ký hiệp thế.

5– Tâm có si (samohacitta). Là 2 tâm si.

6– Tâm không có si (vītamohacitta). Là tâm thiện và tâm Vô ký.

7–Tâm co rút (saṃkhitacitta). Là tâm có sở hữu Hôn phần phối hợp, là 5 tâm bất thiện hữu trợ.

8 –Tâm phóng dật (vikhitacitta). Là tâm có trạng thái tán loạn, loạn động.

9– Tâm rộng lớn (mahaggatā citta). Là tâm thiền Sắc giới và Vô sắc giới.

10– Tâm không rộng lớn (amahaggatācitta). Là tâm Dục giới.

11– Tâm hữu hạn. Là tâm Dục giới

12– Tâm Vô hạn. Là Sắc giới và tâm Vô sắc giới.

13– Tâm có định. Là tâm cận định hay tâm an chỉ định.

14 –Tâm khộng có định. Là tâm có những chi thiền phát huy sức mạnh.

15– Tâm giải thoát (vimutticittsa).

16 – Tâm không giải thoát.

⭕ 273 – Hỏi. Thế nào là “niệm pháp trong pháp”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Niệm pháp” là “ghi nhận” những pháp đang diễn tiến trong thân.

Theo Kinh Tứ niệm xứ, quán pháp trong pháp có 5 phần:

– Quán xét 5 thủ uẩn.

– Quán xét 5 chướng ngại.

– Quán xét 12 xứ.

– Quán xét về 7 chi phần dẫn đến giác ngộ.

– Quán xét lý tứ đế.

Chi pháp “niệm pháp trong pháp “ là tâm sở Niệm (saticetasika).

⭕ 274 – Hỏi. Công dụng của Tứ niệm xứ ra sao?

Đáp. Bốn pháp Niệm xứ có công dụng như sau:

*– Niệm thân để thấy, hiểu rõ sắc uẩn, đồng thời diệt trừ được “xinh đẹp tưởng”.

*– Niệm thọ để thấy, hiểu rõ thọ uẩn, đồng thời diệt trừ được “lạc tưởng”.

*– Niệm tâm để thấy, hiểu rõ thức uẩn, đồng thời diệt trừ được “thường tưởng”.

*–Niệm pháp để thấy, hiểu rõ tưởng uẩn và hành uẩn, đồng thời diệt trừ được “ngã tưởng”.

*– Niệm thân – niệm thọ để trừ tà kiến và ái dục thô.

*–Niệm tâm – niệm pháp để trừ tà kiến và ái dục vi tế.

Dứt bốn niệm xứ.

Bài viết liên quan

  • Phàm pháp gì được tập khởi, tất cả pháp ấy cũng bị đoạn diệt, Web, FB
  • Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
  • Cetanā – tác ý tư tâm sở và Manasikāra – tác ý chú tâm, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB