Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166)

CHỚ QUÊN LỢI ÍCH CỦA CHÍNH MÌNH (PHÁP CÚ 166)


Phật đã dạy câu trên tại Kỳ Viên, liên quan đến Trưởng lão Attadattha.
Sắp nhập Niết–bàn, Phật bảo đệ tử:

– Này các Tỳ–kheo, bốn tháng nữa Ta sẽ nhập Niết–bàn.

Bảy trăm Tỳ–kheo chưa chứng quả Dự lưu, quá đỗi xúc động, không hề rời xa Thế Tôn, và thì thầm với nhau không biết nên làm gì.

Nhưng Trưởng lão Attadattha thì tự nhủ Phật sắp nhập diệt mà mình chưa hết tham ái, vậy phải phấn đấu hết sức để chứng quả A–la–hán trong khi Phật còn tại thế.

Các Tỳ–kheo ngạc nhiên thấy Trưởng lão tách rời họ, gần như không nói chuyện với họ nữa.

Họ không hiểu tại sao nên thưa chuyện với Thế Tôn. Ngài hỏi lại Trưởng lão, biết được sở nguyện nên tán dương ông và dạy các Tỳ–kheo:

– Này các Tỳ–kheo! Người nào thành thật quý trọng Ta thì phải như Trưởng lão Attadattha mới được. Thực sự tôn quý Ta không phải là lễ kính Ta với hương hoa. Chỉ có người hành trì theo pháp từ bậc thấp đến bậc cao nhất mới đúng là tôn quý Ta. Do đó các ông nên theo gương Trưởng lão Attadattha.

Và Ngài đọc Pháp Cú:

(166) Chớ vì lợi ích cho người,

Mà quên lợi ích cho nơi chính mình,

Mục tiêu giải thoát tử sinh,

Quyết tâm đạt được cho mình chớ quên.

Các Pháp Cú liên quan:

(157) Ai mà biết tự thương mình

Phải nên bảo vệ nhiệt tình bản thân

Trong ba giai đoạn đường trần

Trẻ trung, lớn tuổi và luôn về già

Người hiền trí hãy tỉnh ra

Tìm đường giác ngộ, lìa xa mê lầm.

(158) Đầu tiên hãy tự đặt mình

Vào đường chân chính quang minh rạng ngời

Về sau mới giáo hóa người,

Kẻ hiền, kẻ trí luôn noi gương này

Nào ai chê trách nữa đây.

(159) Muốn khuyên, muốn dạy dỗ ai

Trước tiên hãy tự sửa nơi chính mình

Đích thân gương mẫu thực hành

Rồi sau mới dạy điều lành điều hay

Sửa mình quả thật khó thay!

(160) Tự mình là vị cứu tinh

Tự mình nương tựa vào mình tốt thay

Nào ai cứu được mình đây?

Tự mình điều phục hàng ngày cho chuyên

Thành ra điểm tựa khó tìm.

(165) Làm điều ác cũng bởi ta

Nhiễm ô cũng vậy tạo ra bởi mình

Và khi làm những điều lành

Hoặc là thanh tịnh cũng mình tạo ra,

Tịnh hay không tịnh do ta

Chính ta tự tạo, ai mà khác đâu!

Nguồn trích dẫn: Tích truyện Pháp Cú, Nguyên tác: “Buddhist Legends”, XII. Phẩm Tự Ngã

Bài viết liên quan

  • Sự chứng đắc rốt ráo là gì, Web, FB
  • Ngoài chuyện sinh – tử chẳng có gì là quan trọng cả, Web, FB
  • Nibbāna – Niết bàn thiết thực hiện tại (có thể thấy được ngay trong kiếp sống này) là gì, Web, FB
  • Thế nào là vô vi – Niết bàn – đến bờ bên kia, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 3/4, Web, FB
  • Như Lai chỉ nói nên sự khổ và sự diệt khổ, Web, FB
  • Giác ngộ có nghĩa là là gì, Web, FB
  • Giác ngộ giải thoát là giác ngộ tứ thánh đế, Web, FB
  • Con đường nào dẫn đến vô vi, Niết bàn, Web, FB
  • Đường tới Niết bàn – Tu tập tâm: quán tưởng bất tịnh thức ăn, Web, FB
  • Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
  • Có thể sờ thấy Niết bàn, Web, FB
  • Như thế nào là thế giới quan theo kinh điển Phật giáo nguyên thủy, Web, FB
  • Pháp thượng nhân. Uttarimanussadhammo, Web, FB
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 2/6 – tứ niệm xứ, Web, FB
  • Tứ niệm xứ tu tập, làm cho sung mãn đem lại thành quả gì, Web, FB
  • Tu tập định cùng với tu tập tứ niệm xứ, Web, FB
  • Jhana – thiền có đưa đến giác ngộ giải thoát hay không, Web, FB
  • Chỉ – samatha, quán – vipassanā, định – samādhi, tuệ – paññā, Web, FB
  • Có sự khác nhau rất lớn giữa chỉ – samatha và định – samādhi quán – vipassanā và tuệ – paññā, Web, FB
  • Lưu ý tập trung phát triển chánh định – không định, vô tướng định, vô nguyện định, Web, FB
  • định (samādhi) là gì? Thế nào là con bò núi ngu ngốc?, Web, FB
  • Có cần tu tập thiền hay không, Web, FB
  • Không chánh định không thể có bát thánh đạo, Web, FB
  • Thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm tướng riêng, Web, FB
  • Kiên nhẫn và nghị lực để đương đầu với đau khổ, Web, FB
  • Vai trò của vị thầy tâm linh – hành trình dẫn đến giác ngộ giải thoát của Mae Chee Kaew, Web, FB
  • Vị thầy hộ trì, Web, FB
  • Theo thầy, Web, FB
  • Thầy & trò, Web, FB
  • Như đứa bé đeo bầu vú, Web, FB
  • Năm tính chất của hư không nên được hành trì là gì, Web, FB
  • Tích truyện tôn giả nhất cú, Web, FB
  • Đôi lời nhắn nhủ tới những vị sắp xuất gia theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, Web, FB