Chú giải về bốn loại thức ăn, sự nguy hại và sự liễu tri chúng
CHÚ GIẢI VỀ BỐN LOẠI THỨC ĂN, SỰ NGUY HẠI VÀ SỰ LIỄU TRI CHÚNG
–––––––––––––––
(Thức ăn)
– Lành thay, Hiền giả!
Các Tỷ–kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta và hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
– Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử
⒈ có chánh tri kiến,
⒉ có tri kiến chánh trực,
⒊ có lòng tin Pháp tuyệt đối, và
⒋ thành tựu diệu pháp này?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
⑴ tuệ tri thức ăn,
⑵ tuệ tri tập khởi của thức ăn,
⑶ tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và
⑷ tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn,
chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử
⒈ có chánh tri kiến,
⒉ có tri kiến chánh trực,
⒊ có lòng tin Pháp tuyệt đối, và
⒋ thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền,
⑴ thế nào là thức ăn,
⑵ thế nào là tập khởi của thức ăn,
⑶ thế nào là đoạn diệt của thức ăn,
⑷ thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn?
Chư Hiền, có bốn loại thức ăn này, khiến các loài chúng sanh đã sanh được an trú hay các loài hữu tình sẽ sanh được hỗ trợ cho sanh.
Thế nào là bốn?
① Ðoàn thực, loại thô hay loại tế,
② xúc thực là thứ hai,
③ tư niệm thực là thứ ba,
④ thức thực là thứ tư.
⒈ Từ tập khởi của ái có tập khởi của thức ăn,
⒉ từ đoạn diệt của ái có đoạn diệt của thức ăn.
>>> Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, tức là: ⒈ Chánh Tri kiến, ⒉ Chánh Tư duy, ⒊ Chánh Ngữ, ⒋ Chánh Nghiệp, ⒌ Chánh Mạng, ⒍ Chánh Tinh tấn, ⒎ Chánh Niệm, ⒏ Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử ⑴ tuệ tri thức ăn như vậy, ⑵ tuệ tri tập khởi của thức ăn như vậy, ⑶ tuệ tri đoạn diệt của thức ăn như vậy, ⑷ tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn như vậy,
>>> khi ấy, vị ấy:
⒈ đoạn trừ tất cả tham tùy miên,
⒉ tẩy sạch sân tùy miên,
⒊ nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên “Tôi là”,
⒋ đoạn trừ vô minh,
⒌ khiến minh khởi lên,
⒍ diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại.
Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có ❶ chánh tri kiến, ❷ có tri kiến chánh trực, ❸ có lòng tin Pháp tuyệt đối, và ❹ thành tựu diệu pháp này.
(Trung Bộ Kinh – 9. Kinh Chánh Tri Kiến.)
[Dưới đây là trích dẫn bởi Sumangala Bhikkhu Viên Phúc) phần giải thích về bốn loại āhāra – thức ăn (tứ thực), sự nguy hại, sự liễu tri, cũng như sự tập khởi và sự diệt của thức ăn (āhāra – vật thực) theo chú giải Trung Bộ Kinh số 09 – Kinh Chánh Tri Kiến.]
Từ āhāra [vật thực] bao gồm duyên [paccaya], vì làm duyên cho quả đến chính mình, do đó paccaya gọi là āhāra [vật thực].
–––––––––––––––
BỐN LOẠI THỨC ĂN (TỨ THỰC)
–––––––––––––––
① Đoàn Thực – Kabaḷīkārāhāra:
Vật thực làm thành từng vắt trước khi ăn gọi là đoàn thực [kabaḷīkārāhāra], đoàn thực chỉ cho dưỡng tố hay dưỡng chất [oja] có trong cơm, bánh, sữa, vân vân.
… Trong hai loại vatthu [vật thực thô] và dưỡng tố [ojā]: vatthu [vật thực thô] làm tan biến cơn đói, nhưng không thể nuôi dưỡng gìn giữ mạng sống: còn Ojā [dưỡng chất, dưỡng tố có trong thức ăn] nuôi dưỡng được mạng sống của chúng sanh, nhưng không thể chấm dứt cơn đói.
Cả hai loại này kết hợp lại vừa làm dứt cơn đói và cũng vừa nuôi dưỡng được mạng sống của chúng sanh.
② Xúc thực [phassāhāra] gồm 6 Xúc, có Nhãn xúc [cakkhusamphassa], vân vân.
③ Tư [cetanā] gọi là tư niệm thực [manosañcetanā].
④ Bất cứ tâm nào [trong 89 hoặc 121 tâm] gọi là thức [viññāṇa].
① > … đoàn thực là loại duyên [paccaya] đặc biệt cho cơ thể [sắc thân] chúng sanh.
② > Trong danh uẩn thì Xúc thực là duyên [paccaya] đặc biệt của thọ.
③ > Tư niệm thực là duyên [paccaya] đặc biệt của thức.
④ >Thức thực là duyên [paccaya] đặc biệt của danh và sắc.
Như Đức Thế Tôn thuyết rằng: ‘Này chư Tỷ–kheo, thân thể này nương vào vật thực mới duy trì được, không có vật thực thì không thể tồn tại.
Cũng như thọ sanh vì xúc làm duyên,
thức sanh vì hành làm duyên,
danh sắc sanh vì thức làm duyên’.
🔸 Vấn:
Trong Tứ thực này, mỗi loại vật thực duyên cho cái gì?
🔹 Đáp:
① Đoàn thực duyên cho sắc có dưỡng tố [ojā] là thứ 8 [8 sắc bất ly, avinibbhogarūpa],
② Xúc thực duyên cho ba thọ,
③ Tư niệm thực duyên cho ba cõi, ④ Thức thực duyên cho danh sắc tái tục.
Làm duyên như thế nào?
–––––––––––––––
① > Làm duyên như vầy, nói về đoàn thực trước chỉ cần để thức ăn vào miệng cũng tạo thành 8 sắc [8 sắc sanh khởi].
Đối với mỗi hạt cơm mà nhai nhuyễn rồi nuốt, mỗi hạt như thế hình thành 8 sắc, đoàn thực đem lại cho sắc có dưỡng tố [ojā] là thứ 8 [8 sắc bất ly, avinibbhogarūpa].
② > Lại nữa,
Xúc thực là xúc đem lại cho lạc thọ, khi sanh khởi sẽ mang lại cảm giác thoải mái,
xúc đem lại khổ thọ cũng như vậy, [khi sanh khởi sẽ gây ra] cảm giác bực bội khó chịu.
Xúc đem lại cho bất khổ bất lạc, [khi sanh khởi sẽ mang đến] cảm giác không khổ không vui.
Như vậy, xúc thực đem lại [làm duyên] cả 3 thọ sanh khởi.
③ > Tư niệm thực là nghiệp
cho dẫn đến dục hữu [kāmabhava], sẽ đi đến dục giới [với nghiệp tương ứng], Sắc giới và Vô sắc giới sẽ dẫn đến cõi sắc và cõi Vô sắc [với nghiệp tương ứng].
Như vậy tư niệm thực [manosañcetanāhāra] dẫn đến [làm duyên] trong tất cả 3 cõi.
④ > Lại nữa, thức thực [viññāṇāhāra] đã nói rằng dẫn dắt ba uẩn tương ưng với thức đó và 30 sắc sanh khởi với mãnh lực của 3 sắc tiến [santati] trong sát na tục sinh bằng câu sanh duyên [sahajātādipaccaya].
Như vậy thức thực [viññāṇāhāra] dẫn đến [làm duyên] danh sắc tái tục.
Lại nữa, trong phần vật thực này tác ý thiện [kusalacetanā] và tác ý bất thiện [akusalacetanā] hữu lậu [sāsava], Ngài nói rằng tư niệm thực [manosañcetanāhāra] sẽ dẫn đến 3 cõi, chính thức tục sinh đó [paṭisandhiviññāṇa].
Ngài nói rằng thức sẽ dẫn dắt danh sắc trong sát–na tục sinh.
Ba loại thực này nên biết rằng là những loại vật thực không thể tách rời nhau vì dẫn đến [làm duyên] cho pháp tương ưng với thức và pháp làm nhân sanh của thức.
Trong tất cả 4 loại vật thực này
① Đoàn thực [kabaḷīkārāhāra] hoàn thành phận sự hỗ trợ dẫn dắt sắc đến [làm duyên cho sắc sanh];
② Xúc duyên thọ [sự xúc chạm khi đã hoàn thành thì thọ sanh khởi];
③ Tư niệm duyên cho ba cõi [hoàn thành phận sự là dẫn đến 3 cõi];
④ Thức chỉ khi nhận biết [hoàn thành phận sự là dẫn dắt danh sắc trong sát na tái tục].
◽ Như thế nào? Như thế này:
◼ ① Sự thật thì Đoàn thực hỗ trợ duy trì mạng sống của tất cả chúng sanh, với hỗ trợ gìn giữ sắc thân này.
Mặc dầu sắc thân này do nghiệp tạo nhưng nếu không có đoàn thực nuôi dưỡng thì không thể nào tồn tại được đến 10 năm, 20 năm, vân vân.
Cũng giống như đứa bé sơ sinh được sanh ra bởi người mẹ, nhưng nếu không được bú mớm và chăm sóc thì không thể trưởng thành.
Tựa như ngồi nhà được làm bằng gỗ, như trong đoạn kinh sau: ‘Tâu Đại vương! Khi nhà sắp đổ, mọi người lấy cây khác để chống đỡ, ngôi nhà ấy được những cây khác chống đỡ nên được đứng vững, ngôi nhà đó không bị sụp đổ như thế nào, thì cái thân này cũng như thế ấy tâu Đại Vương duy trì được do vật thực, nhờ vật thực mà tồn tại được’.
Khi đoàn thực hỗ trợ nuôi dưỡng cái thân này như thế được gọi là thành tựu phận sự hỗ trợ [nuôi dưỡng và phát triển] của vật thực, tức là mang sắc pháp đến.
Và ngay khi hoàn thành phận sự thì đoàn thực cũng được gọi là làm duyên cho 2 sắc liên tục hay sắc tiến [santatirūpa] là làm duyên cho sắc pháp có vật thực làm sở sanh [samuṭṭḥāna] và sắc thủ [ái và tà kiến].
Đoàn thực được gọi là pháp hỗ trợ nghiệp [kammajarūpa – sắc sanh lên do nghiệp]. Và làm duyên sản sinh sắc có vật thực làm sở sanh nuôi dưỡng.
◼ ② Còn xúc khi có đối tượng làm nơi trú của sự an vui vân vân, sự an trú đó gọi là có tồn tại, nhằm duy trì sự sống của tất cả chúng sanh với sự xoay vòng của lạc thọ vân vân.
◼ ③ Tư niệm thực khi tích trữ với mãnh lực của nghiệp thiện và nghiệp bất thiện gọi là có tồn tại nhằm duy trì sự sống của tất cả chúng sanh để sản sinh ra gốc rễ các hữu [bhava].
◼ ④ Thức chỉ khi nhận biết gọi là có sự tồn tại, nhằm duy trì sự sống của tất cả chúng sanh với sự diễn hoạt của danh và sắc.
–––––––––––––––
NGUY HẠI CỦA TỨ THỰC
–––––––––––––––
Trong tất cả 4 loại vật thực khi thành tựu phận sự của vật thực với năng lực của sự hỗ trợ vân vân, cần thấy 4 nỗi nguy hại này là:
1– Nguy hại của đoàn thực là sự ham muốn.
2– Nguy hại của xúc thực là sự dính mắc.
3– Nguy hại của tư niệm thực là sự tích trữ.
4– Nguy hại của thức thực là sự tái sanh.
🔹Nguy hại như thế nào?
–––––––––––––––
🔹① Tất cả chúng sanh tạo ra sự nguy hại nghĩa là khi chúng sanh mong muốn về đoàn thực để chống lại sự lạnh lẽo vân vân, phải làm việc cực nhọc vất vả để có được vật thực, trải qua nỗi khốn khổ không phải ít.
Và một vài người dù đã xuất gia cũng tìm kiếm vật thực với sự tìm kiếm không thích hợp như làm nghề thầy thuốc [vejjakamma] vân vân, đây là kẻ được xem là thấp hèn trong hiện tại.
Trong đời sau [với việc làm không thích hợp ấy cho quả tái sanh] là quỷ sa–môn như đã trình bày trong Tương Ưng Lakkhaṇa [Lakkhaṇasaṃyutta] như sau: ‘Ngay cả y hai lớp của vị ấy bị cháy đỏ, cháy rực’.
Và sự mong muốn trong đoàn thực nên biết rằng là sự nguy hại do nhân như thế.
🔹② Kẻ nào ưa thích trong việc xúc chạm, với tất cả mọi tài vật ngay khi chạm vào cũng phạm tội như với vợ của người khác được gìn giữ được bảo vệ.
Người chồng người sở hữu những đồ vật bắt được cùng với vật chứng, chặt thành từng mảnh rồi vứt vào đống rác, hoặc mang đến nhà vua.
Sau đó nhà vua áp dụng nhiều hình phạt sai khác đối với kẻ ấy. Và những kẻ ấy sau khi thân hoại mạng chung thì khổ cảnh được chờ đợi.
Như vậy, sự ưa thích trong xúc là gốc rễ làm nhân dẫn đến mọi hiểm nguy cho đời này và cả đời sau.
Với nguyên nhân như vậy, nên biết rằng sự tiếp cận trong xúc thực là sự nguy hại.
🔹③ Chính sự tích trữ thiện nghiệp và bất thiện nghiệp là gốc rễ làm nhân dẫn đến tất cả mọi nguy hại trong 3 cõi.
Với nguyên nhân như vậy, nên biết rằng chính sự tích trữ trong tư niệm thực là sự nguy hại.
🔹④ Đối với thức tục sinh đi vào trong nơi nào thì danh sắc tục sinh cũng bám lấy sanh ra ở nơi đó, và khi thức tục sinh đó sanh lên thì tất cả mọi điều nguy hại cũng xuất hiện theo, vì có sự tục sinh là gốc rễ, với nguyên nhân như đã được giải thích thì sự dính mắc bám chấp vào sự tái tục nên biết rằng là sự nguy hại trong thức thực [viññāṇāhāra].
① >>> Lại nữa, sự nguy hại trong tất cả 4 loại vật thực này, để chế ngự sự tham muốn trong đoàn thực thì bậc Chánh đẳng Chánh giác thuyết giống như thịt đứa bé trai [puttamaṃsūpamaṃ] với cách như sau: ‘Này các Tỷ–kheo ví như cha mẹ ăn thịt con’[8].
② >>> Để chế ngự sự tham muốn trong xúc thực, bậc Chánh đẳng Chánh giác thuyết giống như con bò bị lột da với cách như sau: ‘Này các Tỷ–kheo ví như con bò bị lột da’.
③ >>> Để chế ngự sự tham muốn trong tư niệm thực, bậc Chánh đẳng Chánh giác thuyết giống như hố than cháy rực với cách như sau: ‘Này các Tỷ–kheo ví như hố than cháy rực’.
④ >>> Để chế ngự sự ham muốn trong thức thực, bậc Chánh đẳng Chánh giác thuyết giống như bị đâm xuyên với 300 ngọn giáo với cách như sau: ‘Này các Tỷ–kheo ví như tên trộm bị hình phạt…’.
Ở đây, trong phần vật thực này ý nghĩa chỉ được nói vắn tắt.
① > So Sánh Cha Mẹ Ăn Thịt Con
–––––––––––––––
Có hai vợ chồng bế đứa con đi trên con đường hoang vắng, họ phải vượt qua một quãng đường dài 100 do tuần với lương thực ít ỏi. Khi đi được 50 do tuần thì lượng lương thực cạn kiệt.
Hai vợ chồng quá mệt vì sự đói khát, nên cùng nhau ngồi nghỉ chân dưới bóng cây.
Trong lúc nghỉ mệt người chồng đã nói với vợ rằng: ‘em ơi! khoảng cách 50 do tuần còn lại, không có nhà cửa hay làng mạc, trong lúc này anh không thể làm được gì của một người đàn ông cần phải làm như làm ruộng, chăn bò vân vân, để giúp cho em, vậy em hãy giết anh, ăn một phần để lại sức, phần còn lại làm thức ăn mang theo để vượt qua đoạn đường hoang vắng này.’
Người vợ cũng nói với chồng rằng: Này anh! Bây giờ em không thể làm mà người phụ nữ cần làm như xe chỉ vân vân, nhiều được, vậy anh hãy giết em, ăn một phần, phần còn làm tư lương để vượt qua đoạn đường hoang vắng này cùng với con.’
Người chồng mới nói với vợ mình rằng: ‘Em ơi! Em không thể chết được, nếu em chết hai cha con anh cũng chết theo vì trẻ thơ xa mẹ thì không thể sống nỗi. Nhưng nếu hai ta còn sống, thì ta có thể sanh thêm con nữa, vậy ta hãy giết đứa trẻ này ăn thịt và vượt qua đoạn đường hoang vắng này.’
Bấy giờ, người mẹ nói với đứa con rằng: ‘con ơi! Con hãy đi lại cha đi’. Đứa nhỏ liền tiến gần lại cha.
Lúc ấy người cha nói rằng: ‘Anh đã phải vất vả khổ sở làm ruộng nuôi bò với hi vọng sẽ nuôi con khôn lớn, cho nên anh không thể giết con được, vậy em hãy giết nó đi’. Rồi bảo đức bé rằng: ‘Con ơi! Hãy đi lại mẹ đi’.
Đức bé cũng tiến lại gần mẹ. Người vợ cũng nói rằng: ‘Khi tôi muốn có đứa con này, đã phải chịu nhiều vất vả đau khổ, phải thực hành hạnh con bò, phải thực hành hạnh con chó để cầu khẩn van xin Chư thiên, không cần nói đến việc chăm sóc bào thai. Tôi không giết con được’, rồi bà nói với đứa bé rằng: ‘Con ơi! Con hãy đi lại cha đi’.
Đức bé khi đi trở lại đến khoảng giữa cha và mẹ thì nó đã chết.
Hai vợ chồng thấy đứa con chết khóc than thảm thiết, nhưng cũng đành ăn thịt đứa con của mình, rồi lên đường.
Như vậy theo cách đã nói ngay lúc đầu, đôi vợ chồng ấy khi ăn thịt đứa con của mình không phải để vui đùa, không phải vì ham mê, không phải để trang sức, không phải để làm đẹp, chỉ với mục đích duy nhất [chấm dứt sự đói] để vượt qua đoạn đường hoang vắng, bởi vì [thịt đứa bé] là 1 trong 9 loại thịt đáng nhờm gớm.
Vấn: 9 loại thịt đáng nhờm gớm gồm những loại thịt nào?
Đáp:
1– Thịt của bản thân mình.
2– Thịt của quyến thuộc.
3– Thịt của con.
4– Thịt của người yêu quý.
5– Thịt của trẻ sơ sinh.
6– Thịt tươi sống.
7– Thịt không phải để ăn.
8– Không được ướp muối.
9– Không được nướng.
Do đó, vị Tỷ–kheo nào quán thấy đoàn thực giống như thịt đứa bé thì vị ấy sẽ chế ngự được sự ham muốn trong đoàn thực.
Điều này giải thích ý nghĩa cho sự so sánh với ‘thịt của đứa bé trai’.
② > So Sánh Con Bò Bị Lột Da
–––––––––––––––
Trong câu ví con bò bị lột da cần phải hiểu ý nghĩa giải thích như sau:
Có một con bò bị lột da từ cổ xuống tận móng chân rồi bị quăng bỏ, bị các loài côn trùng sâu bọ cắn đốt ngay chính chỗ nó ở, chịu những cảm giác vô cùng đau đớn như thế nào thì xúc nương vào vật [vatthu] hay đối tượng [ārammaṇa] an trú cũng như thế đó.
Do vậy, khi vị Tỷ–kheo quán thấy xúc thực giống như con bò bị lột da, thì vị ấy sẽ nhận chìm được ham muốn trong xúc thực.
Điều này giải thích ý nghĩa cho sự so sánh với ‘con bò bị lột da’.
③ > So Sánh Như Hố Than Cháy Rực
–––––––––––––––
Trong câu ví với ‘hố than cháy rực’ cần phải hiểu ý nghĩa giải thích như sau:
Tam giới cũng như hố than cháy rực với ý nghĩa nóng đốt dữ dội; tư niệm thực [manosañcetanā] giống như hai người nắm tay kéo xuống hố than cháy rực ấy với ý nghĩa rằng [tư niệm thực] này kéo vào trong các cõi [dẫn đến tái sanh trong 3 cõi].
Do vậy, khi vị Tỷ–kheo quán thấy tư niệm thực giống như hố than cháy rực thì sẽ chế ngự được ham muốn trong tư niệm thực.
Điều này giải thích ý nghĩa cho sự so sánh với ‘hố than cháy rực’.
④ > So Sánh Việc Đâm Thủng Bằng Ngọn Giáo
–––––––––––––––
Trong câu ví với ‘bị đâm xuyên với 300 ngọn giáo’ cần phải hiểu ý nghĩa giải thích như sau:
Người đàn ông [tội phạm] này bị đâm với một trăm ngọn giáo vào buổi sáng, với một trăm ngọn giáo đâm vào đã để lại trên cơ thể của kẻ ấy 100 vết thương,
[không dừng ở đó vào buổi trưa] (kẻ ấy) bị đâm thêm 100 ngọn giáo, chính vì thế khắp thân thể của ké ấy đầy vết thương, có những ngọn giáo bị rớt xuống nơi 100 mũi giáo trước đã đâm thủng;
sự đau đớn cùng cực của kẻ ấy lại bộc phát thêm vì miệng vết thương, ngay vết thương cũ đến không thể chịu đựng, còn nói gì đến sự đau đớn khốc liệt với 300 ngọn giáo với 300 vết thương.
Trong các nguyên nhân đó thì sự tái tục cũng giống như lúc bị ngọn giáo đâm vào, sự sanh khởi của ngũ uẩn này tựa như sự hiện khởi của các vết thương.
Sự sanh khởi của tất cả khổ có luân hồi làm gốc rễ trong các uẩn được sinh ra, ví như khổ thọ sanh ra từ những vết thương.
Ở khía cạnh khác, thức tục sinh như phạm nhân [người có những hành vi sai trái].
Thức duyên danh sắc tợ như các vết thương sanh ra bởi bị các ngọn giáo đâm.
Cần được quán thấy đau khổ sanh lên nhiều cách khác nhau với 32 loại cực hình và 98 loại bệnh tật của thức duyên danh sắc giống như sự đau khổ khốc liệt đối với kẻ ấy vì các vết thương làm duyên.
Do vậy, khi vị Tỷ–kheo quán thấy thức thực giống như ‘tên phạm nhân bị đâm xuyên bởi 300 ngọn giáo’ thì sẽ chế ngự được ham muốn trong thức thực [viññāṇāhara].
Điều này giải thích ý nghĩa cho sự so sánh với ‘bị đâm xuyên bởi 300 ngọn giáo’.
Khi vị ấy chế ngự sự ham muốn trong vật thực như vậy gọi là liễu tri được tứ thực.
Khi liễu tri được tứ thực, liễu tri tất cả vật [vatthu] cũng được liễu tri tương tự.
Như đức Thế Tôn thuyết rằng:
❶ ‘Này các Tỷ–kheo, khi vị Tỷ–kheo liễu tri ĐOÀN THỰC, thì vị ấy sẽ liễu tri được tham ái trong ngũ dục.
Khi đã liễu tri tham ái trong ngũ dục, thì sẽ không có các kiết sử [saṃyojana], là nhân dẫn dắt cho bậc Thánh thinh văn không còn trở lại thế gian này nữa.
❷ Này các Tỷ–kheo, khi vị Tỷ–kheo liễu tri XÚC THỰC, thì cả 3 thọ cũng được (vị ấy) liễu tri.
Khi đã liễu tri được 3 thọ, Như Lai nói rằng bậc Thánh thinh văn không còn việc nào khác cần phải làm thêm nữa.
❸ Này các Tỷ–kheo, khi Tỷ–kheo liễu tri được TƯ NIỆM THỰC, thì 3 ái cũng được liễu tri.
Khi đã liễu tri 3 ái, Như Lai nói rằng bậc Thánh thinh văn không còn việc nào khác cần phải làm thêm nữa.
❹ Này các Tỷ–kheo, khi Tỷ–kheo liễu tri THỨC THỰC, thì danh sắc cũng được liễu tri.
Khi đã liễu tri danh sắc, Như Lai nói rằng bậc Thánh thinh văn không còn việc nào khác cần phải làm thêm nữa’[9].
–––––––––––––––
ÁI SANH NÊN VẬT THỰC SANH
–––––––––––––––
‘Do tập khởi tham ái nên vật thực sanh khởi = Taṇhāsamudayā āhārasamudayo’: có nghĩa là tập khởi của tất cả vật thực sanh lên từ tập khởi tham ái cũ [tập khởi – nhân sanh].
>>> Có như thế nào?
[Có như thế này]
Vì ở sát–na tục sinh sẽ có các dưỡng tố [ojā] sản sinh bên trong 30 sắc, sanh lên với mãnh lực của ba bọn sắc liên tục [santati] là đoàn thực làm sắc nghiệp thủ [upādinnaka] sanh lên do ái [taṇhā] làm duyên.
Còn xúc thực, tư niệm thực và thức thực làm sắc nghiệp thủ [upādinnaka] tức là xúc và tư [cetanā] tương ưng với tâm tục sinh và thức chính là tâm tái tục, sanh lên do ái [taṇhā] làm duyên.
Nên biết việc sanh khởi của tứ thực đến từ lúc tục sinh [paṭisandhi] do ái [taṇhā] cũ sanh lên như đã được giải thích trước đó.
Trong phần vật thực này, Ngài Sārīputta đã thuyết về sự kết hợp giữa vật thực làm sắc nghiệp thủ [ upādinnaka[10] (có tâm chế ngự)] và vật thực làm sắc phi nghiệp thủ [anupādinnaka[11] (không có tâm chế ngự)].
Do đó, nên biết tập khởi vật thực sanh lên do tập khởi tham ái [taṇhā], ngay cả đối với vật thực làm sắc phi nghiệp thủ [anupādinnaka] cũng tương tự vậy.
⑴ Thật vậy, dưỡng tố [ojā] có trong các sắc hiện khởi câu hành với 8 tâm tham, là đoàn thực làm sắc phi nghiệp thủ [anupādinnaka] sanh lên do ái câu sanh làm duyên.
⑵ Còn xúc và ⑶ tư [cetanā] tương ưng với tâm câu hành với tham,
⑷ thức chính là tâm, tập hợp cả 3 pháp này tức là xúc thực, tư niệm thực và thức thực làm sắc phi nghiệp thủ sanh lên do ái làm duyên.
–––––––––––––––
ÁI DIỆT NÊN VẬT THỰC DIỆT
–––––––––––––––
‘Do ái diệt nên vật thực diệt = taṇhānirodhā āhāranirodhoti’: có nghĩa là sự diệt tắt của vật thực hiện khởi do sự diệt tắt của ái làm duyên cho tứ thực về cả sắc nghiệp thủ [upādinnaka] và cả sắc phi nghiệp thủ [anupādinnaka].
… Giải Thích Phần Vật Thực Kết Thúc
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Sumangala Bhikkhu Viên Phúc trích dẫn từ Chú giải Thái–Việt – Kinh số 09 – Giải Thích Kinh Chánh Tri Kiến (Sammādiṭṭhisuttavaṇṇanā)
Bài viết liên quan
- Hãy dành thời gian để lắng nghe, hiểu biết, chăm sóc, rèn luyện cái tâm của mình, Web, FB
- 4 loại thức ăn đưa đến tồn tại và chấp thủ tái sinh cho các loại hữu tình là gì? chúng cần phải được nhận xét như thế nào?, Web, FB
- Chánh tri kiến về bốn loại thức ăn: đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực, thức thực, Web Link
- Thế nào là tập khởi, thế nào là đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này? (nguyên nhân khổ & ái tận giải thoát), Web Link
- Ăn chay là tu?, Web, FB
- Sát sinh, Web, FB
- Cá và thịt có được phép thọ dụng không?ba điều tuyệt đối thanh tịnh là gì?mười loại thịt không được phép thọ dụng là gì?, Web Link
- Quả báu đại thiện nghiệp trì ngũ giới quả xấu ác nghiệp phạm ngũ giới, Web, FB
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB